MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 5, 20/07/2023, 05:43
BMP

 Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (HOSE)

Giá hiện tại: BMP 116.0 +4.6(+4.13%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Nhựa Bình Minh báo lãi gấp đôi trong quý 2/2023, cổ phiếu đã tăng 80% giúp đại gia Thái Lan tạm lãi gần 2.000 tỷ
Nhựa Bình Minh báo lãi gấp đôi trong quý 2/2023, cổ phiếu đã tăng 80% giúp đại gia Thái Lan tạm lãi gần 2.000 tỷ

Chưa kể hơn 1.300 tỷ cổ tức mà cổ đông Thái Lan thu về từ các đợt trả cổ tức bằng tiền mặt của Nhựa Bình Minh.

CTCP Nhựa Bình Minh (mã chứng khoán: BMP) vừa công bố BCTC quý II với doanh thu thuần 1.336 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn còn giảm mạnh hơn giúp lợi nhuận gộp tăng 46,8% lên 572,7 tỷ đồng.

Công ty báo cáo 294,6 tỷ đồng lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ, gấp hai lần so với thực hiện năm trước. Đây cũng là mức lợi nhuận kỷ lục doanh nghiệp đạt được trong một quý.

Nhựa Bình Minh báo lãi gấp đôi trong quý 2/2023, cổ phiếu đã tăng 80% giúp đại gia Thái Lan tạm lãi gần 2.000 tỷ - Ảnh 1.

Nhựa Bình Minh báo lãi gấp đôi trong quý 2/2023, cổ phiếu đã tăng 80% giúp đại gia Thái Lan tạm lãi gần 2.000 tỷ - Ảnh 2.

Lũy kế 6 tháng, Nhựa Bình Minh ghi nhận doanh thu 2.797 tỷ đồng, giảm 4% so với nửa đầu năm ngoái. Cũng nhờ giá vốn giảm, doanh nghiệp đầu ngành nhựa này báo lãi ròng 575,4 tỷ đồng, tăng  111% so với cùng kỳ năm trước.

Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của Nhựa Bình Minh đạt 3.526 tỷ đồng, tăng gần 500 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng chiếm gần 60% tài sản, tương đương 2.052 tỷ đồng. Hàng tồn kho ở mức 449 tỷ đồng, giảm 22%.

Doanh nghiệp này cũng chỉ có "vỏn vẹn" 55 tỷ đồng nợ vay tài chính với toàn bộ là nợ vay ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu đạt 2.756 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 818 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 733 tỷ đồng.

Giá cổ phiếu tăng 80% sau 4 tháng

Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/7, cổ phiếu BMP của Nhựa Bình Minh tăng trần lên mức 101.600 đồng/cp. Thị giá của BMP đã bật tăng mạnh trong khoản thời gian gần đây sau thời gian dài đi ngang.

Cụ thể, giai đoạn đầu năm 2022 đến đầu năm nay, giá cổ phiếu này không có nhiều biến động và giao dịch quanh mức 50.000 đồng/cp - 60.000 đồng/cp. Tuy nhiên kể từ cuối tháng 3 đến nay, thị giá BMP đã tăng gần 80% từ mức 57.500 đồng/cp.

Vốn hoá thị trường cũng theo đó tăng thêm hơn 3.560 tỷ đồng trong quãng thời gian đó và đạt 8.300 tỷ đồng. Con số này đưa Nhựa Bình Minh tiếp tục duy trì vị thế là doanh nghiệp giá trị nhất ngành nhựa trên sàn chứng khoán. Mức giá trên cũng thiết lập đỉnh mới của cổ phiếu BMP kể từ khi có sự hiện diện của các cổ đông Thái Lan ở doanh nghiệp này. 

Nhựa Bình Minh báo lãi gấp đôi trong quý 2/2023, cổ phiếu đã tăng 80% giúp đại gia Thái Lan tạm lãi gần 2.000 tỷ - Ảnh 3.

Việc kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh trong những năm qua và giá cổ phiếu liên tục bứt phá, cổ đông vui nhất chính là The Nawaplastic Industries (Saraburi) Co., Ltd - một thành viên của Tập đoàn SCG đến từ Thái Lan hiện đang . Doanh nghiệp này hiện  là cổ đông chi phối Nhựa Bình Minh khi nắm giữ 55% vốn điều lệ.

Doanh nghiệp đến từ Thái Lan này trở thành cổ đông lớn của Nhựa Bình Minh từ đầu tháng 3/2012 sau khi chi ra khoảng 243 tỷ đồng mua vào 5,85 triệu cổ phiếu BMP, tương ứng tỷ lệ 16,72% vốn thời điểm đó. Tổ chức này sau đó chi thêm khoảng 50 tỷ đồng để âm thầm gom thêm cổ phần và nâng sở hữu lên trên 20% vào cuối năm 2012.

“Đại gia” Thái Lan thực sự gây chú ý khi “ôm” trọn lô 24,13 triệu cổ phiếu BMP từ SCIC trong đợt đấu giá cổ phần hồi tháng 3/2018. Với giá trúng bình quân bằng giá khởi điểm 96.500 đồng/cổ phiếu, ước tính The Nawaplastic đã chi ra khoảng 2.300 tỷ đồng cho thương vụ trên. Cổ đông này sau đó không hề giấu diếm tham vọng chi phối Nhựa Bình Minh khi liên tục tăng sở hữu.

Đến giữa năm 2018, tổ chức này đã nắm trên 54% cổ phần sau khi bỏ ra khoảng 130 tỷ đồng để mua thêm cổ phiếu. Vào đầu tháng 3 năm nay, The Nawaplastic tiếp tục chi thêm khoảng 25 tỷ đồng để nâng sở hữu tại Nhựa Bình Minh lên xấp xỉ 55%. Ước tính, tổ chức này đã chi ra tổng cộng khoảng 2.750 tỷ đồng để sở hữu lượng cổ phần BMP như hiện nay. Như vậy, sau hơn 11 năm đầu tư vào Nhựa Bình Minh, cổ đông Thái Lan tạm lãi đến hơn 1.800 tỷ đồng, chưa kể cổ tức.

Không chỉ lãi khi nhờ giá cổ phiếu tăng, cổ đông Thái Lan vẫn đều đặn nhận cổ tức bằng tiền mặt từ Nhựa Bình Minh. Ước tính, tổng số tiền cổ đông Thái Lan thu về từ các đợt trả cổ tức của Nhựa Bình Minh có thể lên đến hơn 1.300 tỷ đồng .

Ví dụ như trong năm 2022, sau khi báo lãi kỷ lục, Nhựa Bình Minh đã dốc gần 700 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền theo tỷ lệ 84%. Doanh nghiệp này cũng đã hoàn tất cả hai lần trả, một lần 31% và một lần 53%.

Nhựa Bình Minh báo lãi gấp đôi trong quý 2/2023, cổ phiếu đã tăng 80% giúp đại gia Thái Lan tạm lãi gần 2.000 tỷ - Ảnh 4.

Trọng Hiếu

Nhịp sống thị trường

Các tin khác
Nhựa Bình Minh (BMP) sắp chi 500 tỷ trả cổ tức, “chữa lành” cho cổ đông sau khi báo lãi thấp nhất 6 quý
BMP: Nghị quyết và Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024
"Viên kim cương" mới của rổ VNDiamond báo lãi thấp nhất 6 quý
Nhựa Bình Minh (BMP) muốn dốc hết lợi nhuận chia cổ tức, cổ phiếu “bốc đầu” lên đỉnh, đại gia Thái Lan “lãi đơn lãi kép” sau 6 năm thâu tóm
BMP: Thư mời và link công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024
DPC: Nghị quyết HĐQT thông qua giao dịch với các bên liên quan
BMP: Giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế năm 2023 kiểm toán so với năm 2022
BMP: Thư từ nhiệm của ông Poramate Larnroongroj - thành viên HĐQT
BMP: 1.4.2024, ngày GDKHQ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024
BMP: Thông báo và Nghị quyết HĐQT về ngày ĐKCC để thực hiện quyền tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2024
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.