MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 7, 03/09/2011, 22:51
DVD

 Công ty Cổ phần Dược phẩm Viễn Đông

Giá hiện tại: DVD 3.5 -0.1(-2.78%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Hậu DVD: Cổ đông làm gì để giành quyền lợi?
Hậu DVD: Cổ đông làm gì để giành quyền lợi?

Ý kiến của Luật sư Trần Minh Hải, giám đốc Công ty Luật Basico: Các cổ đông nên liên kết cùng nhau và cần phải có sự am hiểu về luật sâu sắc hơn nữa để có thể đấu tranh, giành quyền lợi cho mình.

Thiệt vì luật

Ở các nước phát triển, khi doanh nghiệp (DN) vừa lâm vào tình trạng “ốm yếu”, mặc dù vẫn có tài sản và phương án kinh doanh vượt khó, nhưng chủ nợ hoặc chính chủ DN đã có thể nộp đơn phá sản. Lúc này, DN vẫn còn nhiều tài sản, đồng thời cũng được pháp luật bảo vệ.

Chủ nợ và chủ DN sẽ ngồi lại bàn bạc với nhau và đây có thể là tiền đề cho các hoạt động M&A hoặc cho vay, tái tài trợ, để thoát qua khủng hoảng, tức là vẫn còn đường thoát cho cả 2 phía.

Còn tại Việt Nam, trình tự sẽ khác đi đôi chút: Khi nhận được đơn yêu cầu làm thủ tục phá sản, tòa án sẽ thụ lý, xem xét, cho DN giải trình. Nếu DN chứng minh được mình còn khả năng thanh toán, tòa sẽ ra quyết định phục hồi sản xuất kinh doanh.

Còn nếu nhận thấy đúng là DN mất khả năng thanh toán, tòa sẽ ra quyết định thanh lý tài sản, sau đó sẽ có hội đồng thanh lý, tổ chức hội nghị chủ nợ…

Thứ tự phân chia quyền lợi sau đó sẽ là chủ nợ có tài sản được giữ tài sản để xử lý, chủ nợ không có tài sản bảo đảm thành một nhóm và nhóm này được phân chia theo nguyên tắc công bằng. Sau các chủ nợ, đến đội ngũ cán bộ nhân viên, thuế… và cuối cùng là cổ đông.

Việc tuyên bố phá sản chỉ diễn ra sau khi việc thanh lý kết thúc hoặc DN không còn gì để thanh lý. Tuy nhiên, khi tuyên bố phá sản, các chủ nợ cũng coi như mất trắng số tiền của mình.

Chính vì vậy, mới xảy ra thực tế DN đã phá sản nhưng trên giấy tờ vẫn tồn tại để tránh ảnh hưởng đến các chủ nợ.

Điều này dẫn đến khoảng thời gian một DN ở Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phá sản cho đến khi chính thức phá sản thường kéo dài từ 3-5 năm. Như vậy, cũng có thể hiểu rằng khi ngân hàng đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tức là họ đã đi đến đường cùng trong việc thu hồi nợ cho mình.

Cổ đông làm gì?

Tháng 11 năm ngoái, UBCKNN đã đình chỉ đợt phát hành 7,09 triệu CP DVD của Dược Viễn Đông ra công chúng. Nhưng trước đó, các cổ đông đã đóng gần 70 tỷ đồng để mua CP, cho đến giờ số tiền này vẫn không được hoàn trả.

Đợt phát hành của DVD chưa thực hiện, số tiền này chưa được chuyển hóa thành vốn của công ty, nên những cổ đông đóng tiền đồng thời cũng là chủ nợ không có tài sản bảo đảm của DVD. Khi chủ nợ nhận thấy công ty có dấu hiệu không thể thanh toán được, dù chỉ là 1.000 đồng cũng có thể tiến hành yêu cầu tòa án giải quyết phá sản DN để bảo vệ quyền lợi của mình.

Như vậy, nếu cổ đông hiểu luật và quyết liệt hơn nữa thì ngay từ cuối năm ngoái đã có thể đưa DVD ra tòa án và chắc chắn sẽ không bị động như hiện nay.

Một câu hỏi được đặt ra: Khi thanh lý tài sản, những cổ đông nêu trên và ngân hàng ai sẽ có lợi thế hơn để thu hồi tiền?

Nếu ngân hàng cho vay 30 tỷ đồng nhưng không có tài sản bảo đảm thì vị thế cũng tương đương những cổ đông đang bị DVD “găm” 1 tỷ đồng tiền mua CP. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp các ngân hàng sẽ tận dụng những lợi thế của mình để giành trước phần “nạc” trong quá trình thanh lý tài sản và để lại phần “xương” cho cổ đông nhỏ lẻ.

Vì vậy, ngay từ lúc này, các cổ đông nên liên kết cùng nhau và cần phải có sự am hiểu về luật sâu sắc hơn nữa để có thể đấu tranh, giành quyền lợi cho mình.

Theo Luật sư Trần Minh Hải
Sài Gòn đầu tư tài chính

Các tin khác
Nguyên Chủ tịch Dược Viễn Đông lại bị truy tố
Nguyên chủ tịch Dược Viễn Đông lại bị truy tố
Không thu phí lưu ký chứng khoán đối với cổ phiếu DVD và MCV
Cựu Tổng giám đốc Dược Viễn Đông Lê Văn Dũng lĩnh án 4 năm tù
Giá trị thực của doanh nghiệp bị "méo mó"
Dược Viễn Đông chấm dứt hoạt động
Nếu kiện, hãy kiện lãnh đạo DVD
Sau DVD, nhiều DN có nguy cơ bị yêu cầu phá sản
Dược Viễn Đông không còn hoạt động tại trụ sở đã đăng ký
Vụ việc DVD: Trách nhiệm của công ty kiểm toán đến đâu?
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.