MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 2, 05/12/2011, 18:31
BIDV

 

Giá hiện tại: BIDV 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
IPO BIDV: Giá 18.000 đồng/cp có hợp lý?
IPO BIDV: Giá 18.000 đồng/cp có hợp lý?

Một số quan điểm cho rằng, nếu so sánh giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại BIDV là 40.259 tỷ đồng, trong khi số vốn theo sổ sách là 22.036 tỷ đồng, thì giá khởi điểm hợp lý là khoảng 18.000 đồng/CP.

Tháng cuối cùng của năm 2011, TTCK bất ngờ nhận thông tin về cuộc IPO của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sau 4 năm chờ đợi và 2 lần lỡ hẹn. Đây được coi là tâm điểm chú ý của giới đầu tư trong bối cảnh thị trường ảm đạm. Mặc dù bản công bố thông tin đã được đưa ra ngày 2/12, nhưng mức giá khởi điểm đấu giá vẫn chưa công bố, do còn chờ quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Dựa trên giá trị thực tế của DN và thị trường

Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng thành viên BIDV cho biết: "Mục tiêu chính của việc CPH không phải là việc thu hồi vốn, mà là nhằm nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh của DN nhà nước". Chính vì vậy, theo ông Hà, việc xác định giá khởi điểm đấu giá cổ phần cho BIDV sẽ được cân nhắc, tính toán dựa trên giá trị thực tế của DN, đồng thời, cân nhắc đến tình hình thực tế của TTCK hiện nay cũng như dự báo thị trường từ nay đến thời điểm IPO. Ông Hà cũng cho biết, dự kiến ngày 6/12/2011, BIDV sẽ chốt giá khởi điểm.

Giới chuyên gia nhận định, việc IPO thành công hay không sẽ dựa trên quan điểm xây dựng giá của BIDV và các cơ quan quản lý. Nếu thiên về bảo vệ lợi ích của Nhà nước với mục tiêu thặng dư cao thì mức giá sẽ cao, sự quan tâm của NĐT sẽ bị ảnh hưởng.

Điều này sẽ gây khó khăn cho IPO vì trong thời điểm hiện nay, không NĐT nào chấp nhận mức giá cao. Nếu xác định theo giá trị DN và nương theo thị trường thì sẽ tạo nền cho sự thành công của IPO và cả tiến trình CPH về sau như chọn đối tác chiến lược, niêm yết và phát hành thêm cổ phiếu...

18.000 đồng/CP là hợp lý?

Tuần qua, nhiều dự đoán về giá cho BIDV được đưa ra dựa trên so sánh với giá cổ phiếu các ngân hàng niêm yết hiện nay và mức giá đấu thành công của DNNN lớn đã CPH trước đó. Một số quan điểm cho rằng, nếu so sánh giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại BIDV là 40.259 tỷ đồng, trong khi số vốn theo sổ sách là 22.036 tỷ đồng, thì giá khởi điểm hợp lý là khoảng 18.000 đồng/CP.

IPO BIDV: Giá 18.000 đồng/cp có hợp lý? (1)

Nhìn lại cuộc đấu giá của Vietcombank, tại thời điểm 31/12/2006, giá trị DN của Vietcombank theo sổ sách đã được kiểm toán là 166.952 tỉ đồng, trong đó, giá trị phần vốn nhà nước tại DN là 10.978 tỷ đồng; giá trị DN theo đánh giá lại là 243.835 tỷ đồng, trong đó, giá trị phần vốn góp của Nhà nước tại DN là 87.861 tỷ đồng. Như vậy, chênh lệch này lên tới 8 lần, khiến giá khởi điểm Vietcombank khi đó được xác định là 100.000 đồng/CP.

Còn Vietinbank, theo Quyết định 2604/QĐ - NHNN, giá trị DN tại thời điểm 31/12/2007 là 166.112 tỷ đồng, trong đó, giá trị phần vốn nhà nước là 10.040 tỷ đồng. Giá trị DN đánh giá lại là 172.157 tỷ đồng, trong đó, giá trị phần vốn nhà nước đánh giá lại là 16.085 tỷ đồng. Như vậy, chênh lệch này lên tới 1,6 lần, khiến giá khởi điểm Vietinbank khi đó được xác định là 20.000 đồng/CP.

Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Phân tích CTCK Dầu khí (PSI) nhận định: "Trong bối cảnh thị trường hiện nay, so sánh các ngân hàng khác, việc định giá khởi điểm của BIDV sao cho P/E khoảng 4 - 5 lần sẽ là mức hợp lý, có thể thu hút các tổ chức trong và ngoài nước tham gia đấu giá. Xét về quy mô đấu giá 3% (gần 85 triệu cổ phần) thì lượng tiền cần để mua cổ phần BIDV là không lớn, khoảng 850 - 1.500 tỷ đồng (tính theo giá khởi điểm dao động từ 10.000 - 18.000 đồng/CP). Nếu BIDV công bố mức giá hấp dẫn thì các tổ chức lớn, các quỹ nước ngoài sẽ mua hết số cổ phần nói trên.

Quan sát diễn biến vĩ mô trong những tuần gần đây, một số chuyên gia nhận định, thị trường đang có dấu hiệu ấm lên, luồng tiền lớn đã bắt đầu chuyển động, mà một trong những minh chứng là các đợt đấu thầu trái phiếu chính phủ gần đây đều thành công với lãi suất khá thấp.

Thị trường cũng đón nhận những cam kết từ phía Chính phủ trong việc điều chỉnh tín dụng nâng đỡ chứng khoán và bất động sản. Bản thân Chủ tịch Hội đồng thành viên BIDV, ông Trần Bắc Hà cũng tràn đầy lạc quan: "Tôi tin rằng cuộc IPO này sẽ thành công trên cả hai phương diện, thứ nhất là bán hết cổ phần đấu giá, thứ hai là giá sẽ ở mức tốt nhất, phản ánh đúng giá trị của Ngân hàng".

Theo Quang Sơn
ĐTCK

Các tin khác
Cổ phiếu ngân hàng: Hết thời tăng ầm ầm?
Ngày 08/03 BIDV tổ chức đại hội cổ đông lần đầu sau IPO
BIDV dự kiến đạt 5.800 tỷ đồng LNTT năm 2012
Cập nhật đấu giá BIDV: Đặt giá từ 18.600 đồng/cp trở lên chắc chắn trúng
3 đại gia Vietcombank, Vietinbank và BIDV "so găng"
Ngân hàng hợp nhất sẽ có vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng
IPO BIDV: Giá 18.000 đồng/cp có hợp lý?
Đề án Tái cơ cấu BIDV: Đặt kế hoạch tăng gấp đôi tổng tài sản vào năm 2015
Giá trị vốn nhà nước tại BIDV được định giá lại là 40.259 tỷ đồng
Cổ phần hóa BIDV sẽ tác động thế nào đến TTCK cuối năm?
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.