MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 4, 26/04/2017, 07:00
LPB

 Ngân hàng Thương mại cổ phần Lộc Phát Việt Nam (HOSE)

Giá hiện tại: LPB 31.45 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Ông Nguyễn Đức Hưởng đã làm được gì ở LienVietPostBank?
Ông Nguyễn Đức Hưởng đã làm được gì ở LienVietPostBank?

Dù không phải là ông chủ của LienVietPostBank nhưng hình ảnh của nhà băng này lại gắn khá nhiều với cái tên Nguyễn Đức Hưởng.

Gần đây, cái tên Nguyễn Đức Hưởng, nguyên phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) lại “nổi như cồn”. Nổi không chỉ bởi ngân hàng này tổ chức đại hội cổ đông bất thường sau 1 tháng họp chính thức để thông qua miễn nhiệm đối với ông Hưởng, mà còn bởi tin đồn ông có thể gia nhập Sacombank trong nhiệm kỳ mới.

Ông Nguyễn Đức Hưởng sinh năm 1962, năm nay 55 tuổi, là tiến sĩ tài chính chuyên ngành Lưu thông tiền tệ và Tín dụng Học viện ngân hàng. Ông Hưởng không phải là ông chủ của Lienvietpostbank nhưng hình ảnh của nhà băng này lại gắn khá nhiều với cái tên Nguyễn Đức Hưởng.

Ông Hưởng gia nhập Ngân hàng Liên Việt, và sau này là LienVietPostBank, từ khi ngân hàng còn ở giai đoạn thành lập trù bị vào năm 2007, đồng thời đảm nhiệm chức danh phó chủ tịch thường trực HĐQT của nhà băng này từ đó cho tới ngày 24/4/2017. Trước đó ông đã có một thời gian công tác tại Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Ngay từ khi thành lập trù bị LienVietPostBank, ông Hưởng đã là "ông chủ nhỏ" với phần góp vốn 16 triệu cổ phần.  Năm 2016 ông mua vào thêm và trở thành cổ đông sở hữu tới gần 22 triệu cổ phần tương đương xấp xỉ 3,4% vốn điều lệ.

Là ngân hàng thương mại ra đời muộn nhất hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam song qua 9 năm hoạt động, LienVietPostBank hiện đã là ngân hàng tầm trung với tổng tài sản hơn 141.000 tỷ đồng, huy động vốn hơn 116.000 tỷ đồng và tổng dư nợ cho vay đạt trên 83.000 tỷ đồng. Ngân hàng có vốn điều lệ 6.460 tỷ và vốn chủ sở hữu đạt hơn 8.300 tỷ.

Riêng về lợi nhuận, năm 2016, LienVietPostBank đạt 1.348 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng hơn 3 lần so với năm 2015 và quý đầu năm 2017 lợi nhuận đã tăng gấp đôi cùng kỳ năm trước với xấp xỉ 470 tỷ đồng. Trong hệ thống các ngân hàng thì LienVietPostBank có lợi nhuận cao thứ 9/35 và quy mô vốn đứng thứ 16/35.

Lợi nhuận trước thuế của LienVietPostBank 5 năm gần đây và kế hoạch 2017 (nguồn: BCTC)

Lợi nhuận trước thuế của LienVietPostBank 5 năm gần đây và kế hoạch 2017 (nguồn: BCTC)

Năm 2016, LienVietPostBank trở thành ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên có hệ thống phòng giao dịch, chi nhánh trải khắp 63 tỉnh, thành phố. Nhà băng này hiện là ngân hàng có hệ thống mạng lưới hoạt động rộng nhất trong khối với gần 140 chi nhánh, phòng giao dịch, hơn 1.000 phòng giao dịch thông qua hệ thống bưu điện.

Ngân hàng này gần đây còn thu hút sự chú ý của dư luận với kế hoạch tăng 50% lương cho toàn bộ nhân viên trong vòng 3 năm tới, và khởi đầu năm 2017 đã tăng lương 20%.

Năm ngoái, LienVietPostBank đã xây dựng sản phẩm Thẻ phi vật lý Ví Việt (gọi tắt là Ví Việt), được NHNN cấp phép triển khai kinh doanh dịch vụ từ tháng 8/2016. Đây là Cổng thanh toán điện tử giúp người dùng thực hiện các thanh toán hóa đơn, mua sắm trực tuyến, chuyển tiền, nhận tiền...tiện lợi hơn cả các thẻ ATM của ngân hàng. Một thành công nữa của LienVietPostBank là mới đây ngân hàng đã chuyển đổi thành công hệ thống corebanking Flexcube phiên bản mới nhất 12.1 của Oracle thay thế cho 2 hệ thống Core Flexcube 7.2 và Core tiết kiệm bưu điện đã dùng suốt từ năm 2008.

Trở lại với cá nhân ông Nguyễn Đức Hưởng, sau 9 năm gắn bó với LienVietPostBank, hiện tại dù đã thôi nhiệm chức phó chủ tịch thường trực HĐQT nhưng ông Hưởng vẫn là cố vấn cấp cao của ngân hàng này. Ngoài ra ông Hưởng còn là một người rất tâm huyết với cây mắc ca ở Việt Nam. Hiện ông là phó chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam.

Có thông tin cho rằng ông Hưởng thôi nhiệm ở LienVietPostBank là để tham gia vào HĐQT Sacombank, cũng có nhiều người nói ông sẽ làm thành viên của Tổ giám sát của NHNN đối với các ngân hàng tái cơ cấu, trong đó có cả Sacombank.

Liên hệ trực tiếp với ông Hưởng, người viết nhận được câu trả lời khá nửa vời, không đồng ý cũng chẳng phủ nhận, song ông khẳng định dù ở vị trí nào cũng sẽ nỗ lực cao nhất và ông tin tưởng sẽ thành công. Với câu hỏi giả định được giới thiệu và trúng cử vào HĐQT Sacombank thì bao lâu có thể hỗ trợ ngân hàng này vượt qua khó khăn hiện nay, ông Hưởng cho rằng nếu có sự hỗ trợ của NHNN và quy định mới của Chính phủ về xử lý nợ xấu (như đang dự thảo - pv) thì sẽ mất khoảng 2 năm.

Tùng Lâm

Các tin khác
ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 LPBank: Quyết định phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 16,8%, đầu tư cổ phiếu thuộc danh mục VN30
LPB: Biên bản Kiểm phiếu biểu quyết ĐHĐCĐ bất thường năm 2024
LPB: Biên bản họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2024
LPB: Bổ nhiệm bà Vương Thị Huyền, ông Phạm Phú Khôi làm thành viên HĐQT độc lập từ 16.11.2024
LPB: Nghị quyết HĐQT v/v bổ sung, cập nhật dự thảo tài liệu họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2024
LPB: Thông báo tờ trình ĐHĐCĐ bất thường năm 2024
LPBank bất ngờ muốn chuyển Trụ sở chính, sẽ mua 5% vốn cổ phần FPT
LPB: Ông Nguyễn Văn Ngọc - Công bố thông tin đã mua 13.900 cp
LPB: Nghị quyết HĐQT v/v thay đổi địa điểm trụ sở Phòng giao dịch Sao Mai - Chi nhánh Vũng Tàu
LPB: Thông báo về việc tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2024
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.