MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 7, 05/01/2013, 08:21
SHF

 Công ty cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư Sài Gòn - Hà Nội

Giá hiện tại: SHF 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
GĐ phân tích SHF: Tỷ suất sinh lời chứng khoán đầu năm 2013 hấp dẫn hơn mọi kênh đầu tư khác
GĐ phân tích SHF: Tỷ suất sinh lời chứng khoán đầu năm 2013 hấp dẫn hơn mọi kênh đầu tư khác

Yếu tố niềm tin đã phản ánh vào đợt tăng trưởng từ tháng 12/2012 và có lẽ sẽ chấm dứt chậm nhất trong quý I/2013 khi thị trường đạt được mức tăng trưởng chung khoảng 20% trong vòng 2-3 tháng.

Phiên giao dịch đầu năm 2013 đã diễn ra sôi động nhưng ngay sau đó thị trường bị bán ra khá mạnh, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Đức - Giám đốc phân tích Quỹ Sài gòn Hà Nội SHF về vấn đề này.

Phiên giao dịch đầu tiên của năm 2013 thị trường đã khá hưng phấn theo ông sự hưng phấn này có kéo dài lâu không? Vì sao?

Ông Nguyễn Việt Đức: Yếu tố niềm tin thì hiện đang là yếu tố chủ đạo tác động tới sự tăng trưởng của thị trường khi xét về cả định giá hiện tại (P/E khoảng 11 lần cho thị trường và gần 14 lần cho 50 mã lớn nhất) và tăng trưởng lợi nhuận của các công ty niêm yết thời gian qua.

Niềm tin này đến từ việc công bố các chính sách lớn là kim chỉ nam cho năm 2013 và sự ổn định rõ nét của kinh tế vĩ mô trong năm 2012. Yếu tố niềm tin trên đã phản ánh vào đợt tăng trưởng trong tháng 12/2012 đến đầu tháng 1/2013 và có lẽ sẽ chấm dứt trong tháng 1 này (chậm nhất là trong quý I/2013) khi thị trường đạt được mức tăng trưởng chung khoảng 20% trong vòng 2-3 tháng, một tỷ suất quá hấp dẫn so với bất kỳ một kênh đầu tư nào khác và cao hơn tỷ suất chứng khoán trung bình trong khoảng 15%/năm.

Trong thời điểm còn lại của năm 2013, thị trường sẽ biến động dựa trên tiến độ thực hiện chính sách. Và rõ ràng việc thực hiện hóa các chính sách sẽ là không dễ dàng, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi ngân sách đang còn hạn hẹp do chịu ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế toàn cầu và trong nước.

Những mã có sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận vượt trội sẽ lấy lại vai trò dẫn dắt trong 3 quý cuối năm khi mà thị trường nói chung vẫn chưa có sự phục hồi lợi nhuận rõ nét trong năm 2013.

Thị trường dường như đang có những thông tin hỗ trợ khá tốt, chẳng hạn như: NHNN sẽ không quy định tỷ trọng đối với lĩnh vực phi sản xuất tại các tổ chức tín dụng, UBCK dự kiến sẽ nới tỷ lệ margin lên 50 - 50, biên độ, cổ phần hóa các DNNN... Ông có cho rằng những thông tin này sẽ tác động trực tiếp đến TTCK trong thời gian tới hay không?

Rất nhiều chính sách nhằm xì hơi bong bóng bất động sản cũng như chứng khoán đã được đưa ra vào năm 2010 và sau sự thành công của các chính sách trên, có lẽ đã đến lúc các chính sách này đổi chiều và sự đổi chiều này đang và sẽ phản ánh vào sự tăng trưởng và tính hấp dẫn của hai thị trường trên trong ngắn hạn.

Trong dài hạn, thị trường chứng khoán sẽ được hưởng lợi từ quá trình tái cơ cấu kinh tế với 5 định hướng chính đã được thống nhất từ năm 2011. Đây chính là động lực chính cho cả chu kỳ tăng trưởng của thị trường chứng khoán bắt đầu từ đầu năm 2012 và dự tính sẽ kéo dài trong những năm tới.

Thị trường chủ yếu có sự tham của các nhà đầu tư cá nhân, theo ông thời điểm nào nhà đầu tư tổ chức sẽ xuống tiền?

Có một sự thay đổi về chất trong khối nhà đầu tư tổ chức tham gia thị trường. Nhà đầu tư tổ chức trong nước bao gồm các công ty đầu tư ngoài ngành và các công ty chứng khoán giảm sút trong việc tham gia thị trường do sự thay đổi về quan điểm tư duy (tập trung vào mảng hoạt động cốt lõi thay vì đầu tư dàn trải, đầu tư nóng) cũng như các chính sách hạn chế, rút vốn đầu tư ngoài ngành với công ty có vốn chủ sở hữu nhà nước. Tôi không cho rằng sẽ sớm có sự thay đổi trong nhóm nhà đầu tư này và có lẽ họ tập trung nhiều hơn vào việc thoái vốn ở các khoản đầu tư còn lại ở mức giá tốt.

Dòng tiền trong nước trong tương lai có lẽ chỉ đến chủ yếu từ đầu tư cá nhân, bên cạnh hình thức tự đầu tư vốn khá thông dụng cho mục đích ngắn hạn là hình thức đầu tư mới, gồm cả ngắn hạn và dài hạn, thông qua các quỹ mở hay quỹ chỉ số.

Nhà đầu tư nước ngoài sẽ là động lực lớn cho thị trường chứng khoán. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài đã và đang tham gia thị trường với quy mô ngày một lớn hơn và chỉ bị hạn chế chủ yếu bởi việc thiếu các mã cổ phiếu tốt và hạn chế room đầu tư và quy mô nhỏ của thị trường. Các biện pháp mở rộng thị trường sẽ khiến cho Việt Nam thu hút được nhiều hơn dòng vốn này và đây là điểm tựa chính cho thị trường trong chu kỳ phục hồi này.

Ông dự báo như thế nào về TTCK Việt Nam trong năm 2013? Những điều gì sẽ là lưu ý đối với những nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ lẻ?

Thị trường chứng khoán đã trải qua giai đoạn tăng trưởng thứ nhất vào đầu năm 2012 là giai đoạn tăng dựa trên niềm tin về một chu kỳ kinh tế mới với những biến pháp tái cấu trúc chất lượng nền kinh tế. Sau giai đoạn điều chỉnh kéo dài 6 tháng từ tháng 5 tới tháng 11/2012, thị trường nhiều khả năng đã bước vào một sóng tăng trưởng mới.

Tôi ước tính thị trường sẽ tăng khoảng 15% đến 20% cho cả năm 2013, trong đó yếu tố cơ bản đến từ tăng trưởng EPS có thể đóng góp 10%. Yếu tố niềm tin đóng góp 10% và đang phản ánh vào nhịp tăng điểm đầu năm, bên cạnh +10% đã phản ánh vào tháng 12.2012. Yếu tố cơ bản sẽ phản ánh đặc biệt trong hai quý cuối năm với sự dẫn dắt của các mã có sự hồi phục tốt về kết quả kinh doanh.

Trong thời điểm vừa qua, thị trường được dẫn dắt bởi các mã đầu cơ với tỷ suất lợi nhuận rất lớn nhưng tôi nghĩ rằng với mức giá hiện tại, hiệu suất lợi nhuận/rủi ro cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia các mã đầu cơ như vậy đã thấp hơn nhiều trong ngắn hạn.

Nhà đầu tư nhỏ thường không thích đầu tư dài hạn nhưng với một số người theo phương pháp này, việc đầu tư vào các công ty sẽ phục hồi sớm theo chu kỳ kinh tế là một lựa chọn không tồi cho thời gian còn lại của năm 2013. Do sự thay đổi về tư duy tăng trưởng kinh tế nên nhiều mã đã dẫn dắt sự phục hồi trong năm 2009 như bất động sản có thể sẽ không còn là những mã dẫn dắt chu kỳ phục hồi trong những năm tới của thị trường chứng khoán.

Xin cảm ơn ông.

Khánh Linh

Các tin khác
Bầu Hiển và T&T chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại SHF cho 2 cá nhân
PVO: CTCP Quản lý quỹ Đầu tư Sài Gòn - Hà Nội đã bán 400.000 cp
Các công ty quản lý quỹ Việt Nam đang rót tiền vào đâu?
SHS: Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Sài Gòn - Hà Nội đã bán 50.760 CP
PSI: CTCP Quản lý Quỹ Đầu tư Sài Gòn - Hà Nội đã bán 1.159.000 CP
PSI: CTCP Quản lý Quỹ Đầu tư Sài Gòn - Hà Nội đăng ký bán 1.159.000 CP
SHB: CTCP Quản lý Quỹ Đầu tư Sài Gòn - Hà Nội đã bán 776.759 CP
SHS: Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Sài Gòn - Hà Nội đăng ký bán 50.760 CP
PSI: CTCP Quản lý Quỹ Đầu tư Sài Gòn - Hà Nội đã bán 7.500.000 CP
SHF đăng ký bán 7,5 triệu cổ phiếu PSI, quy mô thoái vốn khoảng 53 tỷ đồng
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.