MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Chủ nhật, 30/07/2023, 00:02
HAH

 Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE)

Giá hiện tại: HAH 42.3 -0.65(-1.51%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Lợi nhuận “bốc hơi” 72% so với đỉnh, doanh nghiệp có đội tàu container lớn nhất Việt Nam trở lại mặt đất sau “sóng thần” ngành vận tải biển
Lợi nhuận “bốc hơi” 72% so với đỉnh, doanh nghiệp có đội tàu container lớn nhất Việt Nam trở lại mặt đất sau “sóng thần” ngành vận tải biển

Quý 2/2023, doanh nghiệp vận tải biển này lãi ròng gần 80 tỷ đồng, giảm 72% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức lãi ròng thấp nhất của doanh nghiệp này kể từ quý 2/2021.

CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã HAH) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2023 với doanh thu thuần đạt 611 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn giảm chậm hơn khiến biên lãi gộp bị thu hẹp đáng kể từ mức 46,7% cùng kỳ xuống còn 24,1%. Lợi nhuận gộp tương ứng đạt 147 tỷ đồng, giảm 66% so với quý 2 năm ngoái.

Sau khi trừ chi phí và ghi nhận lợi nhuận khác, HAH lãi ròng gần 80 tỷ đồng trong quý 2, giảm 72% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức lãi ròng thấp nhất của doanh nghiệp này kể từ quý 2/2021. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt gần 97 tỷ đồng, giảm 60% so với quý 2/2022.

Lợi nhuận “bốc hơi” 72% so với đỉnh, doanh nghiệp có đội tàu container lớn nhất Việt Nam trở lại mặt đất sau “sóng thần” ngành vận tải biển - Ảnh 1.

Theo giải trình từ phía công ty, kết quả kinh doanh sụt giảm là do sản lượng, doanh thu khai thác cảng giảm trong thời gian nâng cấp, sửa chữa mặt bãi. Sản lượng hàng vận chuyển và giá cước biển giảm, giá cho thuê tàu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí cho đội tàu tăng do thêm tàu HA Rose dẫn đến lợi nhuận hoạt động khai thác tàu giảm. Ngoài ra, HAH còn lỗ từ liên doanh Zim Hải An do mới thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 3.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, HAH ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.267 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 206 tỷ đồng, lần lượt giảm 20% và 65% so với nửa đầu năm ngoái. Năm 2023, doanh nghiệp đặt mục tiêu tổng doanh thu 2.960 tỷ đồng, giảm 9% và lợi nhuận sau thuế đạt 492 tỷ đồng, giảm 41% so với thực hiện năm trước. Với kết quả đạt được, HAH mới thực hiện gần 42% kế hoạch lợi nhuận cả năm đề ra.

Lợi nhuận “bốc hơi” 72% so với đỉnh, doanh nghiệp có đội tàu container lớn nhất Việt Nam trở lại mặt đất sau “sóng thần” ngành vận tải biển - Ảnh 2.

Chờ đợi tín hiệu phục hồi

HAH hiện đang khai thác 11 tàu container với tổng công suất gần 16.000 TEU. Trong đó, HAH tự điều hành 7 tàu và cho thuê 4 tàu. Hoạt động vận tải của doanh nghiệp nằm trên 16 tuyến nội địa và 6 tuyến quốc tế (hầu hết là giữa Việt Nam và Trung Quốc). Bên cạnh đó, HAH còn sở hữu một cảng biển ở miền Bắc Việt Nam là Cảng Hải An với sản lượng trung bình hơn 300.000 TEU/năm.

Trong kế hoạch đầu tư, HAH sẽ tiếp tục mở rộng đội tàu, cùng với việc nhận tàu Haian Rose từ cuối 2022, cũng như nhận 4 tàu feeder được đóng mới, mỗi quý một tàu từ Q4/2023 với tổng vốn đầu tư là 120 triệu USD. Khi kết thúc chu kỳ đầu tư này, HAH sẽ có một đội tàu gồm 15 tàu lớn hơn nhiều so với trước Covid-19 (7 tàu) và tiếp tục sở hữu đội tàu container lớn nhất trong nước.

Với 4 quý liên tiếp sụt giảm so với quý liền trước, lợi nhuận của HAH đã trở về mặt đất sau giai đoạn thăng hoa cùng giá cước thuê tàu container và vận tải biển. Sau khi đạt đỉnh vào quý 3/2021, giá cước vận tải container (theo quan sát qua Chỉ số container thế giới của Drewry) đã liên tục giảm mạnh và hiện đang ở quanh vùng đáy 3 năm, với 1.535 USD/container 40 feet.

Lợi nhuận “bốc hơi” 72% so với đỉnh, doanh nghiệp có đội tàu container lớn nhất Việt Nam trở lại mặt đất sau “sóng thần” ngành vận tải biển - Ảnh 3.

Theo SSI Research, ngành vận tải container đã quay trở lại trạng thái cân bằng hơn và chờ đợi sự phục hồi nhu cầu nhiều hơn. Các hãng tàu đều nỗ lực kiểm soát nguồn cung, giảm tốc độ tàu, tăng phá dỡ tàu (so với đầu năm cao hơn cả năm 2021 và 2022 cộng lại) dựa trên dữ liệu của Clarksons. Giá cho thuê tàu so với mức đáy cũng cho thấy các hãng vận chuyển đang ở vị thế tốt hơn.

Bộ phận phân tích này cho rằng công suất tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu sắp tới khi xử lý hàng tồn kho kết thúc và việc nhập hàng lại bắt đầu trong những tháng tới. Triển vọng nửa cuối năm sẽ cải thiện tốt hơn và LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ năm 2023 theo dự báo có thể cao hơn khoảng 10% so với kế hoạch của HAH.

Với những diễn biến trên, SSI Research đánh giá triển vọng của HAH vào năm 2024 khả quan hơn so với trước đây, mặc dù không loại trừ rủi ro từ việc bổ sung công suất mới (khoảng 30% công suất đội tàu hiện tại) vào năm 2023 đến năm 2025 có thể gây thêm áp lực cho giá cước và nhu cầu tàu.

Hà Linh

Nhịp Sống Thị Trường

Các tin khác
Vinconship rời ‘ghế’ cổ đông lớn tại HAH
HAH: CTCP Container Việt Nam - CĐL đã bán 5.278.500 cp, không còn là CĐL từ 8.5.2024
HAH: Nghị quyết HĐQT thông qua tiến hành chi trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2023
HAH: Nghị quyết và Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024
Lợi nhuận quý 1 tại công ty sở hữu đội tàu container lớn nhất Việt Nam "bốc hơi" hơn nửa theo giá cước vận tải biển
HAH: Báo cáo về thay đổi sở hữu của cổ đông lớn CTCP CONTAINER VN
HAH: Nghị quyết HĐQT số 0204-2024/NQ-HĐQT ngày 24/04/2024
Viconship tiếp tục tăng sở hữu tại HAH
HAH: Tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 (cập nhật)
HAH: CTCP Container Việt Nam - CĐL đã mua 801.700 cp
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.