MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 4, 22/05/2024, 00:03
VTP

 Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (HOSE)

Giá hiện tại: VTP 86.8 +4.2(+5.08%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Từ "cái roi" đầu tiên "quất'' vào Viettel đến cuộc viễn chinh ra thế giới và công ty con 11 tỷ đô trên sàn chứng khoán
Từ "cái roi" đầu tiên "quất vào Viettel đến cuộc viễn chinh ra thế giới và công ty con 11 tỷ đô trên sàn chứng khoán

Thời gian đầu, địa chỉ 22 Láng Hạ - tổng hành dinh thứ 3 tại Hà Nội lúc nào cũng đông nghẹt khách, ghế không đủ thì đứng ghé xung quanh bàn, trong nhà không đủ thì ngồi ngoài sân, từ 7h sáng đến 23h khuya lúc nào cũng nườm nượp người không ngớt.

CHƯƠNG TRÌNH KỲ LẠ NHẤT NGÀNH VIỄN THÔNG VÀ 'CÁI ROI' ĐẦU TIÊN

Tên website nội bộ Viettel Family của Tập đoàn Viettel, một bài viết đã kể lại một cuộc khủng hoảng thật sự cả về kỹ thuật và truyền thông trong quá khứ. 

Cụ thể, ngay sau khi khai trương mạng Viettel Mobile, cuối năm 2004, Viettel nhanh chóng tự chủ bán hàng với tốc độ tăng trưởng thuê bao trả sau ở mức chóng mặt, đạt khoảng 2.000-3.000 thuê bao hòa mạng trong 1 ngày.

Theo lời ông Tống Viết Trung - Nguyên Phó TGĐ Tập đoàn (ngày ấy là Giám đốc Công ty Viễn thông Viettel), cửa hàng 22 Láng Hạ - tổng hành dinh thứ 3 tại Hà Nội lúc nào cũng đông nghẹt khách, ghế không đủ thì đứng ghé xung quanh bàn, trong nhà không đủ thì ngồi ngoài sân, từ 7h sáng đến 23h khuya lúc nào cũng nườm nượp người không ngớt.

Thậm chí, cửa kính ở 22 Láng Hạ bị vỡ đến 3 lần do khách hàng chen lấn. Đường Láng Hạ thường xuyên tắc, bỗng chốc hình thành cả dãy hàng photocopy ven đường chỉ để phục vụ khách hàng đến hòa mạng Viettel. 

Từ

Trong đà tiến lên như vũ bão, Viettel công bố một chương trình khuyến mại được báo chí đánh giá là “kỳ lạ nhất trong lịch sử ngành viễn thông Việt Nam”- miễn phí cuộc gọi nội mạng đầu tiên trong ngày cho mọi thuê bao.

Về lý do có chương trình khuyến mãi này, Nguyên TGĐ Tập đoàn Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Ngay từ khi triển khai dịch vụ di động 098, chúng tôi đã quyết định phải “nhanh”. Thị trường di động có khả năng bão hòa vào năm 2008. Cơ hội của Viettel chỉ còn 3 năm nữa. Cơ hội ngắn bắt buộc Viettel phải “nhanh”, bởi trong ngành viễn thông, câu chuyện lấy lại thị trường là điều rất khó, trong khi mục tiêu của Viettel khi ấy là có được thị phần thứ hai trong làng viễn thông tại Việt Nam”. 

Ông Hùng cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi chưa bao giờ theo đuổi một thương hiệu “giá rẻ” nhưng vì ra sau, chưa có tên tuổi, mạng lưới nên con đường duy nhất của Viettel là giá rẻ."

“Chúng tôi chưa bao giờ theo đuổi một thương hiệu “giá rẻ” nhưng vì ra sau, chưa có tên tuổi, mạng lưới nên con đường duy nhất của Viettel là giá rẻ."

Nhưng, chỉ 1 tuần sau ngày công bố, thay vì những thông báo phấn khởi về kết quả tốt đẹp của chương trình, lãnh đạo của Tổng Công ty (nay là Tập đoàn) và của Công ty Di động Viettel (nay là Tổng Công ty Viễn thông Viettel) đã phải lên tiếng xin lỗi khách hàng.

Bởi vì cùng với sự tăng trưởng đột biến của lượng khách hàng và lưu lượng cuộc gọi là tình trạng nghẽn mạng trên diện rộng. Có những thời điểm các cuộc gọi không thể kết nối với nhau và cả tổng đài chăm sóc khách hàng cũng nghẽn đặc vì quá tải những cuộc gọi thắc mắc, than phiền và cả trách mắng của khách hàng. Đó cũng là “cái roi quất đầu tiên vào Viettel Mobile".

“Thời đó, chúng tôi nhất trí với nhau phải đi nhanh, nhưng khi phát triển nhanh sẽ nảy sinh nhiều bất cập. Sự cố nghẽn mạng xảy ra do thiết bị về chậm, chúng tôi chưa kịp lắp đặt đáp ứng nhu cầu của người dân, chưa tối ưu hiệu quả của thiết bị và cũng chưa lường hết tác động của khuyến mại đối với khách hàng”, Nguyên Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn nhớ lại.

Nguyên Phó TGĐ Tập đoàn Tống Viết Trung cũng chia sẻ “Trong thời điểm nghẽn mạng, tất cả quy trình nghiệp vụ chúng tôi thiết kế trên máy tính đều trở thành vô nghĩa. Trên hệ thống tổng đài, chúng tôi phải canh giờ và reset từng tổng đài, tránh trường hợp cả hệ thống ngừng hoạt động. Với hệ thống chăm sóc khách hàng, chúng tôi buộc phải ghi nhận các cuộc gọi bằng hình thức khác và sau đó dành riêng thời gian thấp tải để gọi ngược lại cho khách hàng".

CUỘC VIỄN CHINH BƯỚC RA THẾ GIỚI VÀ NHỮNG DN 'BỐC LỬA' TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN

Dần dần sự cố cũng được giải quyết. Nhờ cuộc khủng hoảng đó, những người lãnh đạo Viettel ngày ấy đã rút ra nhiều bài học quý giá để đạt được thành công như hiện tại. Theo đó, hiện nay Viettel là nhà mạng lớn nhất Việt Nam với 76 triệu khách hàng. Tập đoàn đã lắp đặt gần 120.000 trạm phát sóng 2G- 5G được lắp đặt trên toàn quốc kể cả vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; là mạng 4G lớn nhất Việt Nam với 45.000 trạm phát sóng, độ phủ đạt 97% dân số.

Năm 2006, Viettel quyết định mở rộng kinh doanh ra nước ngoài với mục tiêu tìm kiếm thị trường tiềm năng với việc thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel (nay là Tổng Công ty Đầu tư quốc tế Viettel) vào tháng 10/2006 và nước đầu tiên được chọn là Campuchia.

Sau 3 năm nỗ lực tìm kiếm cơ hội hợp tác, xin giấy phép, xây dựng hạ tầng mạng lưới, tháng 2/2009 Viettel chính thức khai trương thị trường tại Campuchia với thương hiệu Metfone, chỉ 2 năm sau Metfone đã vươn lên vị trí số 1 về thị phần. Đồng thời, năm 2009, Viettel tiếp tục khai trương tại thị trường Lào (thương hiệu Unitel). Liên tục các năm tiếp theo, Viettel khai trương dịch vụ tại Haiti (thương hiệu Natcom), Mozambique (thương hiệu Movitel), Đông Timor, Cameroon, Tanzania,...

Điểm chung của những thị trường nước ngoài đầu tiên của Viettel đó là những thị trường nghèo. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, khi đó là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết nguyên nhân là vì trong lĩnh vực viễn thông, các công ty đã đi đầu tư được hơn 20 chục năm nên còn lại chỉ là những nơi khó và nhiều rủi ro, bên cạnh đó, dịch vụ viễn thông là thiết yếu vì thế đất nước nào cũng cần. 

Cho đến hiện nay, Viettel đang sở hữu 10 thương hiệu ở nước ngoài, cung cấp dịch vụ cho hơn 65 triệu khách hàng, có 6 thị trường đứng số 1 về thị phần, trong đó, 5 thị trường hoàn vốn 100% dự án. Những thành công đó được biểu hiện bằng những con số trên sàn chứng khoán.

Thị giá của VGI đã tăng 242% kể từ đầu năm cho tới nay, vốn hóa thị trường đạt gần 278.000 tỷ đồng (xấp xỉ 11 tỷ USD) giúp công ty con của Viettel vươn lên vị trí thứ 3 trong những công ty giá trị nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, chỉ còn kém Vietcombank và BIDV.

Sự 'bứt phá' của cổ phiếu VGI trong giai đoạn đầu năm được đóng góp lớn từ việc kết quả kinh doanh tích cực của Viettel Global. Cụ thể, trong quý 1/2024, doanh nghiệp này doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Viettel Global đạt 7.907 tỷ đồng, tăng 22%. Doanh thu tăng trưởng tích cực, lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 1/2024 của Viettel Global đạt 1.633 tỷ đồng, tăng 175% so với cùng kỳ năm 2023.

photo-1716266448183

Đà tăng mạnh mẽ cũng diễn ra trên các cổ phiếu họ Viettel khác như VTP của Viettel Post, CTR của Công trình Viettel và VTK của Tư vấn Thiết kế Viettel.

Theo đó, cổ phiếu VTP đã tăng 44% kể từ đầu năm, bên cạnh đó, cổ phiếu này cũng đã thành công chuyển sang sàn HOSE trong đầu năm nay. Quý đầu năm 2024, Viettel Post ghi nhận kết quả khả quan, đặc biệt là các mảng dịch vụ với doanh thu chuyển phát đạt 1.853,2 tỷ đồng, tăng trưởng 53,6% so với cùng kỳ 2023. Doanh thu từ mảng logistics đạt 222,8 tỷ đồng, tăng trưởng 31,6% so với quý 1/2023. Lợi nhuận trước thuế quý 1 đạt 73,6 tỷ đồng, vượt 13,2% kế hoạch đề ra.

Doanh nghiệp đặt mục tiêu trong 5 năm tới, doanh số tăng gấp 10 lần so với năm 2023, tương đương với mức tăng trưởng 60-65% mỗi năm cho cả hoạt động cốt lõi và lĩnh vực mới.

Doanh nghiệp cho biết vẫn đang tìm kiếm cơ hội ở thị trường nước ngoài, đây là mảng tiềm năng trở thành động lực tăng giai đoạn 2025 – 2030. Công ty đã có 2 công ty con trong lĩnh vực chuyển phát nhanh hoạt động ở nước ngoài là Mygo Cambodia và Mygo Myanmar. Viettel Post xúc tiến xây dựng tuyến vận chuyển liên kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam và Asean; tham gia xây dựng đề án cửa khẩu thông minh hiện đại nhất Việt Nam.

Ngoài ra, cổ phiếu CTR tăng 41% và cổ phiếu VTK tăng 120% kể từ đầu năm. Thực tế, Viettel Construction luôn được đánh giá là doanh nghiệp tăng trưởng ổn định nhất trong “họ” Viettel trên sàn chứng khoán. Kể từ khi lên sàn, công ty luôn duy trì được tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đều đặn. Những lĩnh vực kinh doanh chính của Viettel Construction như vận hành các trạm BTS, hạ tầng viễn thông hay xây dựng tiếp tục giữ phong độ. Quý 1/2024, doanh thu của Viettel Construction đạt 2.623 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế hơn 116 tỷ đồng, tăng 7%.

Ngoài ra, Viettel Construction được biết tới là đơn vị đảm nhiệm mảng hạ tầng viễn thông của Viettel. Do đó, công ty được kỳ vọng hưởng lợi trong bối cảnh chuyển đổi số tăng mạnh và việc bắt đầu triển khai mạng 5G tại Việt Nam.

Tư vấn Thiết kế Viettel trong năm 2023 cũng đạt kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt với doanh thu tăng 31% đạt 283 tỷ và lợi nhuận sau thuế tăng 26% đạt 26 tỷ đồng.

Ngọc Điệp

An ninh tiền tệ

Các tin khác
VTP: Nghị quyết HĐQT về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh
Từ "cái roi" đầu tiên "quất'' vào Viettel đến cuộc viễn chinh ra thế giới và công ty con 11 tỷ đô trên sàn chứng khoán
Viettel Post lọt Top chất lượng dịch vụ bưu chính
Viettel Post đặt mục tiêu gấp 10 lần doanh thu sau 5 năm, đảm bảo lợi nhuận cao hơn trung bình ngành
VTP: Biên bản họp, Nghị quyết và Tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024
Vốn hóa bốc hơi 2.200 tỷ đồng chỉ trong 1 tuần, Viettel Post đang kinh doanh ra sao?
VTP: Thông báo mời họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 và đề cử ứng viên HĐQT, BKS
Cổ phiếu Viettel Post (VTP) liên tục tăng nóng xô đổ nhiều kỷ lục, “gã khổng lồ” ngành dịch vụ chuyển phát lần đầu vượt ngưỡng 10.000 tỷ vốn hóa
Một doanh nghiệp vừa lên sàn HOSE tham vọng làm "công viên logistics" khắp Việt Nam: Dùng kỹ sư trình độ Đại học thay vì công nhân, giảm tới 70% lao động
VTP: Thông báo đăng ký mô hình công ty và loại BCTC
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.