MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 6, 30/08/2024, 15:29
MSN

 Công ty Cổ phần Tập đoàn MaSan (HOSE)

Giá hiện tại: MSN 73.6 +0.4(+0.55%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
“Ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ nộp ngân sách hơn 4.000 tỷ mỗi năm
“Ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ nộp ngân sách hơn 4.000 tỷ mỗi năm

Ngoài việc trở thành một trong những DN đóng thuế nhiều nhất tại các tỉnh có nhà máy hoạt động, Masan Group tạo ra công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, cải thiện đời sống của người dân và dành một phần lợi nhuận để phát triển cộng đồng.

"Các chỉ số kinh doanh là mục tiêu nhưng không bao giờ là đích đến của chúng ta" – Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group (MSN) đã tuyên bố như vậy trong lời mở đầu Báo cáo thường niên 2023 của Tập đoàn.

Mục đích thật sự làm động lực thúc đẩy Masan mỗi ngày là trở thành niềm tự hào của Việt Nam bằng cách phụng sự người tiêu dùng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu. Triết lý "Doing well by doing good" đã đưa Masan trở thành tập đoàn tư nhân giữ vị thế lớn nhất ngành tiêu dùng bán lẻ. Họ đang nỗ lực và kỳ vọng sẽ tạo ra những giá trị cho xã hội lớn gấp 1.000 lần so với lúc ban đầu khi Masan "sải bước trên hành trình phụng sự".

Một trong những con số trực quan thể hiện giá trị mà Masan tạo ra là số tiền nộp vào ngân sách nhà nước mỗi năm.

“Ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ nộp ngân sách hơn 4.000 tỷ mỗi năm- Ảnh 1.

Với hơn 4.400 tỷ đồng nộp ngân sách nhà nước trong năm 2023, Masan Group nằm trong top 10 của Private100 – Leading Group. Nhiều năm qua, Masan Group luôn đóng góp 4.000 - 5.000 tỷ/năm vào ngân sách. Các công ty con của Tập đoàn như Masan Consumer, Masan High-Tech Materials đều nộp trên 1.000 tỷ đồng. Trong đó Masan High-Tech Materials là doanh nghiệp Việt Nam nộp ngân sách lớn nhất tỉnh Thái Nguyên.

Theo bảng xếp hạng ‘PRIVATE 100 – Leading Group’, chỉ có hơn 30 đơn vị đạt được mức nộp ngân sách trên 1.000 tỷ đồng (trong đó ngành ngân hàng chiếm 12 cái tên) và chỉ có 10 đơn vị đạt mức nộp trên 4.000 tỷ (trong đó có 3 ngân hàng). Doanh nghiệp phi tài chính đạt được con số này đều là các đơn vị giữ vị thế hàng đầu trong những ngành kinh tế quy mô lớn, có hoạt động sản xuất kinh doanh bền vững, hiệu quả.

“Ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ nộp ngân sách hơn 4.000 tỷ mỗi năm- Ảnh 2.

Ngoài việc trở thành một trong những doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất tại các tỉnh có nhà máy hoạt động, Masan Group còn tạo ra công ăn việc làm và giúp cải thiện đời sống, tạo sinh kế cho người dân địa phương. Đồng thời, họ đã dành một phần lợi nhuận để phát triển cộng đồng thông qua các hoạt động giúp đỡ và tạo điều kiện cho các cá nhân vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Trong năm 2023, Masan và các công ty con đã đóng góp gần 32 tỷ đồng cho phúc lợi xã hội trên cả nước, tăng hơn gấp đôi so với năm 2022, đặc biệt là tại các địa phương mà công ty hoạt động.

Hàng năm, mỗi đơn vị kinh doanh của Tập đoàn triển khai 15-20 chương trình, đo lường tác động thông qua lượng đóng góp tài chính, quyên góp và hoạt động tình nguyện. Trong giai đoạn 2022 - 2023, các sáng kiến của Masan trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm hỗ trợ phẫu thuật mắt, học bổng, thúc đẩy tiêu dùng xanh và các dự án về nước sạch và vệ sinh môi trường.

“Ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ nộp ngân sách hơn 4.000 tỷ mỗi năm- Ảnh 3.

“Ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ nộp ngân sách hơn 4.000 tỷ mỗi năm- Ảnh 4.

Masan Group hiện là tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam với các trụ cột chính bao gồm Hàng tiêu dùng – Phân phối bán lẻ - Tài chính.

Trong 6 năm từ 2018 – 2023, tổng tài sản của Masan Group liên tục tăng trưởng và đạt đến quy mô hơn 147.000 tỷ đồng (gần 6 tỷ USD). Doanh thu thuần giữ vững mặt bằng trên 76.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hàng nghìn tỷ đồng. Cuối năm 2023, tổng số lượng nhân viên của Masan Group là 35.878 người.

Tính đến ngày 12/8, giá trị vốn hoá thị trường của Masan Group hơn 108.000 tỷ đồng. Riêng công ty con Masan Consumer đạt hơn 153.000 tỷ đồng – là doanh nghiệp có giá trị lớn nhất ngành FMCG.

Giá trị đó được tạo dựng khi Masan Consumer là công ty FMCG có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại khu vực Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trên 15% xuyên suốt từ năm 2017 đến năm 2022, đồng thời biên lợi nhuận ròng sau thuế (NPAT margin) ở mức 20%. Bất chấp môi trường tiêu dùng trầm lắng, lợi nhuận của Masan Consumer năm 2023 vẫn tăng trưởng hơn 30% và biên lợi nhuận lên gần 46% - cao nhất lịch sử.

“Ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ nộp ngân sách hơn 4.000 tỷ mỗi năm- Ảnh 5.

Trong khi đó, trụ cột thứ 2 trong hệ sinh thái là WinCommerce giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường với thị phần giá trị thương mại hiện đại là 25% và thị phần mạng lưới chiếm 50%. Theo báo cáo mới nhất, WinCommerce đã liên tiếp mang về lợi nhuận trong tháng 6, 7 vừa qua, chứng minh các giải pháp hoạt động của Masan Group đã đi đúng hướng.

Từ năm 2023, trong bối cảnh ngành bán lẻ hiện đại gặp khó khăn, thay vì thực hiện kế hoạch mở mới 800 – 1.200 cửa hàng, WinCommerce đã quyết định chuyển trọng tâm từ mở rộng mạng lưới thuần túy sang cải tạo cửa hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm củng cố khả năng cạnh tranh của công ty, đồng thời mang lại mức tăng trưởng về lợi nhuận. Hành động này đã hỗ trợ WinCommerce có lợi nhuận EBIT trong quý 3, quý 4/2023, quý 1/2024 và đưa đến kết quả tốt hơn nữa trong quý 2/2024. Sau 10 năm hoạt động, hệ thống gần 3.700 cửa hàng/siêu thị đã mang tiền về cho Masan và thể hiện rõ khả năng sinh lời bền vững.

"Chúng ta đã vượt qua những bất ổn vĩ mô và vi mô, đồng thời tập trung vào các đổi mới chủ chốt để giành thị phần trên hầu hết các danh mục tiêu dùng – bán lẻ. Chiến lược "Tập trung cốt lõi, tối đa giá trị" đã thể hiện sự tối ưu trong thời đại biến động cao và nhiều yếu tố bất định" – Ông Nguyễn Đăng Quang nói.

“Ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ nộp ngân sách hơn 4.000 tỷ mỗi năm- Ảnh 6.

Giờ đây, Masan Group - từ một công ty hàng tiêu dùng đơn thuần - đã chuyển đổi thành nền tảng "Consumer of Things", kết nối vạn nhu cầu, tất cả đều hướng đến mục tiêu phục vụ cho người tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu hàng ngày với chất lượng tốt hơn ở mức giá hợp lý dựa trên triết lý "Doing well by doing good".

Báo cáo phát triển bền vững của Tập đoàn khẳng định, những giá trị mà Masan theo đuổi hoàn toàn phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc (UN SDG) và phản ánh mức độ tuân thủ với các Tiêu chuẩn Hoạt động về Môi trường và Xã hội nghiêm ngặt của IFC. Các nỗ lực ESG của họ được thực hiện trên phạm vi rộng, bao gồm tính bền vững trong quản lý chuỗi cung ứng, tìm nguồn cung có trách nhiệm, đảm bảo phúc lợi của nhân viên và phát triển cộng đồng.

Tầm nhìn hướng tới tương lai này thể hiện cam kết của Masan về việc thúc đẩy chương trình nghị sự về tính bền vững, đồng thời lồng ghép các nguyên tắc ESG vào khung chiến lược và hoạt động của mình. Thông qua thiết lập các KPI rõ ràng và khả thi, Masan cam kết thực hiện trách nhiệm, đảm bảo hành trình hướng tới phát triển bền vững đạt được những cột mốc và tác động tích cực.

“Ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ nộp ngân sách hơn 4.000 tỷ mỗi năm- Ảnh 7.

"Thành thật mà nói, đã có những ngày tôi tự hỏi liệu chúng ta có đi chệch khỏi kim chỉ nam này hay không, nhưng năm 2023 đã nhắc nhở tôi rằng chúng ta vẫn đang áp dụng công thức này mỗi và mọi ngày" – Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đăng Quang chia sẻ.

Vươn tới mục đích lớn là "Mỗi gia đình Việt Nam, mọi sản phẩm Masan" và "Mỗi gia đình thế giới, ít nhất một sản phẩm Masan", năm 2023 Masan thực hiện bước ngoặt lớn trong việc tái định nghĩa thị trường mục tiêu từ 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam thành 8 tỷ người tiêu dùng toàn cầu, mở ra cơ hội tăng trưởng vượt trội trong dài hạn.

“Ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ nộp ngân sách hơn 4.000 tỷ mỗi năm- Ảnh 8.

Khởi động bằng ngành hàng tiêu dùng, chiến lược "Go Global" của Masan Consumer đã giúp doanh thu xuất khẩu tăng vọt đến mức 1.005 tỷ đồng, đưa thương hiệu CHIN-SU vượt qua 400 thương hiệu tương ớt để lọt vào top 8 sản phẩm bán chạy nhất trên Amazon và chiếm vị trí số 1 trên sàn Coupang của Hàn Quốc.

Hồi tháng 3, tại Foodex Nhật Bản 2024, Masan Consumer đã ra mắt bộ gia vị hạt và bột đặc sản, tương ớt Sriracha và chả giò Chin-Su đến người tiêu dùng tại Nhật Bản cùng đại diện đối tác của hơn 60 quốc gia và khu vực khác, nhận nhiều phản hồi tích cực.

"Go Global" sẽ là động lực tăng trưởng quan trọng của Masan Consumer trong trung và dài hạn. Chiến lược này hướng đến hai mục tiêu. Một là, năm 2027, đóng góp 15% doanh số đến từ hoạt động kinh doanh quốc tế. Hai là, phát triển CHIN-SU trở thành thương hiệu quốc tế mang gia vị Việt ra thế giới. Với tỷ trọng tăng trưởng hiện tại là 4%, Masan Consumer đặt thêm mức tăng trưởng 2-3% mỗi năm, tương đương mức tăng gần 4 lần vào thời điểm 2027.

“Ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ nộp ngân sách hơn 4.000 tỷ mỗi năm- Ảnh 9.

Nỗ lực mở rộng quy mô của Masan là nỗ lực đem đến những sản phẩm tốt hơn cho người tiêu dùng, nỗ lực đem thương hiệu Việt vươn tầm 5 châu.

Hải An
Ánh Dương

Kim Ngân

Nhịp sống thị trường

Các tin khác
SK Group đã bán 76 triệu cổ phiếu của Masan, không còn là cổ đông lớn
MSN: Thông cáo báo chí về việc SK Group hoàn tất chuyển nhượng 76 triệu cổ phiếu của Masan Group
MSN: SK Investment Vina I Pte. Ltd - CĐL đã bán 76.382.000 cp, không còn là CĐL từ 31.10.2024
Xuất hiện thoả thuận khủng hơn 5.600 tỷ đồng trên cổ phiếu Masan, khối ngoại nghiêng về chiều bán
Con gái tỷ phú Nguyễn Đăng Quang gây chú ý
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang chỉ nắm 18 cổ phiếu Masan
Con gái tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu Masan
Lợi nhuận ròng quý 3/2024 của Masan tăng gần 1.400% so với cùng kỳ, WinCommerce lần đầu báo lãi trong một quý
MSN: Đường dẫn và Giải trình biến động lợi nhuận BCTC quý 3/2024 so với cùng kỳ năm trước
MSN: Con gái ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 10.000.000 cp
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.