MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 2, 29/04/2019, 17:31
EVN

 Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Công ty TNHH MTV (OTC)

Giá hiện tại: EVN 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
EVN nói gì về số dư tiền gửi ngân hàng hơn 42.000 tỷ đồng?
EVN nói gì về số dư tiền gửi ngân hàng hơn 42.000 tỷ đồng?

Theo lý giải của EVN, số dư tiền gửi hơn 42.000 tỷ đồng được tổng hợp từ tất cả báo cáo tài chính của các đơn vị thành viên của EVN.

Chiều 29/4, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có phản hồi về số tiền 42.000 tỷ đồng gửi tại ngân hàng. Theo lý giải của EVN, số dư tiền gửi 42.000 tỷ đồng được tổng hợp từ tất cả báo cáo tài chính của các đơn vị thành viên của EVN bao gồm các đơn vị sản xuất, truyền tải, phân phối và dịch vụ phụ trợ.

So với số dư nợ ngắn hạn tại cùng thời điểm phải trả của EVN ( hơn 106 ngàn tỷ đồng) thì quá nhỏ chưa đủ để sử dụng cho trả nợ ngay các nhà cung cấp nhiên liệu (khí, than), bán điện… (55 ngàn tỷ đồng) và trả nợ ngân hàng đến hạn (22 ngàn tỷ đồng).

Do nhu cầu vốn cho đầu tư và sản xuất kinh doanh quá lớn nên với số dư tiền gửi trên mới giúp cho EVN và các đơn vị thành viên hoàn thành nhiệm vụ được giao.

EVN nói gì về số dư tiền gửi ngân hàng hơn 42.000 tỷ đồng? - Ảnh 1.

Theo lý giải của EVN, số dư tiền gửi 42.000 tỷ đồng được tổng hợp từ tất cả báo cáo tài chính của các đơn vị thành viên của EVN .

 Cơ cấu tổ chức bộ máy hiện tại của EVN có hàng chục đơn vị cấp 2 và hàng trăm đơn vị cấp 3, cấp 4 hoạt động trên các lĩnh vực đầu tư và sản xuất kinh doanh điện năng. Để đảm bảo hoàn thành được nhiệm vụ quan trọng số một là cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân, vì vậy mỗi đơn vị phải duy trì một số dư tiền gửi phục vụ cho công việc thường xuyên và xử lý đột xuất.

Đối với các công ty nhiệt điện cần có một số lượng tiền lớn để mở L/C thanh toán nhiên liệu nhập khẩu hoặc thanh toán cho các đơn vị cung cấp trong nước. Công ty mẹ EVN cần phải có một số tiền lớn đủ để thanh toán tiền mua điện hàng tháng cho các đơn vị bán điện.

Doanh thu tiền điện thường tập trung vào cuối tháng trong khi nhu cầu thanh toán tiền nhiên liệu và điện mua ngoài thường tập trung vào đầu tháng. Vì thế số dư tiền gửi của EVN vào cuối tháng (thời điểm lập báo cáo quyết toán) thường cao hơn so với các ngày còn lại.

Trong lĩnh vực đầu tư, mặc dù nhu cầu vốn đầu tư rất lớn nhưng EVN và các đơn vị thành viên phải cung cấp đủ vốn theo kế hoạch, đáp ứng tiến độ thi công của các dự án, nhằm đảm bảo mục tiêu cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Thủ tục hoàn tất các điều kiện để giải ngân của các Hợp đồng tín dụng thường bị kéo dài nên ngoài việc đảm bảo vốn đối ứng theo kế hoạch EVN và các đơn vị thành viên phải dự phòng thêm vốn để thanh toán cho nhà thầu trong trường hợp chậm giải ngân vốn từ các Hợp đồng tín dụng nhằm đảm bảo tiến độ đã đề ra của các dự án nhất là các dự án cấp bách, trong điểm.

Hiện tại, EVN có số dự nợ vay rất lớn vì thế nhu cầu trả nợ trong năm tương đối cao, đòi hỏi EVN phải duy trì số dư đủ để trả nợ khi đến hạn để đảm bảo tín nhiệm tín dụng cho các khoản vay trong tương lai.

EVN đã chỉ đạo các đơn vị cân đối dòng tiền để đảm bảo thanh toán kịp thời cho các nhà cung cấp theo quy định của hợp đồng đã ký đồng thời thực hiện các giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn  của đơn vị.

Trước đó, nhiều khách hàng trên cả nước thắc mắc về số tiền điện phải trả trong tháng 4 cao bất thường. Nhiều người phải trả số tiền cao từ 30-50%, cá biệt có hộ tăng gấp đôi so với tháng trước đó. Nhiều người hoài nghi mức tăng giá điện 8,36%, nhưng lại khiến tiền điện tăng cao nhiều hơn số đó.

Trong khi đó báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2018, số dư tiền gửi ngân hàng của EVN khi đó là 42.796 tỷ đồng. Số tiền này cuối 2017 là 32.363 tỷ đồng, năm 2015 và 2016 là khoảng 8.000-9.000 tỷ đồng.

Khoản tiền này đã tăng mạnh theo thời gian khiến nhiều người băn khoăn về khả năng quản trị dòng tiền của EVN. Nếu tận dụng nguồn lực này, sẽ làm tăng thu cho tập đoàn hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.


    

Theo Lâm Tú

VTC news

Các tin khác
EVN chính thức ra số kiểm toán: lỗ gần 1 tỷ USD năm 2022, cầm 100.000 tỷ tiền mặt và tiền gửi, vượt trội các doanh nghiệp lớn trên sàn
Hoạt động hết công suất để “gánh” thủy điện nhưng lại có rủi ro thiếu than, các nhà máy nhiệt điện miền Bắc kinh doanh ra sao?
Nhiều ông lớn lỗ nặng, vì sao?
3 Tập đoàn nhà nước lớn nhất Việt Nam: Lợi nhuận hàng chục nghìn tỷ mỗi năm, đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước
Vì đâu lợi nhuận nửa năm của EVN tăng gấp 7 lên hơn 10.000 tỷ đồng?
Đấu giá cổ phần EVN Finance: 2 nhà đầu tư cá nhân trả gấp đôi thị giá
EVN đưa gần 2,7 triệu cổ phần EVN Finance (EVF) ra bán đấu giá
EVN đưa 13 triệu cổ phần Thiết bị điện Đông Anh ra đấu giá trọn lô với giá khởi điểm hơn 2.000 tỷ đồng
EVNGenco 3 (PGV) ghi nhận 488,5 tỷ lãi ròng 9 tháng, tăng 69% cùng kỳ
BVSC: Giá điện dự kiến vẫn ở mức cao đến cuối năm 2019, điện mặt trời giảm nhiệt do hết "xúc tác" ưu đãi giá
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.