MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 5, 05/09/2013, 10:11
MHBS

 Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long (OTC)

Giá hiện tại: MHBS 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Soi hiệu quả hoạt động của 17 CTCK có ngân hàng "chống lưng"
Soi hiệu quả hoạt động của 17 CTCK có ngân hàng "chống lưng"

Không hẳn CTCK nào có ngân hàng mẹ chống lưng đều hoạt động hiệu quả, tuy nhiên việc CTCK có ngân hàng mẹ hậu thuẫn đều có lợi hơn rất nhiều so với các CTCK nhỏ khác.

Ngày càng nhiều CTCK gặp khó khăn về tài chính, bị Trung tâm lưu ký “treo giò” vì không thanh toán đúng hạn tiền thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán, ảnh hưởng đến giao dịch của nhà đầu tư. Vì thế khi mở tài khoản tại CTCK, nhà đầu tư thường cân nhắc chọn lựa các CTCK có tiềm lực tài chính hùng mạnh, có ngân hàng hoặc tổ chức “chống lưng”. Bài viết này chỉ giới hạn việc so sánh các CTCK trực thuộc ngân hàng, để thấy rằng không phải CTCK nào có ngân hàng mẹ “hậu thuẫn” cũng có kết quả kinh doanh tốt đẹp.

Điểm trên TTCK hiện tại có 17 CTCK trực thuộc ngân hàng mẹ, trong đó 3 CTCK vẫn đang hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn (ngân hàng mẹ nắm 100% vốn) là Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS), chứng khoán Vietcombank (VCBS) và chứng khoán VPBS.

Trường hợp chứng khoán Đại Dương OCS có Ocean Bank nắm 11%, tập đoàn Đại Dương nắm 75% vốn; hay như SHS trước đây "được coi" là con của ngân hàng SHB thì từ khi Habubank sáp nhập vào SHB, chứng khoán Habubank do SHB nắm hơn 98% vốn và đổi tên thành SHBS, trong khi SHB giảm tỷ lệ nắm giữ tại SHS xuống 8,22%.

Soi hiệu quả hoạt động của 17 CTCK có ngân hàng


Tổng tài sản của 17 CTCK này đạt hơn 26.800 tỷ, gần gấp 3 lần tổng tài sản của SSI, trong đó Agriseco là CTCK có tổng tài sản lớn nhất hơn 4.200 tỷ, vốn chủ sở hữu hơn 2.120 tỷ, một số CTCK có tổng tài sản lớn như VPBS đạt 3.667 tỷ nhưng nợ vay lên tới hơn 2.000 tỷ, chứng khoán Đông Nam Á (Seasecurities nợ vay 720 tỷ, gấp đôi vốn chủ sở hữu).
Soi hiệu quả hoạt động của 17 CTCK có ngân hàng
Một số CTCK không vay nợ trả lãi như OCS, TCBS, ORS, MHS, SHBS, các công ty này có các khoản phải trả nhà đầu tư về giao dịch chứng khoán hàng trăm tỷ đồng.

Soi hiệu quả hoạt động của 17 CTCK có ngân hàng
Về hiệu quả hoạt động, theo báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu của 17 CTCK trực thuộc ngân hàng đạt hơn 1.700 tỷ, giảm 30% so với cùng kỳ 2012 trong đó duy nhất MHBS có doanh thu tăng gấp đôi cùng kỳ 2012 thì công ty này lại là CTCK lỗ nặng nhất (lỗ 21 tỷ trong 6 tháng đầu năm 2013). Ngoài ra nhiều CTCK có doanh thu sụt giảm mạnh như SBS (giảm 72%), ORS, AGR, SeaSecurities, (giảm trên 50%) so với cùng kỳ 2012.

Soi hiệu quả hoạt động của 17 CTCK có ngân hàng
Về LNST, tổng LNST của nhóm CTCK này đạt 420 tỷ trong 6 tháng đầu năm 2013, tăng 12% cùng kỳ năm trước do SBS giảm lỗ; còn trên thực tế 14/17 CTCK giảm lợi nhuận, có 2 CTCK lỗ là ORS và MHBS, riêng SBS sau soát xét từ lỗ 33 tỷ thành lãi 3,4 tỷ trong 6 tháng đầu năm 2013.

3 CTCK có lợi nhuận tăng so với cùng kỳ 2012 là MBS (tăng 78%), SeaSecurities tăng 10% và ACBS tăng 4%. Tuy nhiên riêng trường hợp của SeaSecurities kiểm toán có lưu ý việc công ty này chưa trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư cổ phiếu OTC.

Nếu tính về giá trị tuyệt đối, ACBS lãi lớn nhất với 185 tỷ, tiếp theo là TCBS lãi gần 77 tỷ (nhờ mảng tư vấn vượt trội), CTS lãi 34 tỷ, VPBS lãi 25,5 tỷ và VCBS lãi gần 21 tỷ.
Soi hiệu quả hoạt động của 17 CTCK có ngân hàng
ACBS lãi lớn trong kỳ nhờ doanh thu tự doanh đạt hơn 200 tỷ, VPBS và AGR đều có doanh thu tự doanh đạt hơn 100 tỷ, TCBS lãi nhờ doanh thu tư vấn.
Soi hiệu quả hoạt động của 17 CTCK có ngân hàng
Cơ cấu 4 mảng hoạt động chính mang lại doanh thu nhiều nhất cho CTCK trong 6 tháng đầu năm 2013

Về tỷ lệ an toàn tài chính, hầu hết các CTCK đều đạt tỷ lệ an toàn vốn quy định, duy nhất SBS không đạt tỷ lệ này trong 4 quý liên tiếp, đạt 12,7%.

CTCK Tỷ lệ an toàn tài chính
OCS 323%
ACBS 314%
CTS 306%
TCBS 288%
VCBS 261%
AGR 245.07%
SHBS 238%
VPBS 219.70%
SHS 214.64%
MBS 208%
Seasecurities 198.51%
ABS 198.24%
ORS 183.79%
MHBS 182.59%
MSBS 182.11%
BSC 177%
SBS 12.70%

Từ câu chuyện của SBS, MHBS cho thấy không hẳn CTCK nào có ngân hàng mẹ chống lưng đều hoạt động hiệu quả, tuy nhiên việc CTCK có ngân hàng mẹ hậu thuẫn đều có lợi hơn rất nhiều so với các CTCK nhỏ khác. Như trường hợp của MBS, khi MB tham gia vào HĐQT của MBS, tái cấu trúc lại công ty, MBS đang từ lỗ và đã có lãi trở lại. Cổ đông tại các CTCK này trong cuộc họp hội đồng cổ đông đều đưa ý kiến ngân hàng mẹ đã "cứu" thì cứu cho "chót", hãy giảm lãi suất cho vay đối với CTCK con để gánh nặng chi phí tài chính không làm giảm lợi nhuận của các CTCK này.

Phương Mai

Các tin khác
Vì sao nguyên Chủ tịch ngân hàng MHB bị truy tố?
Tổng Giám đốc MHBS bị kiến nghị điều tra vì có dấu hiệu làm sai quy định Nhà nước
Lãnh đạo MHBS gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng như thế nào?
Lãnh đạo ngân hàng MHB gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng
Chuyện gì xảy ra ở MHBS trước khi 2 lãnh đạo ngân hàng MHB bị khởi tố?
Cựu “sếp” MHB sai phạm gì?
Khởi tố thành viên HĐQT BIDV về sai phạm tại Chứng khoán MHBS
Trước khi đóng băng mọi hoạt động, MHBS báo lỗ 260 tỷ trong quý 2, vốn điều lệ âm 174 tỷ
Chứng khoán MHBS bị đình chỉ toàn bộ hoạt động môi giới, tự doanh, tư vấn và lưu ký
BIDV sáp nhập MHB, chứng khoán BSC có sáp nhập MHBS?
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.