MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 4, 18/03/2020, 11:26
PVN

 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (OTC)

Giá hiện tại: PVN 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
PVN ước tính mất 3 tỷ USD khi giá dầu rơi xuống 30-35 USD/thùng như hiện tại
PVN ước tính mất 3 tỷ USD khi giá dầu rơi xuống 30-35 USD/thùng như hiện tại

Theo tính toán, với mỗi mức giảm 1 USD của giá dầu, doanh thu xuất bán dầu của PVN sẽ giảm tương ứng khoảng 225 nghìn USD/ngày. Như vậy, với mức giá dầu chạm ngưỡng 30-35USD/thùng như hiện tại, PVN sẽ mất khoảng 3 tỷ USD doanh thu trong năm 2020.

Mới đây, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Lê Mạnh Hùng đã chủ trì cuộc họp đột xuất trực tuyến với một số đơn vị trong Tập đoàn về tình hình sản xuất kinh doanh, các giải pháp ứng phó với tác động kép của dịch COVID-19 và giá dầu sụt giảm đột biến.

Đối với việc giảm mạnh, giảm sâu của giá dầu, các đơn vị cũng đã xây dựng các kịch bản SXKD tương ứng với các mức giá dầu... để tìm kiếm giải pháp quản trị phù hợp. Theo tính toán, với mỗi mức giảm 1 USD của giá dầu, doanh thu xuất bán dầu của PVN sẽ giảm tương ứng khoảng 225 nghìn USD/ngày. Như vậy, với mức giá dầu chạm ngưỡng 30-35USD/thùng như hiện tại, PVN sẽ mất khoảng 3 tỷ USD doanh thu trong năm 2020, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn và đến nguồn thu ngân sách quốc gia.

PVN ước tính mất 3 tỷ USD khi giá dầu rơi xuống 30-35 USD/thùng như hiện tại - Ảnh 1.

Giá dầu Brent giảm 50% chỉ trong 1 tháng

Đối với các đơn vị thuộc lĩnh vực khâu sau như BSR, PVOIL, PVNDB, dịch COVID-19 đã khiến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu giảm hơn 30%. Lượng hàng tồn kho tại các đơn vị đang ở mức rất cao, cùng với đó là chi phí lưu kho, chi phí cho tàu chứa sản phẩm phát sinh tăng khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại các đơn vị gặp nhiều khó khăn.

Trước tình hình đó, lãnh đạo các đơn vị đã tập trung tối ưu sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác quản trị chi phí, dòng tiền cũng triển khai áp dụng công cụ, giải pháp nhằm tiết giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất lao động (ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường sáng kiến, sáng chế, giải pháp cải tiến kỹ thuật ...).

Tổng giám đốc Lê Mạnh Hùng cũng nhấn mạnh đây là một trong những thời điểm khó khăn nhất của Tập đoàn trong lịch sử. Vì vậy, Tập đoàn cùng các đơn vị một mặt phải nỗ lực "chèo lái qua giông bão", một mặt biết cách chắt lọc cơ hội trong nguy cơ để có thể vực lại tình hình sản xuất kinh doanh một cách nhanh nhất.

Liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng Giám đốc đề nghị các đơn vị tập trung rà soát công việc, tăng cường quản trị, triển khai các giải pháp nhằm tiết giảm chi phí và nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đưa ra các kịch bản đối phó với từng tình huống giá dầu xuống thấp nhất, thậm chí là kịch bản xấu nhất như buộc phải dừng hoạt động các mỏ, nhà máy lọc dầu.

Đồng thời, Tổng Giám đốc cũng đề nghị các đơn vị trong Tập đoàn cần tăng cường chia sẻ thông tin, nguồn lực, thị trường... nhằm tối ưu hiệu quả hoạt động trong cả chuỗi giá trị của Tập đoàn; tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước có ngành nghề kinh doanh liên quan đến sản phẩm của đơn vị mình cung cấp nhằm tháo gỡ thị trường, tối ưu nguồn lực của các bên để cùng cộng sinh vượt qua các khó khăn hiện tại.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 và thị trường dầu mỏ, nhằm nâng cao công tác quản trị, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động xây dựng và triển khai kịp thời các gói giải pháp cấp bách ứng phó với tác động kép của dịch bệnh và giá dầu thấp; ngày 11/3/2020 PVN đã có Chỉ thị số 1151/CT-DKVN yêu cầu toàn bộ Tập đoàn và các đơn vị thành viên chủ động nắm bắt, cập nhật thông tin thị trường về cung cầu, biến động giá của dầu thô, sản phẩm dầu khí, từ đó xây dựng phương án, kịch bản điều hành cụ thể để ứng phó.

PVN ước tính mất 3 tỷ USD khi giá dầu rơi xuống 30-35 USD/thùng như hiện tại - Ảnh 3.

Bảo An

Các tin khác
OIL: Nghị quyết HĐQT thông qua hợp đồng với Petrovietnam
Hé lộ doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
OIL: Nghị quyết HĐQT thông qua các hợp đồng với các công ty liên quan tới PetroVietnam
3 Tập đoàn nhà nước lớn nhất Việt Nam: Lợi nhuận hàng chục nghìn tỷ mỗi năm, đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước
Điều chỉnh quy mô dự án 1,2 tỉ USD, lọc dầu Dung Quất xin cơ chế 'đặc cách' với nhiều ưu đãi
Doanh thu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đạt 197 nghìn tỷ đồng trong quý 1, tăng 49% so với cùng kỳ năm 2021
PVN: Doanh thu 9 tháng đạt 437.800 tỷ đồng, nộp NSNN tăng 17% cùng kỳ lên 65.900 tỷ đồng
PVN: Tiêu thụ khí giảm, một số mỏ có nguy cơ dừng sản xuất
Giá dầu tăng mạnh, PVN đạt 21.300 tỷ lợi nhuận trước thuế sau 6 tháng, cao gấp 3 lần cùng kỳ
Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN): Thu về 15.300 tỷ lợi nhuận sau 5 tháng, tăng cao gấp 3 lần cùng kỳ năm 2020
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.