MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 2, 05/12/2011, 07:46
TLC

 Công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long

Giá hiện tại: TLC 1.2 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Tái cấu trúc: Xu hướng hay tự vệ sống còn?
Tái cấu trúc: Xu hướng hay tự vệ sống còn?

Sau nhiều năm hoạt động, việc nhìn lại mình để có chiến thuật đúng cho những năm tới là điều nên làm không chỉ với những doanh nghiệp thua lỗ mà với cả những doanh nghiệp có ROA ngày càng thấp đi.

Những tháng gần đây, câu chuyện tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc nguồn vốn...được nhắc đến thường xuyên. Câu chuyện tái cấu trúc của các doanh nghiệp niêm yết-dù chưa thành xu hướng-cũng đã trở thành chủ đề được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Xem lại tỷ lệ lợi nhuận ròng được sinh ra từ tài sản (ROA) của các doanh nghiệp niêm yết không khiến nhiều nhà đầu tư giật mình. Những doanh nghiệp lỗ trong những năm qua có tỷ lệ ROA âm là điều dễ thấy nhưng đến gần 240/317 doanh nghiệp trên HoSE và hơn 335/404 doanh nghiệp trên HNX có ROA nhỏ hơn 10% - nhỏ hơn nhiều so với lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng kỳ hạn 1 năm thì là con số mà nhiều doanh nghiệp cần xem lại. Hơn bao giờ hết, trong bối cảnh đói vốn hiện nay, vấn đề chất lượng tài sản càng nên được doanh nghiệp đặt lên đầu.

Tự vệ sống còn, SHC-một doanh nghiệp đã lỗ 2 năm liên tiếp-lên kế hoạch tái cơ cấu công ty. Không chỉ thanh lý một số tài sản không sinh lời để trả nợ vay ngân hàng nhằm cân bằng lại cơ cấu vốn và giảm áp lực tài chính mà SHC còn tìm đối tác chiến lược là ông Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunhouse chào bán 1,2 triệu cổ phần tăng vốn. Câu hỏi đặt ra là: Nếu không tái thiết, SHC còn trụ được? Vốn đầu tư chủ sở hữu của SHC là 37,1 tỷ đồng nhưng 2 năm liên tiếp 2009-2010 thua lỗ còn 9 tháng đầu năm lãi không đáng kể, Nguồn Vốn chủ sở hữu cuối quý III/2011 của SHC chỉ còn 6,08 tỷ đồng. Nợ phải trả cuối quý III/2011 là 36,06 tỷ đồng, chiếm 85,55% tổng nguồn vốn. Vay nợ ngân hàng ngắn và dài hạn hơn 13 tỷ đồng. Với khoản nợ này, hàng năm công ty cũng phải trả lãi trên dưới 3 tỷ đồng. Nếu không nhanh chóng tái cơ cấu, câu chuyện âm vốn chủ sở hữu là tương lai có thể đoán định được với SHC.

TLC lỗ 30,41 tỷ đồng năm 2010 và 9 tháng đầu năm 2011 cũng không cải thiện khi lỗ ròng 31,34 tỷ đồng. Thặng dư vốn và các nguồn tích lũy từ trước không đủ bù đắp lỗ chưa phân phối nên lỗ đã bắt đầu ăn dần vào vốn đầu tư của chủ sở hữu. Tuy chưa đến mức như VTA bị âm vốn chủ sở hữu hay SHC chỉ còn 1/6 vốn đầu tư ban đầu nhưng việc vốn chủ sở hữu bắt đầu bị lỗ bắt đầu ăn mòn thì việc tái cơ cấu được tính đến là điều hợp lý. TLC lên kế hoạch tái cấu trúc toàn diện nhân sự, thanh lý hết các tài sản không sinh lời với mục tiêu giảm giá trị tài sản không sinh lời về 0. Điều này, theo chủ quan của người viết, là một chiến lược đúng đắn. Tái cơ cấu để có chất lượng tài sản tốt hơn là điều nên làm.

Các doanh nghiệp vận tải biển sau nhiều năm làm ăn không tốt đã thi nhau lên kế hoạch tái thiết đôi tàu nói riêng và tái cơ cấu tài sản nói chung. Những thông tin bán tàu liên tục được VOS, VFR, VNA... đưa ra. Bán được tàu, một điều dễ hiểu, doanh nghiệp sẽ có nguồn để trả những khoản nợ vay lớn đang đè nặng lên vai do hoạt động đầu tư mua tàu những năm trước đây. Một khi gánh nặng này bớt đi chi phí tài chính bấy lâu nay là nguyên nhân khiến ngành vận tải biến bị lỗ sẽ giảm bớt và doanh nghiệp sẽ đủ nguồn tiền lưu động cho hoạt động kinh doanh của mình.

Tuy không có phương án rõ ràng nhưng SBS những tháng gần đây cũng sôi sục hoạt động tái cơ cấu. Bản giải trình của công ty cho biết thông tin tái cơ cấu có thể là 1 phần nguyên do khiến giá cổ phiếu giảm. Trong hơn 1 tháng, SBS thôi nhiệm 3 nhân sự cấp cao, đóng cửa chi nhánh Sài Gòn...là minh chứng cho sự tái cấu trúc âm thầm mà doanh nghiệp này đang làm.

‘Vác nhẹ sẽ đi nhanh hơn’. Việc tái cấu trúc bằng cắt giảm một phần nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí; bán phần tài sản không sinh lãi sẽ giúp chất lượng tài sản tốt hơn và dòng tiền lưu động tốt hơn. Sau nhiều năm hoạt động, việc nhìn lại mình để có chiến thuật đúng cho những năm tới-theo chủ quan của người viết- là điều nên làm không chỉ với những doanh nghiệp thua lỗ mà với cả những doanh nghiệp có mức sinh lãi trên tài sản (ROA) ngày càng thấp đi.

Hải An

Các tin khác
2013 - Năm kỷ lục của hủy niêm yết
Điểm mặt 6 cổ phiếu trên HNX bị huỷ niêm yết trong tháng 5
TLC: Thông báo hủy niêm yết cổ phiếu TLC
TLC: 26/04, Ngày GDKHQ tham dự ÐHCÐ thường niên 2013
TLC: Lỗ liên tiếp 11 quý
ASP, DRH, QCG: Bị HoSE đưa vào diện cảnh báo; TLC bị kiểm soát
TLC: 15/03, ngày GDKHQ tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2012
TLC: Giải trình kết quả HĐKD Q4.2011 so với Q4.2010
TLC: Bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết làm kế toán trưởng từ 09/02/2012
TLC: Công ty mẹ lỗ tiếp năm thứ 2
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.