MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 3, 10/12/2019, 09:41
VINFAST

 Công ty TNHH Sản Xuất và Kinh Doanh Vinfast (OTC)

Giá hiện tại: VINFAST 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Tỷ phú Vượng tự bỏ 2 tỷ USD tiền túi vào VinFast, chấp nhận lỗ 5 năm để thực hiện tham vọng bán xe cho người Mỹ
Tỷ phú Vượng tự bỏ 2 tỷ USD tiền túi vào VinFast, chấp nhận lỗ 5 năm để thực hiện tham vọng bán xe cho người Mỹ

"Trong mắt rất nhiều bạn bè quốc tế, Việt Nam vẫn là 1 nước nghèo và lạc hậu. Chúng tôi sẽ phải tìm cách chứng minh sản phẩm của mình đại diện cho 1 Việt Nam năng động đang phát triển đã có thể vươn tới các tiêu chuẩn cao nhất trên thế giới", ông Vượng trả lời phỏng vấn Bloomberg.

Theo Bloomberg, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang hướng đến 1 mục tiêu mà kể cả những cái tên nổi tiếng trong làng ô tô như Toyota và Hyundai cũng không nghĩ đến trong những ngày còn non trẻ: bán xe ở Mỹ.

Vị tỷ phú giàu nhất Việt Nam đang kiên quyết theo đuổi mục tiêu đến năm 2021 sẽ có thể xuất khẩu xe điện sang thị trường Mỹ, đến nỗi đã tự bỏ tiền túi đầu tư khoảng 2 tỷ USD để đạt được mục tiêu này. Số tiền 2 tỷ USD đóng góp khoảng một nửa tổng vốn đầu tư của VinFast.

Trả lời phỏng vấn của Bloomberg, ông Vượng cho biết "mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là tạo ra 1 thương hiệu quốc tế". "Đây sẽ là con đường rất khó khăn và chúng tôi phải nỗ lực rất nhiều. Nhưng đó là con đường duy nhất ở trước mặt chúng tôi".

Những chiếc ô tô VinFast sẽ phải đối mặt với cuộc chiến khốc liệt để có thể thành công ở thị trường nước ngoài. Những tên tuổi như Tata Motor của Ấn Độ hay Proton của Malaysia đã gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút được các khách hàng nước ngoài. Kể cả ở Việt Nam thì VinFast cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ những hãng ô tô ngoại như Toyota, Ford và Hyundai.

Cũng giống như VinFast, trong hơn 1 thập kỷ qua nhiều công ty ô tô Trung Quốc đã theo đuổi tham vọng bán ô tô ở thị trường Mỹ. Dù vẫn chưa thực sự hái quả ngọt, Guangzhou Automobile Group Co., Zotye Automobile Co. và một số công ty đã có các điểm bán hàng và bộ phận R&D ở thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, vị tỷ phú có tài sản ròng 9,1 tỷ USD không hề nao núng. Vingroup đã bán một lượng nhỏ cổ phần cho các đối tác và ông Vượng có kế hoạch bán 10% lượng cổ phần của mình để huy động vốn cho VinFast. Ông Vượng đang sở hữu 49% VinFast và 51% cổ phần còn lại do Vingroup nắm giữ.

Ông Vượng cũng chia sẻ dự tính VinFast sẽ chưa thể có lãi trong khoảng 5 năm tới, bổ sung thêm rằng thị trường nội địa là "quá nhỏ" và doanh số ở nước ngoài sẽ là chìa khóa để công ty có lãi. Hiện ông trực tiếp sở hữu 26% cổ phần của Vingroup và gián tiếp sở hữu 31,6% thông qua CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (ông Vượng sở hữu 92% công ty này).

Trong vài năm tới, Vingroup sẽ phải chi "hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm" để bù lỗ cho VinFast, mà theo dự tính của ông Vượng có thể lên đến 18 nghìn tỷ đồng mỗi năm. Các khoản lỗ này bao gồm chi phí tài chính và khấu hao, và mỗi năm lỗ khoảng 7 nghìn tỷ đồng vì bán xe dưới giá thành sản xuất.

Vingroup sẽ thoái vốn khỏi các mảng khác để tập trung vào VinFast, đồng thời các công ty con khác cũng được yêu cầu cắt giảm chi phí. VinFast còn tìm kiếm nguồn vốn từ các khoản nợ để bổ sung thêm nguồn lực ngoài 1,95 tỷ USD trái phiếu quốc tế vừa huy động được. Ông Vượng cho biết có kế hoạch đưa cổ phiếu VinFast lên sàn ở cả trong và ngoài nước.

"Chúng tôi có khát vọng xây dựng 1 thương hiệu Việt Nam có danh tiếng tầm cỡ toàn cầu", ông nói. "Thách thức lớn nhất là các sản phẩm Việt Nam không có thương hiệu quốc tế. Trong mắt rất nhiều bạn bè quốc tế, Việt Nam vẫn là 1 nước nghèo và lạc hậu. Chúng tôi sẽ phải tìm cách chứng minh sản phẩm của mình đại diện cho 1 Việt Nam năng động đang phát triển đã có thể vươn tới các tiêu chuẩn cao nhất trên thế giới".

Thị trường Mỹ và các thị trường phát triển vẫn được coi là "khó nhằn" với các tiêu chuẩn về khí thải và an toàn rất nghiêm ngặt.

Ngoài ra sản xuất và bán xe điện thành công là một thử thách không hề dễ dàng. Ở Trung Quốc đã có rất nhiều startup được hậu thuẫn hàng tỷ USD đặt cược vào triển vọng của xe điện ở thị trường ô tô lớn nhất thế giới nhưng có rất ít công ty có thể kiếm lời. BAIC BluePark New Energy Technology, nhà sản xuất xe điện lớn nhất ở Trung Quốc, dự đoán năm 2019 sẽ thua lỗ.

Chiếc xe điện đầu tiên của VinFast sẽ không thể ra mắt trước cuối năm 2020, nhưng ông Vượng dự định sẽ xuất khẩu xe điện sang Mỹ, châu Âu và Nga ngay trong năm 2021.

Thu Hương

Các tin khác
VIC: Vinfast đăng ký chuyển quyền sở hữu 27.456.661 cp
VHM: Công ty TNHH SX và KD VINFAST đã chuyển quyền sở hữu 89.804.000 cp
VHM: Công ty TNHH SX và KD VINFAST đăng ký chuyển quyền sở hữu 89.804.000 cp
VHM: Công ty TNHH SX và KD Vinfast đăng ký nhận chuyển quyền sở hữu 89.804.000 cp (đính chính)
Tỷ phú Vượng tự bỏ 2 tỷ USD tiền túi vào VinFast, chấp nhận lỗ 5 năm để thực hiện tham vọng bán xe cho người Mỹ
Phó TGĐ VinFast: "Chưa nhận biệt đãi gì về chính sách từ Nhà nước"
VinFast chuẩn bị phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu
Sau PV Oil, Vingroup tiếp tục bắt tay với Petrolimex xây dựng hệ thống trạm sạc và cho thuê pin dành cho xe điện
Vingroup thành lập công ty Việt Nam Grand Prix vốn 1.000 tỷ đồng để tổ chức giải đua F1
Chiếc Chevrolet cuối cùng xuất xưởng, một kỷ nguyên mới của xe GM tại Việt Nam sắp mở ra dưới thời VinFast phân phối
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.