MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 3, 16/04/2024, 13:41
MVN

 Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (UpCOM)

Giá hiện tại: MVN 44.0 -4.5(-9.28%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
ĐHĐCĐ VIMC: Tiếp tục giữ vững thị phần, lên kế hoạch lợi nhuận tăng 29% trong năm 2024
ĐHĐCĐ VIMC: Tiếp tục giữ vững thị phần, lên kế hoạch lợi nhuận tăng 29% trong năm 2024

Năm 2024, VIMC đặt mục tiêu giữ vững thị phần, tăng trưởng doanh thu ngoài hoạt động truyền thống và tập trung thực hiện các dự án lớn.

Sáng 16/4, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam – CTCP (VIMC – mã MVN) họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 tại Hà Nội thông qua nhiều nội dung đáng chú ý.

Đặt mục tiêu giữ vững thị phần

Tại Đại hội, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh - Tổng Giám đốc VIMC nhận định hoạt động vận tải biển năm 2024 vẫn gặp nhiều thách thức khi lạm phát vẫn tăng cao ở nhiều quốc gia và xung đột địa chính trị ngày càng phức tạp. Đặc biệt, tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt khi các đơn vị tư nhân tăng cường đầu tư vào hoạt động cảng biển. Năm 2024, VIMC đặt mục tiêu giữ vững thị phần, tăng trưởng doanh thu ngoài hoạt động truyền thống và tập trung thực hiện các dự án lớn.

Theo đó, VIMC ước tính sản lượng vận tải biển giảm 24% xuống 15,9 triệu tấn do thị trường vận tải biển năm 2024 vẫn còn rất khó khăn như các nhận định thị trường đã nêu, ngoài ra các đơn vị có kế hoạch thanh lý các tàu già, khai thác kém hiệu quả, tình trạng kỹ thuật kém.

Ngược lại, sản lượng hàng thông qua cảng dự kiến tăng 8% lên 123,6 triệu tấn. Theo MVN, sản lượng tăng chủ yếu ở: cảng Hải Phòng (tăng 2,4 triệu tấn), cảng Quy Nhơn (tăng 1,8 triệu tấn), cảng Đà Nẵng (tăng 0,8 triệu tấn), cảng Sài Gòn (tăng 0,5 triệu tấn) và nhóm cảng liên doanh (tăng 2,7 triệu tấn).

Ảnh chụp Màn hình 2024-04-16 lúc 12.17.17.png

Về kế hoạch kinh doanh, doanh thu hợp nhất năm 2024 dự kiến giảm nhẹ 4% xuống 13.447 tỷ đồng, nguyên nhân chính đến từ việc khối vận tải biển suy giảm, trong đó Vosco giảm 959 tỷ đồng, Bisco giảm 176 tỷ đồng chủ yếu giảm từ doanh thu khai thác. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 2.736 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ nhờ lợi nhuận công ty mẹ tăng từ việc đánh giá lại tài sản góp vốn thành lập VIMC Lines khoảng 452 tỷ đồng.

Thoái vốn loạt doanh nghiệp

Được biết, năm 2023 MVN đã hoàn thành phương án thành lập CTCP Vận tải container VIMC (VIMC Lines) tổng giá trị góp vốn ước tính khoảng 1.015 tỷ đồng. Hình thức góp vốn bằng cả tài sản và tiền, trong đó phần góp vốn bằng tài sản là 670 tỷ đồng (gồm giá trị vốn của VIMC tại VIMC Đình Vũ, Vimadeco, lô vỏ container đã đầu tư); phần góp vốn bằng tiền là 334 tỷ đồng (gồm vốn đối ứng đầu tư mua 1 tàu container và lô vỏ container).

Bên cạnh đó, VIMC dự kiến góp vốn vào Cảng Sài Gòn (giá trị góp vốn 69 tỷ đồng), Cảng Cái Mép Hạ (56 tỷ đồng). Đồng thời, năm 2024 công ty dự kiến góp hơn 244 tỷ đồng vào liên doanh để thực hiện dự án ICD Bắc Ninh, góp bổ sung gần 250 tỷ đồng để tái cơ cấu Cảng Container quốc tế Cái Lân (CICT).

MVN cũng lên kế hoạch chi tiết về việc thoái vốn đầu tư, điển hình là giảm sở hữu tại CTCP Cảng Hải Phòng (mã PHP) từ 92,56% xuống còn 65%; chào bán toàn bộ 56% vốn tại Công ty TNHH Vận tải Hàng công nghệ cao (Transvina); chào bán công khai toàn bộ 60% vốn tại Công ty TNHH Khai thác Container Việt Nam (Vinabridge); đấu giá công khai tại HNX toàn bộ 10,15% vốn tại CTCP Hàng hải Sài Gon (SHC); thoái toàn bộ 33,49% vốn tại CTCP Dịch vụ Vận tải và Thương mại (mã TJC).

Dự kiến tăng vốn điều lệ, giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống dưới 65%

ĐHĐCĐ VMIC cũng thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước tại VIMC xuống 65% vốn điều lệ. Theo đó, công ty dự kiến đầu tư mạnh vào hệ thống cảng biển nước sâu, phát triển đội tàu container và các cơ sở hạ tầng logistics với tổng mức đầu tư khoảng 43.196 tỷ đồng, trong đó dự kiến giá trị giải ngân giai đoạn 2021- 2025 khoảng 31.796 tỷ đồng, vốn tự có khoảng 12.246 tỷ đồng. Trong khi đó, tài sản hiện tại của VIMC chủ yếu tập trung ở tài sản cố định (đội tàu) và các khoản đầu tư tài chính dài hạn.

"Dự kiến, năm 2024-2025, VIMC và các đơn vị thành viên sẽ đồng bộ triển khai các dự án lớn như: Liên Chiểu, Cần Giờ, ICD Lạch Huyện, ICD Nam Sài Gòn, ... và đầu tư phát triển đội tàu container. Vì vậy, việc tăng vốn điều lệ của VIMC là cần thiết để đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh và phù hợp với định hướng chiến lược phát triển của VIMC trong giai đoạn tới", Giám đốc VMIC cho biết.

Trong cơ cấu giai đoạn 2021-2025, VIMC cũng thông qua việc đầu tư góp vốn thành lập công ty liên doanh giữa Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – CTCP và Công ty Aries Energy Corporation – Hy Lạp với mức vốn điều lệ là 200 nghìn USD, trong đó tỷ lệ góp vốn của VIMC là 51%. 

Minh Châu

Các tin khác
MVN: Công đoàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Công đoàn - đã bán 0 CP
MVN: Công đoàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Công đoàn đăng ký bán 395.300 CP
MVN: NQ HĐQT v.v thông qua phương án chuyển nhượng vốn tại Công ty cổ phần dịch vụ vận tải và Thương mại
"Gã khổng lồ" tàu biển thế giới MSC sẽ bắt tay VIMC đầu tư Cảng Liên Chiểu - Đà Nẵng?
MVN: Công đoàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Công đoàn - đã bán 0 CP
MVN: Công đoàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Công đoàn đăng ký bán 395.300 CP
MVN: 27.09.2024, ngày GDKHQ trả cổ tức bằng tiền mặt (39đ/cp)
MVN: Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền
MVN: Công đoàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Công đoàn - đã bán 4.700 CP
MVN: Công đoàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Công đoàn đăng ký bán 395.300 CP
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.