MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 4, 13/02/2013, 13:10
THV

 Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam

Giá hiện tại: THV 0.4 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Bán tài sản, sự lựa chọn khó khăn
 Bán tài sản, sự lựa chọn khó khăn

(CafeF) Không khó để kể tên các "đại gia" phải bán tài sản. Bianfishco, Tập đoàn Thái Hòa (THV)….đều đã từng phải đưa ra những lựa chọn khó khăn để có thể tiếp tục đứng vững trên thương trường.

Cực chẳng đã

Tình hình kinh doanh khó khăn khiến các doanh nghiệp bị chật vật dòng tiền. Có nhiều cách để các doanh nghiệp có thể sử dụng nhằm mục đích tăng nguồn tiền hoạt động: Vay thêm, phát hành thêm cổ phiếu, và bán tài sản. Thông thường việc bán tài sản là lựa chọn cuối cùng, là việc "cực chẳng đã" bởi chẳng ai muốn bán đi một tài sản đang có khả năng sinh lời mà mình đã phải bỏ tiền ra mới mua được. Đấy là chưa kể việc bán không được giá, do doanh nghiệp có vị thế không thuận lợi trong thương lượng giá cả.

Thời gian gần đây, Tập đoàn Mai Linh (MLG) nổi lên với hàng loạt những khó khăn do thiếu hụt dòng tiền. Công ty đã phải công bố phương án bán xe taxi để trả nợ. Và không chỉ có xe, phương tiện "kiếm cơm" của MLG, bất động sản, cơ sở vật chất tại các địa phương, hệ thống trạm dừng chân… của doanh nghiệp cũng được rao bán. Mục đích trước mắt của động thái này là thu xếp nguồn tiền để trả nợ ngân hàng, các nhà đầu tư, trả nợ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, nợ thuế nhà nước…

TTF lại khác. Công ty này đã lường trước những khó khăn sắp tới và đã nhanh chóng đi tắt đón đầu đưa ra các giải pháp nhằm sớm khơi thông dòng tiền. Tình hình của công ty chưa đến nỗi bi đát khi 9 tháng đầu năm công ty vẫn có lãi, từ khi niêm yết đến nay chưa năm nào lỗ…

HĐQT công ty đã quyết định bán 30% số cổ phần TTO trong 51% cổ phần mà TTF đang nắm giữ, rao bán chưng chỉ quỹ Y tế Bản Việt. Trước đó, công ty cũng đã thông qua việc phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá để có thể sớm thu về nguồn tiền mặt đáng kể.

Không khó để kể tên các "đại gia" phải bán tài sản. Bianfishco, Tập đoàn Thái Hòa (THV)….đều đã từng phải đưa ra những lựa chọn khó khăn để có thể tiếp tục đứng vững trên thương trường.

Khi tài sản là "cục nợ"

Quyết định bán tài sản là quyết định khó khăn không chỉ vì…tiếc. Một khó khăn đặt ra khi bán tài sản, đó là khó tìm được người mua. Tài sản đó thông thường là "cục nợ" của mỗi doanh nghiệp và doanh nghiệp phải cố gắng bán bằng mọi giá.

Vận tải biển là một ngành đặc thù với loại tài sản này, trong điều kiện hiện nay. Giá mỗi con tàu đều không dưới hàng chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ đồng, và chi phí vận hành cũng không nhỏ chút nào. Vấn đề ở đây là vận tải biển gặp khó khăn, cước vận chuyển thấp không đủ để bù chi phí. Vì vậy chừng nào còn ôm tàu, chừng ấy các doanh nghiệp phải trả một loạt chi phí: Chi phí bảo dưỡng bảo trì, chi phí vận hành, chi phí lãi vay… trong khi doanh thu chẳng đáng là bao.

VNA, VFR, VST đã bán tàu và ngay lập tức hạch toán lãi trong kỳ. Các kỳ kinh doanh sau, khi khoản lãi đó không còn được ghi nhận, lợi nhuận của các công ty đều giảm sút, thậm chí lỗ (trừ VNA, việc bán tàu mới đc ghi nhận trong quý 4/2012)

Cũng lâm vào tình cảnh khó khăn, nợ phải trả trên nghìn tỷ, vốn chủ sở hữu âm 3,6 tỷ đồng (tính đến hết quý 3/2012), DDM đã xin ý kiến cổ đông về việc bán tàu khai thác không hiệu quả. Tuy nhiên, ĐHCĐ đã không thông qua cấn đề này, vì lo sợ khoản lỗ bất thường.

Như vậy là cho thuê không được (các công ty thuê tàu của DDM đã trả tàu), bán không xong, DDM đang mắc kẹt với khối tài sản khổng lồ và oằn lưng gánh các khoản chi phí nặng nề.

Và những hệ lụy

Như đã nói ở trên, một khi doanh nghiệp buộc phải bán tài sản cũng có nghĩa doanh nghiệp tự dồn mình vào thế yếu trong cuộc thương lượng giá cả. Tài sản bán ra có khi chỉ trị giá 50% so với giá trị sổ sách còn lại của doanh nghiệp.

Đặc biệt với các tài sản đang có khả năng sinh lợi, việc bán tài sản không khác gì chuyển lợi thế cho các đối thủ, những doanh nghiệp có thể bỏ tiền ra mua tài sản của mình với giá rẻ và vận hành hiệu quả. Việc mất thị phần vào tay đối thủ không thể diễn ra trong một sáng một chiều, nhưng cũng đáng để cân nhắc.

Minh Thư

Các tin khác
2013 - Năm kỷ lục của hủy niêm yết
Thế mạnh gục ngã: kẻ đứt chân, người bán thân
Hủy niêm yết, giấu luôn thông tin
Đại gia sau biến động: Kẻ mất trắng, người lay lắt
THV: Bà Đan Thùy Dương - Trưởng Ban kiểm soát - đã bán 1.000 CP
Nhà đầu tư vẫn thích “đi trên dây”
4/7: Hủy niêm yết cổ phiếu THV của CTCP Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam
SJS, THV, STL bị phạt 70-80 triệu đồng vì vi phạm công bố thông tin
THV: Lỗ suốt 8 quý liên tiếp
THV: Bà Đan Thùy Dương - Trưởng Ban kiểm soát - đăng ký bán 1.050 CP
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.