MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 4, 06/05/2020, 08:37
TTJ

 Công ty Cổ phần Thủy Tạ

Giá hiện tại: TTJ 27.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Soi lợi nhuận quý 1 của các cổ phiếu có thị giá "đắt đỏ" nhất sàn chứng khoán
Soi lợi nhuận quý 1 của các cổ phiếu có thị giá "đắt đỏ" nhất sàn chứng khoán

Những cổ phiếu đắt đỏ này hiện có mức giá trên 80.000 đ/CP tuy nhiên kết quả kinh doanh quý 1 không hẳn tương xứng với thị giá này.

VCF đắt nhất sàn, GAB " làm mưa làm gió" trên thị trường

Tính đến hết phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4 thì có 22 cổ phiếu đang có thị giá trên 80.000 đ/CP lọt top những cổ phiếu đắt đỏ nhất sàn chứng khoán. Sau khi tăng thêm 19% so với phiên đầu năm hiện VinaCafé Biên Hòa (VCF) là cổ phiếu có mức giá đắt nhất trên thị trường với 211.900 đ/CP. 

Với mức tăng trưởng lên tới 743.8% trong vòng 4 tháng đã đưa cổ phiếu GAB của Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC trở thành cổ phiếu có mức tăng giá nhanh nhất trong nhóm này, từ thị giá chỉ 17.350 đ/CP nay GAB đạt mức giá 146.400 đ/CP. 

Tiếp theo là trường hợp của cổ phiếu Sivico (SIV) có mức tăng trưởng cao gấp gần 2 lần lên mức 83.000 đ/CP, tiếp đó là DGT của Công trình Giao thông Đồng Nai tăng gần 80% từ 53.100 đ/CP lên 95.500 đ/CP.

Soi lợi nhuận quý 1 của các cổ phiếu có thị giá đắt đỏ nhất sàn chứng khoán - Ảnh 1.

Ở chiều ngược lại mức sụt giảm mạnh nhất thuộc về MWG của Đầu tư Thế giới Di động, cổ phiếu này đã rớt từ 117.000 đ/CP hồi đầu năm xuống còn 81.700 đ/CP và trường hợp SAB của Sabeco chính là cổ phiếu hồi đầu năm có mức giá cao nhất đã giảm gần 26% xuống còn 163.000 đ/CP. Thị trường còn chứng kiến mức rớt giá mạnh của một số cổ phiếu đắt đỏ khác như HHC (-22%), VIC (-20,3%)…

Điểm chung của nhóm cổ phiếu này là có khối lượng giao dịch ở mức rất thấp trong đó có tới 6 cổ phiếu gần như không có thanh khoản, 10 cổ phiếu mức giao dịch vài trăm đến vài nghìn, duy chỉ có VIC, MWG và VNM vẫn được nhà đầu tư ưa chuộng khi vẫn có hơn triệu cổ phiếu được khớp lệnh thành công.

Soi lợi nhuận quý 1 của các cổ phiếu có thị giá đắt đỏ nhất sàn chứng khoán - Ảnh 2.

Kết quả kinh doanh quý 1: Từ lãi nghìn tỷ đến vài trăm triệu thậm chí có cả thua lỗ

Hầu hết các doanh nghiệp trong nhóm này đã công bố KQKD quý 1/2020. Trong đó 5 ông lớn VNM, MWG, SAB, VIC và VJC cùng kỳ báo lãi nghìn tỷ thì kết thúc quý đầu năm 2020 chỉ có VNM và MWG lần lượt báo lãi 2.765 tỷ đồng và 1.132 tỷ đồng.

SAB và VIC báo lãi sụt giảm tới một nửa so với cùng kỳ trong đó chịu ảnh hưởng kép từ nghị định 100 và Covid-19, lợi nhuận quý 1 của Sabeco thấp nhất trong nhiều năm còn Vingroup có lợi nhuận sau thuế đạt 505 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ năm trước mặc dù doanh thu từ VinFast, Vinsmart tăng gần gấp 3 cùng kỳ. 

Vietjet (VJC) báo lỗ 989 tỷ trong quý 1  – Đây là lần đầu tiên từ khi niêm yết, công ty có một quý hoạt động lỗ, tuy nhiên mức lỗ này thấp hơn dự kiến của Ban lãnh đạo công ty và ở mức tích cực so với toàn ngành hàng không. Các kết quả này dựa trên nền tảng tài chính vững của công ty đã được tích luỹ trong giai đoạn trước đó.

Soi lợi nhuận quý 1 của các cổ phiếu có thị giá đắt đỏ nhất sàn chứng khoán - Ảnh 3.

Các doanh nghiệp còn lại có DHG, SCS, VTP và NTC báo lãi tăng trưởng so với quý 1/2019, trong đó Dược Hậu Giang có mức lãi tăng trưởng tốt nhất nhờ nhu cầu tiêu thụ thuốc tăng cao trong tình hình dịch bệnh Covid 19 đặc biệt là các sản phẩm tăng sức đề kháng. 

Hay trường hợp của Saigon Cargo Service (SCS), bất chấp ngành hàng không gặp khó, lợi nhuận quý 1 của SCS vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ. Ngoài ra VCF có kết quả kinh doanh đi ngang trong quý 1 và WCS báo lãi sụt giảm nhẹ.

Soi lợi nhuận quý 1 của các cổ phiếu có thị giá đắt đỏ nhất sàn chứng khoán - Ảnh 4.

Ở chiều ngược lại mặc dù Thực phẩm Cholimex (CMF) có lợi nhuận giảm 15% so với cùng kỳ do chi phí thuế tăng cao nhưng hiệu suất kinh doanh của Cholimex Food vô cùng hấp dẫn. Xuyên suốt giai đoạn 2010-2019, doanh thu và lợi nhuận Cholimex Food đi lên đều đặn với tốc độ tăng trưởng trung bình lần lượt đạt 23% và 25%. Biên lợi nhuận gộp hàng năm luôn trên 20%, biên lãi ròng cũng tương ứng tăng từ 3,6% lên hơn 5%.

Mặc dù giá cổ phiếu tăng trưởng kỳ tích tuy nhiên KQKD quý 1 của Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC (GAB) lại rất thất vọng khi lãi ròng vỏn vẹn 477 triệu đồng trong quý 1/2020, giảm 81% so với quý 1/2019. Kết thúc quý 1/2020, dòng tiền kinh doanh của Công ty âm 15,6 tỷ đồng và cũng là yếu tố chính khiến lượng tiền nắm giữ giảm còn 9.1 tỷ đồng tính đến cuối quý 1 từ con số 26.3 tỷ đồng đầu năm.

Tương tự là trường hợp của CAG, SQC và khoản lỗ 10 tỷ đồng của HHC. Trong đó SQC có kết quả kinh doanh đáng thất vọng nhất khi báo lỗ liên tiếp trong 7 năm qua kể từ 2013 – 2019, dự kiến 2020 sẽ có lãi 660 triệu đồng tuy nhiên quý 1 báo lãi vỏn vẹn 7 triệu đồng, Cảng An Giang trong 3 năm gần đây chỉ lãi có vài tỷ. Hiện còn DGT, ADG, SIV và TTJ chưa công bố BCTC quý 1/2020.

Soi lợi nhuận quý 1 của các cổ phiếu có thị giá đắt đỏ nhất sàn chứng khoán - Ảnh 5.

Năm 2020, các ông lớn thận trọng trong khi doanh nghiệp nhỏ mạnh dạn dự kiến lãi tăng cao

Hiện các doanh nghiệp này đa số đều cũng đã hé lộ các mục tiêu kinh doanh năm 2020 trong đó Vinamilk (VNM) đặt mục tiêu kinh doanh năm 2020 với doanh thu hợp nhất không thấp hơn 62.000 tỷ đồng, tăng 10%. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu không thấp hơn 20%, tương đương 12.400 tỷ đồng, giảm nhẹ so năm trước.

Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) cũng đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 gồm doanh thu thuần 122.554 tỷ đồng và lãi sau thuế 4.835 tỷ đồng. So với kế hoạch năm 2019, mục tiêu năm 2020 ghi nhận mức tăng lần lượt 13% và 34,4%.

Dược Hậu Giang (DHG) đặt mục tiêu đi ngang trong năm 2020 với doanh thu thuần 3.866 tỷ đồng và lãi trước thuế 720 tỷ đồng. Saigon Cargo Service (SCS) đặt mục tiêu lãi giảm chi 7% dù ngành hàng không đang rất khó khăn..

Ngoài ra có mục tiêu kinh doanh của Công trình Giao thông Đồng Nai (DGT) rất đáng chú ý, suốt giai đoạn từ 2010 – 2019 mỗi năm doanh nghiệp này chỉ báo lãi vài chục triệu đến vài trăm triệu, sang năm 2020 DGT lên kế hoạch lãi 34,7 tỷ đồng trong năm 2020 với doanh thu dự kiến cao gấp 45 lần so với cùng kỳ.

Tiếp đó là Clever Group (ADG) kinh doanh trong  lĩnh vực tiếp thị, quảng cáo số, công nghệ quảng cáo số đã có giai đoạn 2017 – 2019 tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận, sang năm 2020 đặt mục tiêu doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ lần lượt đạt 380,5 tỷ đồng và 42,7 tỷ đồng. Sau thời gian ngắn niêm yết trên sàn giao dịch UPCoM, theo kế hoạch, ADG sẽ IPO và chuyển sang niêm yết trên sàn HOSE, dự kiến vào cuối quý II đến đầu quý III/2020.

Soi lợi nhuận quý 1 của các cổ phiếu có thị giá đắt đỏ nhất sàn chứng khoán - Ảnh 6.

Trần Dũng

Các tin khác
TTJ: Hủy đăng ký chứng khoán tại trung tâm lưu ký chứng khoán Viêt Nam
TTJ: Ngày 19/01/2021, hủy ĐKGD cổ phiếu của Công ty
TTJ: Bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Khôi giữ chức Kế toán trưởng từ 15/12/2020
TTJ: Bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Thu Hiền giữ chức Giám đốc từ 01/10/2020
TTJ: Bổ nhiệm bà Nguyễn Thùy Dương giữ chức Giám đốc từ 01/10/2020
TTJ: Bổ nhiệm bà Trịnh Thị Hiền giữ chức Kế toán trưởng từ 18/08/2020
TTJ: Miễn nhiệm bà Nguyễn Thị Thu Hiền - Phó TGĐ từ 15/08/2020
TTJ: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020
TTJ: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông
TTJ: 29.5.2020, ngày GDKHQ Tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.