MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 2, 04/08/2014, 16:33
CBBANK

 Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (OTC)

Giá hiện tại: CBBANK 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Giải pháp tối ưu cho VNCB
Giải pháp tối ưu cho VNCB

Lựa chọn Vietcombank tham gia vào phương án cơ cấu VNCB là ít hao tổn chi phí nhất.

Vẫn bí mật sở hữu

Có lẽ nhiều người chưa quen với thương hiệu NHTMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB - tiền thân là TrustBank) trên thị trường tài chính Việt Nam, do mới thay tên, đổi chủ vào tháng 5/2013.

Sự ra đời của một thương hiệu mới toanh này, bắt nguồn từ việc nhóm cổ đông do Tập đoàn Thiên Thanh đứng đại diện tham gia vào TrustBank. Sự việc tái cơ cấu NH này sẽ trở nên êm đềm nếu không rơi vào tình trạng sở hữu cổ đông, cổ phần vượt mức quy định.

Theo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (TTGSNH), nếu nhìn vào hồ sơ NH này thì bảo đảm tuân thủ các quy định của Luật là cổ đông tổ chức chỉ được sở hữu không quá 15% cổ phần và 5% đối với cá nhân. Thế nhưng trên thực tế, câu chuyện “những người liên quan” đến nhóm cổ đông lớn nắm giữ cổ phần chi phối tại VNCB lớn hơn rất nhiều so với văn bản giấy tờ.

Trong lằn ranh giữa quy định và các mối quan hệ “những người liên quan” đó, Cơ quan TTGSNH rất khó xác định để ngăn chặn. Thực tế, những người nắm giữ cổ phần được đứng tên là những người giúp việc, vợ con, bạn bè… nhưng đứng sau là một doanh nhân không phạm vào quy định của Luật. Khi đó, có thể xảy ra tình trạng ông chủ NH vừa là nhà đầu tư dự án BĐS, vừa quyết định điều chuyển nguồn lực vốn tín dụng cho chính dự án đó. Nhưng thị trường BĐS mấy năm qua đóng băng nên các ông chủ không còn cách nào xoay xở với chính những dự án sân sau của NH.

Khi BĐS không thanh khoản được, rủi ro sẽ dồn cục thành nợ xấu. Từ chỗ là cổ đông tham gia cơ cấu NH, Tập đoàn Thiên Thanh nay phải dừng bước để NHNN trực tiếp tham gia vào củng cố lại phương án cơ cấu VNCB thêm một bước nữa để phát triển an toàn hơn.

Lựa chọn tốt nhất có thể

Giải quyết nợ xấu và hỗ trợ thanh khoản cho VNCB được ưu tiên vào lúc này. Nhà điều hành đã sử dụng Vietcombank - một trong những NHTM hàng đầu hiện nay - để tham gia cấu trúc lại hệ thống cho VNCB. Trong lễ ký kết hợp tác toàn diện giữa Vietcombank và VNCB cuối tuần qua, Phó thống đốc NHNN ông Nguyễn Phước Thanh cho rằng, trước mắt Vietcombank sẽ hỗ trợ nguồn vốn cho VNCB đảm bảo chi trả kịp thời cho người gửi tiền và các giao dịch kinh doanh tiền tệ khác khi có nhu cầu.

Giải pháp tối ưu cho VNCB (1)
Giải quyết nợ xấu và hỗ trợ thanh khoản cho VNCB được ưu tiên

Những người kinh doanh trong lĩnh vực NH ở Việt Nam nhìn nhận, Vietcombank tham gia vào phương án cơ cấu VNCB là một lựa chọn tối ưu trong điều kiện thị trường hiện nay và ít hao tổn chi phí nhất. Bởi thực tế sức khỏe của mỗi NH hiện nay đều nằm trong “hồ sơ” của nhà điều hành, mà đại diện NHNN đã có đánh giá: tiềm lực của VNCB gần đây đã tốt hơn rất nhiều so với tiền thân của nó là TrustBank.

Có thể ai đó cho rằng, cũng nên tính đến giải pháp bán đứt VNCB cho một NĐT nước ngoài. Điều này có thể sẽ phải mất ít nhất 3 năm thu thập hệ thống dữ liệu cho các NĐT để họ xác định được chất lượng khoản đầu tư. Sau đó tiến hành rao bán và định giá khi đã có một NĐT chịu mua lại... Trong khi tài sản có lớn nhất của VNCB hiện nay là Công ty vận tải Phương Trang và Công ty địa ốc Phú Mỹ vẫn còn dùng dằng giữa nhân sự mới và cũ của NH. Xử lý những khoản nợ xấu bằng bán tài sản BĐS thế nào trong điều kiện thị trường ảm đạm? Công cụ sử dụng thị trường chứng khoán trong bối cảnh ỳ ạch hiện nay chưa đủ hấp dẫn để thu hút NĐT vào sở hữu NH…

Theo bản hợp tác toàn diện giữa hai NH ký cuối tuần qua thì Vietcombank sẽ hỗ trợ VNCB xây dựng cơ sở khách hàng lại theo quy định pháp luật; cơ cấu lại cổ đông, cổ phần; và xây dựng phương án quản trị rủi ro, kiểm soát chặt chẽ hệ thống tín dụng đạt mục tiêu phát triển của VNCB. “Vietcombank sẽ tham gia hỗ trợ trực tiếp thanh khoản, xử lý nợ xấu, cơ cấu hoạt động cho VNCB. Quá trình này sẽ mất khoảng 2 năm để VNCB có thể tiếp tục phát triển”, Phó thống đốc Nguyễn Phước Thanh cho biết.

Có thể khẳng định, việc sử dụng một NH lớn hàng đầu tham gia vào cơ cấu một NH yếu có vẻ như đã rất thành công trong hệ thống NH. Trong lịch sử ngành NH, Vietcombank đã từng cơ cấu thành công Eximbank, BIDV đã tham gia hỗ trợ SCB 3 năm trước đó… Sau đây, vấn đề sở hữu cổ phần, cổ đông trong các NHTMCP sẽ được kiểm soát như thế nào để hạn chế tối đa những rủi ro cho hệ thống tài chính? Đề án 254 về tái cấu trúc hệ thống NH theo lộ trình đã có đầy đủ các bước theo từng năm giải quyết nợ xấu, sở hữu chéo, “kéo giãn” nhóm cổ đông và nhóm khách hàng vay vốn tập trung vào một NH.

Tuy vậy, điều quan trọng nhất vẫn nằm trong hoạt động điều hành từng NH, trong việc cơ cấu danh mục khoản vay và phát triển các dịch vụ tài chính trong quá trình kinh doanh. Các ông chủ nhà băng phải thay đổi tư duy sử dụng nguồn vốn xã hội, theo kiểu “bốc thuốc bổ cho những đứa con cưng” của mình thì rất khó phát triển. Ở đây cũng đòi hỏi cả Cơ quan TTGSNH tăng cường hơn nữa hoạt động kiểm tra, kiểm soát các dòng vốn của NH để đảm bảo chất lượng tín dụng và hoạt động.

NHNN chưa phải hỗ trợ về tiền cho VNCB

Theo Phạm Hà Nguyên
Các tin khác
Tập đoàn J Trust của Nhật muốn mua lại Ngân hàng Xây dựng
CTB: Giải trình kết quả sản xuât kinh doanh 6 tháng đầu năm 2017
Lãnh đạo Ngân hàng Đại Tín đã rút tiền kiểu gì?
Cựu lãnh đạo Trustbank bị bắt, Ngân hàng Xây dựng khẳng định không liên quan đến hoạt động của ngân hàng
Tương lai của ngân hàng Đông Á vẫn chưa được định đoạt
Gánh nặng ngân hàng “100% trách nhiệm Nhà nước”
3 ngân hàng 0 đồng: Ngày ấy – bây giờ
“Những điều cần biết” trước thềm phiên sơ thẩm vụ án Phạm Công Danh
Liên quan đến vụ NH Xây dựng khởi kiện Cty Phương Trang: Việc khởi kiện là theo đúng quy định của pháp luật
Bộ Công an thông báo kết quả điều tra vụ án Phạm Công Danh
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.