MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 2, 31/10/2016, 10:06
VPBS

 Công ty cổ phần Chứng khoán VPBANK (OTC)

Giá hiện tại: VPBS 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Không phải công ty chứng khoán nào cũng có lãi từ môi giới
Không phải công ty chứng khoán nào cũng có lãi từ môi giới

MBKE, MSI và VPBS đã bị lỗ khi chi phí dành cho môi giới nhiều hơn doanh thu.

Môi giới là dịch vụ mà công ty chứng khoán nào cũng cung cấp và cũng là dịch vụ mà nhà đầu tư biết đến nhiều nhất. Thông thường, doanh thu môi giới và doanh thu từ cho vay ký quỹ (margin) là các khoản lớn nhất của công ty chứng khoán. Tuy nhiên, chi phí phải bỏ ra cho hoạt động này cũng không hề nhỏ.

Trước đây, khi báo cáo tài chính trình bày theo hình thức cũ, nhà đầu tư chưa có cơ hội được mục sở thị hoạt động môi giới của CTCK, ngoại trừ các công ty lớn như SSIHCM có thuyết minh cụ thể. Từ năm 2016, khi chuyển sang trình bày theo Thông tư 210, các khoản doanh thu và chi phí từng mảng kinh doanh đã lộ diện rõ nét hơn.

Theo báo cáo tài chính của 17 CTCK có dư nợ cho vay margin lớn nhất thị trường tính đến cuối quý 3/2016, có thể thấy “xếp hạng” doanh thu môi giới gắn chặt chẽ với quy mô của công ty.

CTCK Sài Gòn (mã: SSI) đứng đầu về doanh thu môi giới sau 9 tháng đầu năm với gần 300 tỷ đồng. CTCP Tp.Hồ Chí Minh (HSC, mã: HCM) đứng thứ 2 với 266 tỷ đồng. Có mức doanh thu môi giới dưới 2200 tỷ đồng là CTCK Bản Việt (VCSC) với 191 tỷ đồng, CTCK VNDIRECT với 139 tỷ đồng, chứng khoán MB (MBS) với 108 tỷ đồng và chứng khoán BIDV (BSC) với 101 tỷ đồng.

Các CTCK khác có doanh thu môi giới từ 20 tỷ đồng trở lên. Tuy nhiên, không phải CTCK nào cũng có lãi trong mảng môi giới. MBKE, MSIVPBS đã bị lỗ khi chi phí dành cho môi giới nhiều hơn doanh thu.

Mặt khác, không phải doanh thu lớn hơn thì hiệu suất kinh doanh cũng tốt hơn. FPTSVCBS là 2 đơn vị có tỷ lệ lợi nhuận biên từ mảng môi giới lớn nhất, đạt trên 50%. HCM, VND, Bản Việt có tỷ suất lớn tiếp theo.

Trong khi đó, SSI lại chỉ có tỷ suất 20% - thấp hơn BSC, SHS, ACBSKIS.

Mặc dù vậy, lãi từ cho vay và phải thu (phần lớn là cho vay margin, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán) mới là khoản lãi “béo bở” mà các CTCK hướng đến.

Riêng tại SSI, khoản lãi này là 320 tỷ đồng – lớn hơn cả doanh thu môi giới, và tiếp tục đứng đầu thị trường. Hầu hết các CTCK đều có khoản lãi từ cho vay và phải thu cao hơn nhiều so với doanh thu môi giới, ngoại trừ HCM, VCSC, MSI và VCBS.


Nguồn: Tổng hợp BCTC quý 3/2016 của CTCK

Nguồn: Tổng hợp BCTC quý 3/2016 của CTCK

Hà Phương

Các tin khác
Chứng khoán VPS: Doanh thu môi giới 9 tháng đạt hơn 2.000 tỷ đồng, lợi nhuận quý 3 tăng 53%
Thị phần HoSE quý 3: VPS đã chậm lại, bộ ba SSI, VNDirect và TCBS tăng tốc
Chứng khoán VPS báo lãi hơn 200 tỷ đồng sau thuế quý 1/2021, gấp đôi cùng kỳ
Thị phần môi giới HoSE quý 1/2021: Top 4 gia tăng cách biệt, VPS bất ngờ dẫn đầu
Chứng khoán VPS chiếm thị phần môi giới số 1 sàn HNX, UPCom và phái sinh trong năm 2020
Hệ thống giao dịch Chứng khoán VPS bị tấn công DDoS
VPBS lãi hơn 400 tỷ sau thuế năm 2018, tăng 71%
Thị phần môi giới HNX, Upcom năm 2018: SSI tiếp tục dẫn đầu, VPBS lọt vào top 10
VPBS thông qua phương án phát hành 2.030 tỷ đồng Cổ phần ưu đãi cổ tức
Dòng tiền ồ ạt chảy vào phái sinh, CTCK đua nhau giảm sốc phí giao dịch - từ 30.000 đồng về vỏn vẹn 4.000 đồng/hợp đồng!
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.