MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 3, 13/09/2016, 15:35
VANTHINHPHAT

 CTCP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát (OTC)

Giá hiện tại: VANTHINHPHAT 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Vạn Thịnh Phát - tập đoàn địa ốc bí ẩn với hàng loạt công ty có vốn điều lệ lên tới cả chục nghìn tỷ
Vạn Thịnh Phát - tập đoàn địa ốc bí ẩn với hàng loạt công ty có vốn điều lệ lên tới cả chục nghìn tỷ

Một trong những đặc điểm chung hiếm hoi của các công ty trong hệ thống Vạn Thịnh Phát là hầu hết các công ty đều có quy mô vốn điều lệ rất lớn, từ vài nghìn đến vài chục nghìn tỷ đồng.

Hệ thống Vạn Thịnh Phát và các công ty có liên quan đang sở hữu rất nhiều bất động sản có giá trị tại khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh cũng như tích cực bắt tay vào triển khai và mua lại nhiều dự án nằm tại các vị trí đắc địa.

Tập đoàn này được sở hữu và điều hành bởi bà Trương Mỹ Lan cùng chồng là ông Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản tại Hongkong. Nữ đại gia này có sở thích “thâu tóm” các dự án quanh phố đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Tại khu vực này, Vạn Thịnh Phát đã có trong tay một loạt dự án như Union Square, Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton…


Saigon Times Square

Saigon Times Square

Các công ty trong hệ thống Vạn Thịnh Phát không sở hữu tên gọi hay nhận diện chung cũng như không có sự sở hữu tập trung mà các công ty sở hữu chéo lẫn nhau tương đối phức tạp. Chính vì vậy, mặc dù cái tên Vạn Thịnh Phát xuất hiện không ít lần trên truyền thông với những dự án đình đám nhưng tập đoàn này được đánh giá là “cực kỳ bí hiểm”.

Một trong những đặc điểm chung hiếm hoi của các công ty trong hệ thống Vạn Thịnh Phát là hầu hết các công ty đều có quy mô vốn điều lệ rất lớn, từ vài nghìn đến vài chục nghìn tỷ đồng.

Số công ty có vốn điều lệ trên 10.000 tỷ lên đến gần chục công ty. Dưới đây là một số cái tên nổi bật:

CTCP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát (VTP Investment Group): 12.800 tỷ đồng

Đây là một trong những công ty trung tâm của hệ thống Vạn Thịnh Phát. VTP Investment Group có các cổ đông chính là bà Trương Mỹ Lan, sở hữu 15% và CTCP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP Group Holdings), sở hữu 41%. Bà Trương Mỹ Lan nắm giữ 80% cổ phần của VTP Group Holdings.

CTCP Tập Đoàn Sài Gòn Peninsula: 18.000 tỷ đồng

Theo các dữ liệu chúng tôi có được, đây đang là công ty có vốn điều lệ lớn nhất trong số các công ty có liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Sài Gòn Peninsula là chủ đầu tư của dự án Saigon Peninsula, còn được biết đến với tên gọi Dự án công viên Mũi Đèn Đỏ. Dự án này có quy mô 118ha, nằm tại ngã ba sông Sài Gòn và sông Nhà Bè.

Theo dự kiến, dự án này có tổng vốn đầu tư lên đến 6 tỷ USD. Dự án gồm khu công viên hỗn hợp đa chức năng rộng 82ha và khu đô thị rộng 36ha.


Phối cảnh dự án Saigon Peninsula

Phối cảnh dự án Saigon Peninsula

CTCP Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (Sai Gon Investment Group): 12.720 tỷ đồng

Sai Gon Investment Group được thành lập ngày 24/2/2016 với tên gọi ban đầu là CTCP Đầu tư Hemera Power, đến tháng 4/2016 thì được đổi thành tên gọi như hiện nay.

Sai Gon Investment Group có tên gọi gần giống với CTCP Đầu tư Sài Gòn (Saigon Invest Group/SGI Group), công ty đầu tư của ông Đặng Thành Tâm.

Công ty này có vốn điều lệ lên đến 12.720 tỷ đồng. Trong đó, cổ đông lớn nhất là CTCP Tập đoàn Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD Group) – góp 3.871 tỷ đồng, tương đương 30,4% vốn.

Ngày Hemera Power được thành lập cũng là ngày một công ty khác có liên quan đến Vạn Thịnh Phát là CTCP Đầu tư Hermes Power tiến hành giảm vốn điều lệ từ 13.800 tỷ xuống còn 1.080 tỷ đồng.

Chủ tịch HĐQT của Sai Gon Investment Group là bà Đặng Trịnh Thanh Phương, người đồng thời giữ vai trò người đại diện theo pháp luật của Vinametric – công ty sở hữu khách sạn Duxton Saigon và CTCP Sài Gòn Kim Cương – chủ đầu tư của dự án SJC Tower.

CTCP Tập đoàn Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD Group): 12.000 tỷ đồng

VIPD Group chính là công ty đã đứng ra mua lại trung tâm thương mại Vincom Centre A từ tập đoàn Vingroup với giá gần 10.000 tỷ đồng vào năm 2013. Trung tâm thương mại này sau đó được đổi tên thành Union Squre.

Trên website của mình, VIPD Group cho biết tập đoàn này sẽ triển khai một số dự án khác trong tương lai như SJC Tower, Khu công nghiệp Minh Ngân, VIPD Tower, Catinat Square.


Union Square - dự án trị giá 10.000 tỷ được mua lại từ Vingroup

Union Square - dự án trị giá 10.000 tỷ được mua lại từ Vingroup

CTCP Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD): 11.000 tỷ đồng

VIPD có tên gọi khá giống với VIPD, chữ khác mỗi chữ “Tập đoàn” và vốn điều lệ nhỏ hơn 1.000 tỷ đồng.

Công ty này có tên gọi ban đầu là CTCP Đầu tư và Xây dựng An Thái.

CTCP Đầu tư An Đông: 9.000 tỷ đồng

An Đông là chủ đầu tư của tổ hợp Trung tâm thương mại An Đông và khách sạn Windsor Plaza tại Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Kinh Kha

Các tin khác
Công ty nội thất Norah huy động 3.500 tỷ đồng trái phiếu
SJC Tower: "Đứa con chung" của HFIC và Vạn Thịnh Phát lỗ hơn 200 tỷ sau 10 năm bất động
Tân Sơn Nhất kẹt xe nặng nề, Times Square thuê trực thăng chở khách VIP từ nóc tòa nhà ra thẳng sân bay
Gia tộc giàu có Trương Mỹ Lan dự tính rót 8.000 tỷ xây tháp cao nhất trên đường Nguyễn Huệ
Dự án đất vàng Bạch Đằng: Cái kết buồn của Vạn Thịnh Phát và sự xuất hiện bất ngờ đại gia BĐS bí ẩn A&B
Vạn Thịnh Phát đánh rơi dự án công viên cảng Bạch Đằng vào tay Saigontourist
Khu tứ giác vàng trên đường Nguyễn Huệ sắp về tay đại gia Trương Mỹ Lan?
Vạn Thịnh Phát - tập đoàn địa ốc bí ẩn với hàng loạt công ty có vốn điều lệ lên tới cả chục nghìn tỷ
Cận cảnh khu tứ giác "vàng" trên phố đi bộ Nguyễn Huệ sắp về tay đại gia bất động sản Trương Mỹ Lan
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của đại gia Trương Mỹ Lan tiếp tục thâu tóm đất vàng Nguyễn Huệ (Sài Gòn)
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.