MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 4, 28/08/2013, 07:41
AVS

 Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Việt

Giá hiện tại: AVS 6.2 +0.5(+8.77%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Nhiều doanh nghiệp bất ngờ hồi sinh sau hủy niêm yết
Nhiều doanh nghiệp bất ngờ hồi sinh sau hủy niêm yết

Mầm sống trở nên dễ thấy cho VTA khi cánh cửa đẩy bớt nặng nợ mở ra, dòng tiền có thể bắt đầu chảy vào hoạt động kinh doanh thay vì chảy đi trả nợ lãi vay.

Hủy niêm yết thành trào lưu năm ngoái và đến nay vẫn còn. Thường thì, nhà đầu tư nhìn nhận các doanh nghiệp hủy niêm yết thường là theo chiều hướng: xấu quá nên phải hủy hoặc hủy vì cơ hội mới. Chúng tôi điểm lại hoạt động kinh doanh một vài doanh nghiệp đã hủy niêm yết để nhà đầu tư có những lựa chọn tốt hơn khi doanh nghiệp thông qua việc rời sàn.

Trước hủy niêm yết, bất ngờ những hành động gom hàng

Ví dụ như STL, khi dự án Ulsilk city vẫn đang tốn nhiều giấy mực truyền thông thì doanh nghiệp này lãnh thêm án hủy niêm yết bắt buộc từ 26/7 do âm vốn chủ sở hữu. Tưởng chừng như với hàng loạt tin xấu ồ ạt ra thì cổ phiếu này sẽ bị bán mạnh nhưng sự thật lại không phải thế. Những ngày trước khi rời sàn là những ngày STL được gom mạnh-nhất là từ khối ngoại.

Trước khi hủy niêm yết ít ngày, Lucerne Enterprise LTD đã kịp gom và nắm giữ 7,44% vốn điều lệ của STL.

Cũng phải nhắc thêm rằng, bản giải trình kết quả kinh doanh kiểm toán 2012 và kế hoạch kinh doanh thời gian tới-nếu thực hiện được-thì sẽ thực sự có triển vọng bởi lợi nhuận kếch xù từ những dự án đầu tư đã lâu. Tuy nhiên, miếng bánh ngon béo bở này có lẽ không đến lượt các nhà đầu tư nhỏ lẻ bởi một khi cổ phiếu bị hủy niêm yết thì NĐT nhỏ lẻ sẽ rất khó chuyển nhượng cổ phần hoặc chờ đợi phân chia lợi nhuận. Họ phải bán ra và những NĐT có tiềm lực tài chính mạnh nhảy vào gom hàng. Có lẽ, đây chính là trường hợp của STL.

Hay như ở Chứng khoán Âu Việt, sau quyết định hủy niêm yết tự nguyện và rút gần hết các nghiệp vụ thậm chí còn lên kế hoạch giải thể, AVS đã tạo ra tâm lý "chim sợ cành cong" của nhà đầu tư nhỏ lẻ. Nhà đầu tư nhỏ lẻ hiển nhiên không muốn ôm vào số ít cổ phiếu bị hủy niêm yết để tự tạo ra khó khăn chuyển nhượng cho mình. Cùng với sự thoái vốn của cổ đông nhỏ là sự gom hàng nhanh chóng của cổ đông lớn đồng thời là cổ đông nội bộ. Vợ Chủ tịch HĐQT đã sớm sở hữu đến gần 30% vốn!

Sau hủy niêm yết: Những động thái trở mình

Nhiều doanh nghiệp "bỗng nhiên" có kế hoạch kinh doanh đầy bất ngờ sau hủy niêm yết. Những kế hoạch này khiến nhà đầu tư không khỏi nghĩ rằng: liệu đây là vận may bất ngờ hay là toan tính thậm chí từ trước khi rời sàn?

CTCP Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex (UpCOM: CAD) đã thông qua kế hoạch 2013 với doanh thu 420 tỷ đồng, lợi nhuận 5 tỷ đồng.

Đại hội cũng thống nhất phát hành 20 triệu cp cho nhà đầu tư chiến lược và ủy quyền cho HĐQT lựa chọn thời điểm, số lượng, giá phát hành, các tiêu chí chọn nhà đầu tư chiến lược…Thông qua liên kết với Tập đoàn International Treasure Corporation USA đầu tư vùng nuôi, nhà máy chế biến, nhà máy vi sinh.

Hay như CTCP Vitaly (VTA), việc tái cấu trúc công ty dường như đã có lối ra khi DATC vào cuộc mua nợ và chuyển đổi nợ thành cổ phần. Mầm sống trở nên dễ thấy khi cánh cửa đẩy bớt nặng nợ mở ra, dòng tiền có thể bắt đầu chảy vào hoạt động kinh doanh thay vì chảy đi trả nợ lãi vay. Cũng phải nhắc lại rằng hồi năm 2011, khi VTA chuyển sàn từ HNX sang Upcom, ngay quý đầu tiên chuyển sàn công ty đã báo lãi lớn dù trước đó là điệp khúc lỗ 3 năm liên tiếp.

Sau khi hủy niêm yết hồi đầu tháng 6 năm nay, AVS bất ngờ công bố kết quả kinh doanh lãi ròng 5,8 tỷ đồng 6 tháng dù trước đó đã thua lỗ 2 năm triền miên!. Nếu liên hệ sự thay đổi đột ngột này sau hủy niêm yết với hành động gom cổ phiếu của người có liên quan Chủ tịch HĐQT thì câu hỏi ngỏ: "việc hủy niêm yết có vô tư?" cũng khó trả lời.

Hay như Mekophar (MKP), trước khi huỷ niêm yết, lãnh đạo doanh nghiệp này đã chạy đôn chạy đáo khắp nơi vì muốn thay đổi đăng ký kinh doanh, mở rộng chuỗi bán lẻ dược phẩm. Tuy nhiên, khi huỷ niêm yết bất thành, việc này dường như không được nhắc đến trên website chính thức của công ty. Nghị quyết ĐHCĐ năm 2013 cũng không đả động đến vấn đề khiến công ty rời sàn niêm yết. Hoạt động kinh doanh của MKP vẫn tốt với doanh thu thuần tăng trưởng 17% và Lợi nhuận sau thuế đạt 45 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tăng 26% so với năm ngoái. Công ty cũng vừa công bố tin chốt quyền tạm ứng cổ tức 2013 bằng tiền tỷ lệ 12%.

Vậy là, sau khi thu mình lại ở sân chơi nhỏ hơn, khá nhiều doanh nghiệp trở mình với những động thái tìm lối ra có chiều hướng khả quan. Đối với nhiều doanh nghiệp, đó là những may mắn bất ngờ. Tuy nhiên, đối với không ít doanh nghiệp thì dường như đã có sự toan tính khi rời sàn.

Thanh Hiên

Các tin khác
Mất bao lâu để giải thể một công ty chứng khoán?
Chứng khoán Âu Việt chốt quyền thanh toán tiền giải thể 6.300 đồng/cổ phiếu
Danh sách “đen” 20 CTCK và 7 công ty quản lý quỹ thuộc diện tái cấu trúc
Chứng khoán Âu Việt báo lãi gần 10,5 tỷ đồng cho bản báo cáo tài chính cuối cùng
VRC: AVS đã bán 2.735.007 cp
2013 - Năm kỷ lục của hủy niêm yết
VRC: AVS đăng ký bán 2.735.007 cp
VRC: AVS đã bán 29.450 cp
Chủ tịch AVS: Giải thể CTCK, "nhưng làm sao bỏ chứng khoán được"
UBCK thu hồi Quyết định chấp thuận giao dịch chứng khoán trực tuyến của 7 CTCK
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.