MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 2, 11/11/2019, 08:52
KDC

 Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido (HOSE)

Giá hiện tại: KDC 54.8 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Chủ tịch KIDO kể chuyện “mơ thành nhà khoa học nhưng chọn làm bánh” và khuyên startup: Luôn luôn đặt câu hỏi “Tại sao?”, đừng mong đốt cháy giai đoạn vì đó là điều không tưởng
Chủ tịch KIDO kể chuyện “mơ thành nhà khoa học nhưng chọn làm bánh” và khuyên startup: Luôn luôn đặt câu hỏi “Tại sao?”, đừng mong đốt cháy giai đoạn vì đó là điều không tưởng

Ông Trần Kim Thành chia sẻ, rằng những ước mơ không quá xa, cùng cá tính luôn sẵn sàng thách thức chính là động cơ thúc đẩy bản thân liên tục. Tuy nhiên, ước mơ không được xa rời thực tế.

Doanh nhân Trần Kim Thành được nhiều người biết đến với vai trò Chủ tịch của Tập đoàn KIDO nhưng trong tiểu sử của mình, ông còn làm vô số lĩnh vực khác như khách sạn, tư vấn phát hành chứng khoán, trường học quốc tế.

Trong Hội thảo "Hành trình từ 0 đến 1 – Những bài học trong 5 năm đầu vượt sóng" được "Cộng đồng Quản trị và Khởi nghiệp” tổ chức ngày 9/11 vừa qua, ông Thành đã có nhiều chia sẻ thân tình và thực tế về câu chuyện kinh doanh của bản thân, đồng thời mang đến lời khuyên sâu sắc cho startup.

Ước mơ thành nhà khoa học nhưng chọn làm bánh

Từ hồi 5 – 6 tuổi, vị chủ tịch KIDO đã rất thích Einstein, Newton, có ước mơ trở thành nhà khoa học chứ không phải doanh nhân. Lên Đại học ông theo ngành Vật lý, sau mới nghiên cứu kinh tế. Tuy nhiên, điều thúc đẩy người đàn ông này kinh doanh đó chính là luôn muốn thách thức, thử tài bản thân dù chưa biết chắc chẵn sẽ làm gì.

Chủ tịch KIDO kể chuyện “mơ thành nhà khoa học nhưng chọn làm bánh” và khuyên startup: Luôn luôn đặt câu hỏi “Tại sao?”, đừng mong đốt cháy giai đoạn vì đó là điều không tưởng - Ảnh 1.

Ông Trần Kim Thành - Chủ tịch Tập đoàn KIDO

Ban đầu, ông tìm mọi cách xin gia đình cho ra ngoài kinh doanh. Mỗi ngày, ông Thành đều phải làm hết công việc ở nhà phụ giúp cha mẹ thì mới bắt đầu làm việc của mình. Cùng với Kao Siêu Lực (hiện được mệnh danh là "vua bánh mì" Sài Gòn), hai anh em đi bán bột mỳ nhưng sau khi bị giật nợ, siết nợ không được nên quay về làm bánh.

Mỗi ngày, ông chỉ làm 9 kg bánh, một số lượng rất nhỏ. Hồi mới đầu, vị chủ tịch tự xây lò, làm bánh rồi nhờ những người bán bánh đánh giá, góp ý. Ông thử và sửa sai liên tục trong 6 tháng để hoàn thiện sản phẩm và sau đó có đơn hàng 3 kg bánh đầu tiên.

Công việc tiếp theo, vấn đề phân phối. Lúc đầu, ông phân phối cho bốn đại lý lớn, thân quen ở miền Tây. Tuy nhiên, sau khi một đại lý dừng đặt hàng, thị phần mất ngay 25%. Nhận thấy nếu tiếp tục phụ thuộc vào chỉ bốn đại lý này, con đường phía trước sẽ không có tương lai, ông Thành cùng em trai quyết định tìm đến những nhà phân phối khác, cứ thế mở rộng khắp nước Việt Nam.

Nhưng lượng đại lý quá nhiều khiến việc quản lý khó khăn. Ông lại đặt ra một chuẩn mới, tìm đến những nhà phân phối số một của khu vực.

Đúc kết lại, Chủ tịch KIDO chia sẻ 4 giai đoạn phát triển của startup, khá giống mô hình LEAN.

Chủ tịch KIDO kể chuyện “mơ thành nhà khoa học nhưng chọn làm bánh” và khuyên startup: Luôn luôn đặt câu hỏi “Tại sao?”, đừng mong đốt cháy giai đoạn vì đó là điều không tưởng - Ảnh 2.

Bốn giai đoạn mà startup phải trải qua: Trong khi hai giai đoạn sau đã được rất nhiều sách vở, lý thuyết nói đến thì hai giai đoạn đầu vẫn chưa được phân tích chuyên sâu.

Đầu tiên, vòng quay 0 - 1 được lặp đi lặp lại nhiều lần, cho đến khi ý tưởng được chuyển hóa thành sản phẩm phù hợp với thị trường, được người tiêu dùng chấp nhận.

Ở giai đoạn thứ 2, từ 1 - 10, ta cần tìm mọi cách phân phối sản phẩm trên các kênh trực tuyến và truyền thống. Tuy nhiên, không nên "đốt" tiền nhiều mà chỉ test (kiểm tra - PV) từng loại kênh để đảm bảo khi mở rộng sẽ phù hợp.

Giai đoạn 10 – 100, hình thành mô hình kinh doanh, sau đó phát triển, nhân rộng và thậm chí có thể gọi vốn ở giai đoạn 100 – 1000.

Ông nhấn mạnh các startup thường mắc sai lầm ở ngay từ đầu. Việc đốt cháy giai đoạn, từ ý tưởng mà đã đòi làm lớn, bỏ qua vòng quay 1 - 10, là điều không tưởng và khả năng thất bại cao.

Luôn đặt câu hỏi "Tại sao?"

Hâm mộ những nhà khoa học vĩ đại, tử thuở nhỏ, ông Thành đã luôn tự hỏi: "Cũng là những điều bình thường ngoài đời, mà tại sao họ lại nghĩ khác mình. Đó là cái kích thích bản thân."

Rồi đi đến bất cứ đâu, chủ tịch KIDO có thói quen đặt câu hỏi:"Tại sao?".

"Mình đi tới đâu, chẳng hạn một quán, mình ngồi ăn và luôn hỏi: "Tại sao khách hàng tới quán này? Tại sao lứa tuổi này tới? Tại sao họ lại yêu những món này? Tại sao cách thức phục vụ như vậy? Tại sao chén đĩa như thế này? Tại sao họ kinh doanh có lợi nhuận? Tại sao họ tồn tại?", ông Thành chia sẻ.

Cùng tham dự hội thảo, chủ tịch Tập đoàn FPT - Trương Gia Bình, hoàn toàn đồng tình với ý kiến của ông Thành. "Điều quan trọng nhất, như anh Thành nói, là sự tò mò, nhìn thấy gì cũng hỏi "Why?" (Tại sao? – PV).

"Tư duy, suy nghĩ mới là yếu tố quan trọng. Điều quan trọng không phải là bắt đầu như thế nào, mà là bắt đầu hỏi rất nhiều cái "Why?". Như ở Nhật Bản, Toyota tìm ra phương pháp quản trị hiện đại nhất, là gốc gác của LEAN. Khi một giọt dầu rơi trên sàn nhà máy, họ phải hỏi "Why?" năm lần, sau đó mới đi vào sửa chữa.", ông Bình nói.

Chủ tịch KIDO kể chuyện “mơ thành nhà khoa học nhưng chọn làm bánh” và khuyên startup: Luôn luôn đặt câu hỏi “Tại sao?”, đừng mong đốt cháy giai đoạn vì đó là điều không tưởng - Ảnh 3.

Ông Thành tiếp tục chia sẻ, sau khi khảo sát xong sẽ đặt tiếp câu hỏi: "Nếu cho mình làm thì mình sửa điều gì, giữ điều gì?"

Ông cho biết bản thân bị ảnh hưởng bởi toán học rất nhiều, đặc biệt là vấn đề "Điều kiện cần và đủ".

"Ví dụ xây một building (tòa nhà – PV) cao tầng, mình có thể làm được không, muốn làm thì cần những điều kiện gì? Hay đi qua Hải sản Hùng Vương, chừng nào mình mới có nhà máy to như vậy, điều kiện gì? Rồi đi thăm người bạn làm ngành bánh có miếng đất 9.000 mét vuông, chừng nào mới có thể làm được?". Cuối cùng, chưa đầy năm năm, ông đã có một nhà máy lớn hơn.

Qua câu chuyện, ông cho rằng ước mơ của bản thân không quá xa nhưng không dễ làm, đòi hỏi phải bỏ thời gian đi tìm hiểu các yếu tố cần thiết để hiện thực hóa.

Chủ tịch KIDO cũng kể lại chuyện đi xin học cho con vào trường quốc tế và cái duyên với ngành giáo dục. Điều kiện của nhà trường đưa ra là ông phải nằm trong "Waiting list 800" (danh sách chờ với 800 người). "Waiting list 800, thế thì chừng nào con mình mới vô trường quốc tế được. Thôi mình làm một cái luôn.", chủ tịch KIDO cười nói.

Ông chia sẻ, rằng những ước mơ không quá xa, cùng cá tính luôn sẵn sàng thách thức chính là động cơ thúc đẩy bản thân liên tục. Nhưng vị doanh nhân khẳng định, chắc chắn, ước mơ luôn phải gắn liền và không xa rời thực tiễn.

Theo T.Dương

Trí thức trẻ

Các tin khác
Vì sao nhiều doanh nghiệp từng vét hết tiền để chia cổ tức ‘khủng’ lên tới 100-200%?
KIDO đã nắm hơn 75% một trong những trung tâm thương mại đắc địa nhất quận 5
KDC: CBTT về việc hoàn tất giao dịch mua Công ty CP Hùng Vương
KDC: Thông báo ký kết hợp đồng kiểm toán BCTC 2024
KDC: CBTT về việc CTCP Hùng Vương trở thành công ty con
Cổ phiếu của Kido về vùng đáy 1 năm, một thành viên của Quỹ VinaCapital chi 500 tỷ trở thành cổ đông lớn
KDC: Báo cáo về ngày trở thành cổ đông lớn của nhóm nhà đầu tư nước ngoài (đính chính BC ngày 19/8/2024)
KDC: Liva Holdings Limited đã mua 8.620.690 cp, trở thành CĐL từ 14.8.2024
KDC: Báo cáo về ngày trở thành cổ đông lớn của nhóm nhà đầu tư nước ngoài
KDC: Nghị quyết HĐQT thông qua chủ trương đầu tư để chi phối và sở hữu lên 77% CTCP Hùng Vương
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.