MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 3, 18/06/2024, 08:50
NKG

 Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (HOSE)

Giá hiện tại: NKG 18.2 -0.5(-2.67%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Quả đấm thép mới của Hoà Phát, Nam Kim, Tôn Đông Á…
Quả đấm thép mới của Hoà Phát, Nam Kim, Tôn Đông Á…

Kết thúc quý I/2024, các doanh nghiệp đầu ngành thép như Tập đoàn Hòa Phát (HPG), Tập đoàn Hoa Sen (HSG), Thép Nam Kim (NKG)... đều ghi nhận kết quả tăng trưởng ấn tượng nhờ nhu cầu hồi phục từ cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Hơn nữa, các "ông lớn" này cũng đồng loạt tung "quả đấm thép" trong năm nay.

Hầu hết các công ty chứng khoán đều đưa ra báo cáo lạc quan cho ngành thép. Chứng khoán SSI dự báo tổng sản lượng tiêu thụ thép năm nay sẽ tăng hơn 6% so với năm 2023, trong đó tiêu thụ nội địa đạt mức tăng trưởng gần 7%.

Theo CTCK chứng khoán Agriseco, nhu cầu nội địa tăng, xây dựng hạ tầng và xây dựng dân dụng ấm dần... sẽ thúc đẩy ngành thép khởi sắc.

Chứng khoán Rồng Việt cũng kỳ vọng các doanh nghiệp thép Việt Nam sẽ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tích cực về sản lượng bán hàng nội địa trong năm nay, đặc biệt trong giai đoạn nửa cuối năm.

Trong đó, nhu cầu từ hoạt động xây dựng hạ tầng sau giai đoạn thu hồi đất và giải phóng mặt bằng, các dự án hạ tầng trọng điểm như: cao tốc Bắc - Nam, đường vành đai… sẽ cần tiêu thụ thép xây dựng, qua đó là yếu tố hỗ trợ cho thị trường nội địa. Mặt khác, sự phục hồi còn đến từ việc một phần các dự án bất động sản dân dụng và các dự án đầu tư công bắt đầu được đẩy nhanh tiến độ, giúp cải thiện nhu cầu về thép.

Kết thúc quý I/2024, các doanh nghiệp đầu ngành thép như Tập đoàn Hòa Phát (HPG), Tập đoàn Hoa Sen (HSG), Thép Nam Kim (NKG)... đều ghi nhận kết quả tăng trưởng ấn tượng nhờ nhu cầu hồi phục từ cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Hơn nữa, các "ông lớn" này cũng đồng loạt tung "quả đấm thép" trong năm nay.

CTCP Tôn Đông Á mới đây đã công bố kế hoạch tiếp tục triển khai đầu tư nhà máy sản xuất thép lá mạ với công suất thiết kế 1,2 triệu tấn/năm. Theo đó, Công ty sẽ tăng tổng công suất sản xuất của công ty vượt mức 2 triệu tấn/năm. Dự kiến, quá trình triển khai nhà máy mới sẽ kéo dài trong vòng từ 6-8 năm kể từ thời điểm được cấp giấy phép đầu tư, được chia làm bốn giai đoạn với tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng.

Tôn Đông Á hiện trong nhóm ba doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xuất thép tôn mạ tại Việt Nam với 15,5% thị phần trong nước. Công ty đang quản lý vận hành hai nhà máy sản xuất tôn mạ ở khu công nghiệp Sóng Thần 1 và Đồng An 2 tại tỉnh Bình Dương, với tổng công suất tối đa đạt 850.000 tấn/năm.

Hay Tập đoàn Hòa Phát, theo tiến độ cập nhật đến tháng 4/2024, dự án Dung Quất 2 đã được tăng tốc triển khai, đạt trên 50% toàn bộ các hạng mục chính. Hạng mục nhà máy luyện gang, nhà máy luyện thép, nhà máy cán thép HRC đã thành hình, hoàn thành khoảng 50-70% về kết cấu.

Dự kiến, nhà máy sẽ hoàn thành vào quý 1/2025 với công suất 1,5 triệu tấn/năm cho giai đoạn 1. Tổng công suất thiết kế của dự án này là 5,6 triệu tấn/năm, bao gồm 4,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng HRC và 1 triệu tấn thép đặc biệt.

Dự án này từng được ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hòa Phát ví von là "quả đấm thép" với tổng mức đầu tư lên tới 85.000 tỷ đồng. Chứng khoán Bảo Việt ước tính, khi chạy tối đa công suất, dự án Dung Quất 2 sẽ đóng góp vào khoảng 80.000-100.000 tỷ đồng doanh thu cho Hoà Phát.

Thép Nam Kim cũng rục rịch tái khởi động lại dự án nhà máy thép tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ sẽ có dây chuyền mạ kẽm 350.000 tấn/năm, hai dây chuyền mạ hợp kim nhôm kẽm 300.000 tấn/năm và 150.000 tấn/năm. Chủ tịch Thép Nam Kim, ông Hồ Minh Quang chia sẻ năm 2024 sẽ là năm bản lề để công ty tiến sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị ngành tôn mạ khi mà công ty quyết định đầu tư dự án nhà máy Nam Kim Phú Mỹ có tổng vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng.

Dù đang thua lỗ, nợ nần…. Thép Pomina vẫn lên tham vọng sẽ vận hành lại lò cao vào quý 4/2024 sau thời gian ngừng hoạt động để đón đầu sự trở lại của các dự án bất động sản dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ vào các tháng cuối năm.

Trên thị trường, cổ phiếu thép cũng đang thu hút dòng tiền. Đặc biệt phiên hôm qua 17/6/2024, ngay từ đầu phiên các cổ phiếu ngành thép đã trở thành tâm điểm khi đồng loạt nổi sóng, thu hút được dòng tiền lớn đổ vào. Trong đó nổi bật có thể kể đến cổ phiếu TIS (tăng 8%), HSG (tăng gần 6%), NKG (3,3%), GDA (tăng gần 5%), SMC (tăng 5,3%), HPG (tăng hơn 1%)....

Cổ phiếu ngành thép đồng loạt nổi sóng sau khi các cơ quan chức năng có động thái điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với các sản phẩm thép tôn mạ đến từ nước ngoài.

Tri Túc

An ninh tiền tệ

Các tin khác
NKG: Giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng
NKG: Giải trình biến động KQKD HN và riêng quý 3/2024 so với cùng kỳ năm trước
DN tôn mạ đón tin vui: Bộ Công Thương gia hạn thêm 5 năm việc áp thuế chống bán phá giá tôn mạ màu nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc
NKG: Miễn nhiệm ông Nguyễn Minh Hùng - Phó Tổng Giám đốc từ 10.10.2024
NKG: Nghị quyết HĐQT về việc bổ sung nội dung triển khai phương án chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng cho CĐHH
NKG: Nghị quyết HĐQT thông qua trình tự thực hiện các phương án chào bán, phát hành thêm cổ phiếu đã được ĐHĐCĐ phê duyệt
NKG: Nghị quyết HĐQT thông qua hồ sơ chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng cho CĐHH
Thị phần Hoà Phát lên kỷ lục, biên lợi nhuận gộp được dự báo tăng vào nửa cuối năm trong khi Nam Kim, Hoa Sen giảm
Giá thép thế giới bật tăng mạnh từ đáy, Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim cùng loạt cổ phiếu thép đua xanh tím bất chấp “cơn đau đầu” chống bán phá giá
NKG: Giải trình biến động kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 so với 6 tháng đầu năm 2023
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.