MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 6, 22/06/2018, 10:16
@BTC

 Bitcoin (OTC)

Giá hiện tại: @BTC 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Đằng sau lời cảnh báo bitcoin sẽ khiến hệ thống Internet tê liệt của BIS
Đằng sau lời cảnh báo bitcoin sẽ khiến hệ thống Internet tê liệt của BIS

BIS đã đề xuất một số ý tưởng, nhưng dường như chưa có ý tưởng nào có thể kiểm soát tiền số ngay lập tức.

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế tại Thuỵ Sĩ (BIS), hay còn được gọi là "ngân hàng của các ngân hàng trung ương", yêu thích các mệnh lệnh, chế độ kĩ trị và ổn định. Với mức giá bấp bênh cùng lượng giao dịch bốc hơi nhanh chóng của Bitcoin, báo cáo dài 24 trang của BIS về tiền số luôn "dữ dội".

Theo BIS, không thể tin tưởng các đồng tiền số theo cách mà bạn tin tưởng các đồng tiền chính thống bởi không giống như các đồng tiền được NHTW phát hành, tiền số được "đào" bởi các máy tính bằng cách xử lý những thuật toán phức tạp và rồi sau đó được giao dịch tự do trên Internet. 

Trên lý thuyết, nếu như toàn bộ dân số của 1 quốc gia chuyển sang sử dụng các đồng tiền điện tử như bitcoin, "quy mô của sổ cái sẽ phải phình to, vượt quá khả năng lưu trữ của 1 chiếc điện thoại thông thường sau vài ngày, của 1 chiếc máy tính cá nhân thông thường sau vài tuần và của các server sau vài tháng". Vấn đề không chỉ dừng lại ở khả năng lưu trữ mà còn nằm ở khả năng xử lý: chỉ có những siêu máy tính mới có thể đủ nhanh để xác nhận các giao dịch đổ về dồn dập. Do đó khối lượng khổng lồ có thể "công phá" và khiến toàn bộ mạng lưới Internet tê liệt.

Tuy nhiên, giữa cơn giận dữ ngay thẳng này lại thiếu đi một điều quan trọng: Vậy BIS khuyên chúng ta nên làm gì để điều tiết tiền số?

Lời cảnh báo chói tai rằng Bitcoin đang "công phá internet" rất ấn tượng. Tuy nhiên, để tới được mức độ "công phá", nhu cầu thanh toán bằng tiền số cần phải tương đương với nhu cầu thanh toán bằng hệ thống thông thường. Rõ ràng, điều này sẽ không sớm xảy ra.

Nguy cơ giả mạo và tội phạm mới là điều cần phải được quan tâm đúng mức ngay lúc này. Điều này cũng đã được tổng giám đốc Agustin Carstens của BIS chỉ rõ trong tháng hai vừa rồi. Khi đó, ông mô tả Bitcoin là "hỗn hợp của bong bóng tài chính, mô hình Ponzi và thảm hoạ môi trường." Từ "Ponzi" được lặp lại nhiều lần trong báo cáo của BIS khi mô tả hiện trạng các vụ ICO bùng nổ trong năm 2017.

Mặc dù nguy cơ đã được phân tích rõ, nhiều ngân hàng trung ương dường như vẫn chưa rõ mình cần làm gì. Tiền số toàn cầu cần giám sát toàn cầu nhằm tránh tình trạng chênh lệch quy định giữa các quốc gia. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách đang đi theo những phương hướng khác nhau, trong đó, Trung Quốc đã cấm tiền số, Nhật Bản chấp nhận tiền số, còn châu Âu lại đang "lập lờ".

Nỗ lực tìm kiếm một nguyên nhân chung của G20 chưa đem lại hiệu quả. Đầu năm nay, một thông cáo cảnh báo nguy cơ trốn thuế và rửa tiền thông qua tiền số đã được ban hành, tuy vậy, thông cáo này mới chỉ dừng ở mức kêu gọi tăng "giám sát khi cần thiết".

Báo cáo của BIS đi sâu phân tích lí do vì sao kiểm soát thị trường tiền số lại khó khăn. Các luật lệ và quy định quản lý hệ thống tài chính đã trở nên lỗi thời. Các tài sản tiền số "kẹt" giữa các nhà làm luật khác nhau. Ví dụ, một trò chơi điện tử thu phí sử dụng công nghệ blockchain và tiền số có thể đồng thời ẩn chứa nhiều nguy cơ dưới góc độ là một tài sản chứng khoán, một sản phẩm tiêu dùng, và đồng thời là một công cụ rửa tiền. Nếu không có một cơ quan quản lý thống nhất tập trung, sẽ rất khó để kiểm soát.

Câu trả lời cho vấn đề này là gì? BIS đã đề xuất một số ý tưởng, nhưng dường như chưa có ý tưởng nào có thể kiểm soát tiền số ngay lập tức. Một trong số đó là phối hợp toàn cầu. Hoạch định các điểm liên lạc tập trung như các sàn giao dịch tiền số là một ý tưởng khác đòi hỏi cần có thêm nhân viên.

BIS còn bàn về việc thận trọng giám sát điểm giao giữa tiền số và các cơ sở hạ tầng thanh toán thực, dù điều này phụ thuộc vào sự phối hợp xuyên biên giới. BIS đã đúng khi kêu gọi mở rộng giám sát, tuy vậy, sẽ khó để tìm nguồn đầu tư cho một thị trường còn khá nhỏ so với phạm vi quốc tế.

Giám sát chặt chẽ hơn là một khởi đầu hợp lý. Tuy nhiên, nếu không có sự tương trợ giữa các quốc gia, các hành động ngăn chặn giả mạo nghiêm ngặt và đủ nguồn lực, thế giới vẫn sẽ rất lúng túng trước bitcoin và các đồng tiền số.

Quỳnh Mai

Bloomberg

Các tin khác
Bitcoin vượt mốc 11.000 USD
Bitcoin trở lại mốc 10.000 USD: "Xuân này có khác xuân xưa"?
640 tỷ USD đã bốc hơi khỏi thị trường tiền số trong 9 tháng qua
Giới đầu cơ đang bán khống mạnh Bitcoin
Tăng 40% trong tháng 7, giá bitcoin sẽ tiếp tục tăng vọt trong thời gian tới?
UBCKNN đề nghị các doanh nghiệp không được phát hành, giao dịch và môi giới tiền ảo
Bitcoin tăng vọt sau khi BlackRock tuyên bố nghiên cứu tiền mật mã và blockchain
Bitcoin giống vàng hơn là tiền tệ
Facebook bỏ lệnh cấm, cho phép quảng cáo Bitcoin và tiền mã hóa trở lại
Giữa lúc hàng trăm đồng tiền số đỏ sàn, Jack Ma tuyên bố bitcoin là bong bóng
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.