MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 3, 01/03/2016, 09:06
VFM

 Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư Việt Nam

Giá hiện tại: VFM 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Nhiều quỹ đầu tư chuyên nghiệp không thể “thắng” nổi VN-Index
Nhiều quỹ đầu tư chuyên nghiệp không thể “thắng” nổi VN-Index

Đạt được mức tăng trưởng tốt hơn VN-Index dường như không phải nhiệm vụ dễ dàng với những quỹ đầu tư quản lý hàng trăm triệu USD.

Không chỉ riêng các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp mà hầu hết những ai tham gia đầu tư chứng khoán đều kỳ vọng đạt được mức tỷ suất lợi nhuận cao hơn mức bình quân của thị trường.

Trải qua năm 2015 đầy biến động, chỉ số VN-Index đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam chốt năm tại mức 579 điểm – tăng 6% so với năm 2014. Mức tăng trưởng chỉ tương đương lãi suất gửi tiết kiệm này dường như không khó để vượt qua.

Khảo sát của CafeF tại 15 quỹ mở nội địa cho thấy cho 8 quỹ tăng trưởng tài sản ròng (NAV) cao hơn so với VN-Index và 7 quỹ thấp hơn.

Trong số 5 quỹ tăng trưởng tốt nhất với mức tăng trên 10% gồm có 2 quỹ của công ty Quản lý quỹ Vietcombank (VCBF) là VCBF-TBF và VCBF-BCF; 2 quỹ của VFM là VF1 và VF4; 1 quỹ của SSIAM là SSI-SCA.

Quán quân tăng trưởng là Quỹ Đầu Tư Cổ Phiếu Hàng Đầu VCBF (VCBF-BCF), tăng trưởng 23,4%.

Cũng giống như nhiều quỹ mở nội địa khác, quỹ VCBF-BCF có quy mô khá nhỏ, đạt xấp xỉ 90 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2015.

Do hầu hết quỹ nội chỉ có quy mô từ vài chục tỷ đến vài trăm tỷ đồng nên việc quản lý các quỹ này không quá “đau đầu” nhưng quản lý các quỹ có quy mô vài trăm triệu USD của nhà đầu tư nước ngoài.

Ở chiều ngược lại, có 2 quỹ ghi nhận tăng trưởng âm gồm quỹ Quỹ đầu tư cổ phiếu Techcom (TCEF) và Quỹ ETF SSIAMHNX30.

Nhiều quỹ đầu tư chuyên nghiệp không thể “thắng” nổi VN-Index (1)

Với các quỹ nước ngoài, việc Việt Nam Đồng mất giá đã làm giảm đáng kể hiệu quả hoạt động của họ. Quy đổi sang USD, VN-Index chỉ còn tăng vỏn vẹn 1% trong năm vừa qua.

Mức tăng rất thấp nhưng vẫn có ít nhất 6 quỹ không vượt qua được mức này, thậm chí tăng trưởng âm như Quỹ VOF của VinaCapital, PYN Elite Fund và 2 quỹ ETF: VNM ETF và FTSE Vietnam ETF.

Hai quỹ ETF là những quỹ có thành tích kém nhất tại Việt Nam trong năm qua.

Dẫn đầu về tăng trưởng trong số các quỹ ngoại là Vietnam Holding, tăng 8,4%. Nguyên nhân chính giúp cho Vietnam Holding cùng những quỹ có mức tăng trưởng cao khác như PXP VEEF, 2 quỹ của Dragon Capital… là do các quỹ này nắm giữ lượng lớn cổ phiếu Vinamilk – cổ phiếu này đã tăng xấp xỉ 70% trong năm vừa qua.

Nhiều quỹ đầu tư chuyên nghiệp không thể “thắng” nổi VN-Index (2)

Bước sang năm 2016, thách thức cho các nhà quản lý quỹ sẽ lớn hơn rất nhiều khi mà thị trường đã đột ngột giảm mạnh ngay từ đầu năm. Hầu hết nhà đầu tư đều không lạc quan về triển vọng của thị trường và năm 2016 được đánh giá là năm “dễ mất tiền”.

Sau 2 tháng đầu năm, VN-Index mất 3% giá trị. Những quán quân tăng trưởng năm ngoái như VCBF-BCF và Vietnam Holding dù chỉ tăng trưởng rất khiêm tốn - lần lượt là 1,09% và 0,6% - cũng đã là thành tích đáng kể.

Kiến Khang

Các tin khác
Chứng khoán HSC chuyển nhượng hơn 2 triệu cổ phần tại Quản lý quỹ VFM cho Dargon Capital
ACB: CTCP Quản lý Qũy Đầu tư Việt Nam (VFM) đăng ký bán 692.967 cp
Công ty Quản lý quỹ VFM bị phạt 175 triệu đồng do đầu tư chứng khoán phái sinh từ nguồn vốn của mình
E1VFVN30: CTCP Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) đăng ký mua 2.000.000 ccq
E1VFVN30: VFM chưa mua 2.000.000 ccq
E1VFVN30: CTCP Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam đã bán 305.380 cp
E1VFVN30: VFM đăng ký bán 1.900.000 ccq
E1VFVN30: CTCP Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam đăng ký mua 1.000.000 cp
E1VFVN30: CTCP Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam đăng ký bán 2.000.000 cp
VFM đăng ký mua vào 1,5 triệu chứng chỉ quỹ E1VFVN30
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.