MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 7, 20/01/2024, 10:03
NOS

 Công ty Cổ phần Vận tải biển và Thương mại Phương Đông (UpCOM)

Giá hiện tại: NOS 1.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Kinh doanh dưới giá vốn, NOS tiếp tục lỗ lớn trong quý IV/2023, âm vốn chủ hơn 4.800 tỷ đồng
Kinh doanh dưới giá vốn, NOS tiếp tục lỗ lớn trong quý IV/2023, âm vốn chủ hơn 4.800 tỷ đồng

Năm 2023, NOS tiếp tục lỗ ròng gần 272 tỷ đồng, nâng mức lỗ luỹ kế lên đến 5.062 tỷ đồng. Đây đã là năm thứ 12 liên tiếp doanh nghiệp này thua lỗ.

CTCP Vận tải biển và Thương mại Phương Đông (MCK: NOS) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2023 với doanh thu đạt 47,6 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ năm trước. Kinh doanh dưới giá vốn khiến doanh nghiệp lỗ gộp 32,9 tỷ đồng trong quý cuối năm này (cùng kỳ năm trước lỗ gộp gần 24 tỷ đồng).

Trong kỳ, doanh thu tài chính của NOS chỉ đạt hơn 71 triệu đồng, tuy nhiên chi phí tài chính lại tăng gần 55% lên 85,5 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhẹ quanh mức hơn 4,2 tỷ đồng.

Kết quả, NOS báo lỗ sau thuế 121,6 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ lỗ 85,8 tỷ đồng).

Tính chung năm 2023, NOS ghi nhận doanh thu đạt 168,2 tỷ đồng, giảm 55% so với thực hiện năm trước và lỗ ròng 271,7 tỷ đồng (năm trước lỗ ròng 247,2 tỷ đồng)

Tình trạng kinh doanh thua lỗ của vận tải biển Phương Đông đã không còn mới lạ .Thực tế, doanh nghiệp này đã liên tục báo lỗ hàng trăm tỷ đồng trong 12 năm kể từ năm 2011 đến nay.

CTCP Vận tải biển và Thương mại Phương Đông tiền thân là công ty Vận tải Thủy Bắc, thuộc Cục Đường sông Việt Nam. Doanh nghiệp được thành lập năm 1993 theo quyết định của Bộ Giao thông Vận Tải trên cơ sở chuyển đổi tổ chức Văn phòng Tổng công ty Vận tải sông I.

Năm 2004, Công ty đổi tên thành Công ty Vận tải Biển Bắc, đến năm 2007 công ty này chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần và đến năm 2017 được đổi tên thành CTCP Vận tải biển và thương mại Phương Đông.

Hiện nay, cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp này là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC, MCK: MVN) khi nắm giữ 49% vốn.

Tại ngày 31/12/2023, số lỗ lũy kế của doanh nghiệp này đã lên đến 5.062 tỷ đồng. Vốn điều lệ chỉ ở mức 200,5 tỷ đồng khiến vốn chủ sở hữu âm 4.803 tỷ đồng. Toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp được tài trợ bằng nợ vay.

Tính đến cuối năm 2023, nợ phải trả của doanh nghiệp ở mức 5.315,2 tỷ đồng, tăng thêm hơn 154 tỷ đồng so với đầu năm. Đáng chú ý, khoản phải trả người bán ngắn hạn ghi nhận lên đến 2.019,8 tỷ đồng, trong đó có tới 1994 tỷ đồng lãi vay chưa trả. Nợ vay tài chính của NOS hiện đang ở mức 3.025 tỷ đồng.

Nguồn cơn cho gánh nặng nợ và lỗ lớn của Vận tải Phương Đông gánh khoản nợ lớn do trước đây công ty chi hàng nghìn tỷ đồng để mua những con tàu chở hàng như tàu Nosco Victory; tàu Nosco Glory; tàu Hồng Lĩnh; tàu Ngọc Sơn; tàu Eastern Sun; tàu Eastern Star …

Để có tiền mua các con tàu trên, Vận tải Phương Đông đã huy động vốn từ một số ngân hàng và dùng chính những con tàu này làm tài sản thế chấp. Đến nay, một số con tàu đã bị cưỡng chế, bán đấu giá.

Tại thời điểm kết thúc năm 2023, tổng tài sản của NOS đạt 512,2 tỷ đồng, trong đó phần lớn tài sản là tài sản cố định với mức 352,5 tỷ đồng, giảm gần 141 tỷ đồng so với đầu năm. Lượng tiền, tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp là khoảng 4,9 tỷ đồng.

Cuối tháng 12/2023, HĐQT NOS đã thông qua việc phối hợp với Ngân hàng phát triển- CN Hải Phòng( nay là CN Ngân hàng phát triển KV Đông Bắc) để xử lý tài sản là tàu Phương Đông 10.

NOS cho biết, năng lực khai thác, cạnh tranh của Công ty gặp nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh đi xuống do đội tàu già, chi phí phát sinh cao, cước thu không đủ trang trải các chi phí khai thác vận hành tàu. Riêng tàu Phương Đông 10 hoạt động từ năm 2011 đến nay khai thác không hiệu quả. Giá cước giảm liên tục, doanh thu không bù đắp được chi phí, tàu liên tục gặp sự cố.

Mặt khác, tàu Phương Đông 10 sẽ phải lên đà vào tháng 10/2024 với chi phí lên đà dự kiến hơn 10 tỷ đồng. Đối với tình hình tài chính khó khăn của Công ty khoản chi phí lên đà này là áp lực tài chính rất lớn. Do vậy, việc xử lý tài sản là cần thiết, góp phần giảm lỗ cho Công ty và giảm nợ vay tín dụng tại Ngân hàng.

Theo Hà Anh

An Ninh Tiền Tệ

Các tin khác
NOS: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024
NOS: Giải trình và đưa ra phương án khắc phục về trạng thái chứng khoán
NOS: Quyết định về việc đưa vào diện cảnh báo
NOS: Quyết định về việc duy trì diện hạn chế giao dịch
NOS: Thông báo về trạng thái chứng khoán
NOS: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông
NOS: 7.3.2024, ngày GDKHQ tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2024
DTB: 8.3.2024, chốt DS tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2024
Kinh doanh dưới giá vốn, NOS tiếp tục lỗ lớn trong quý IV/2023, âm vốn chủ hơn 4.800 tỷ đồng
NOS: Báo cáo quản trị công ty năm 2023
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.