MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 2, 31/07/2023, 10:16
HBC

 Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (UpCOM)

Giá hiện tại: HBC 5.0 +0.1(+2.04%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Giữa cuộc chiến gói thầu 35.000 tỷ: Hòa Bình lãi đột biến nhờ bán tài sản, LN Coteccons tăng "sốc" vẫn xếp sau Ricons, Vinaconex lặng lẽ đứng số 1
Giữa cuộc chiến gói thầu 35.000 tỷ: Hòa Bình lãi đột biến nhờ bán tài sản, LN Coteccons tăng "sốc" vẫn xếp sau Ricons, Vinaconex lặng lẽ đứng số 1

Các doanh nghiệp xây dựng đồng loạt báo lãi lớn, song chủ yếu nhờ giảm dự phòng, bán tài sản và lãi hoạt động tài chính.

Tính đến nay, Top 3 doanh nghiệp xây dựng niêm yết bao gồm Coteccons (CTD), Xây dựng Hòa Bình (HBC) và Vinaconex (VCG) đã công bố BCTC quý 2/2023. Đặc biệt, số liệu được đưa ra trong bối cảnh các bên đang chia phe để đấu thầu gói 35.000 tỷ đồng tại Sân bay Long Thành.

Ngành xây dựng vẫn còn những khó khăn nhưng các doanh nghiệp đồng loạt báo lãi lớn.

Trong đó, Hòa Bình lãi lớn nhất với 585 tỷ đồng - tăng 750% so với cùng kỳ, động lực đến từ sự tăng lên đột biến của biên lợi nhuận gộp và thanh lý tài sản.

Vinaconex tăng nhẹ, giữ vị trí top 2 về lợi nhuận trong quý 2. Nhưng tính kết quả 6 tháng thì đây là công ty lãi lớn nhất.

Trong khi đó, Coteccons cũng báo lãi trở lại với 39 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cao nhất từ quý 3/2021 đến nay. 6 tháng đầu năm, Coteccons đạt 69 tỷ đồng - tăng 525% nhờ nền thấp của cùng kỳ năm trước. Dù vậy, vẫn xếp sau Ricons - nguyên đơn vừa kiện Coteccons ra tòa yêu cầu mở thủ tục phá sản do không trả nợ.

Các doanh nghiệp xây dựng khác cũng có mặt trong liên danh như Hưng Thịnh Incons, Phục Hưng Holdings đều ghi nhận sự sụt giảm trong lợi nhuận.

Giữa cuộc chiến gói thầu 35.000 tỷ: Hòa Bình lãi đột biến nhờ bán tài sản, LN Coteccons tăng "sốc" vẫn xếp sau Ricons, Vinaconex lặng lẽ đứng số 1 - Ảnh 1.

Giữa cuộc chiến gói thầu 35.000 tỷ: Hòa Bình lãi đột biến nhờ bán tài sản, LN Coteccons tăng "sốc" vẫn xếp sau Ricons, Vinaconex lặng lẽ đứng số 1 - Ảnh 2.

Coteccons: Lãi tăng nhờ giảm dự phòng

Doanh nghiệp dẫn đầu đội Hoa Lư là Coteccons trong quý 2/2023 tăng 10% về doanh thu, song áp lực giá vốn cũng tăng khiến lợi nhuận gộp giảm mạnh đến 53%, còn 101 tỷ đồng. Biên lãi gộp cũng giảm từ 7% cùng kỳ xuống còn 3%.

Trong kỳ, nhờ tiết giảm các chi phí, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp được cắt giảm hàng trăm tỷ (chủ yếu do giảm chi phí hoàn nhập từ 256,5 tỷ chỉ còn 55,5 tỷ đồng) giúp Công ty đạt được lãi ròng hơn 30 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với mức lỗ 24 tỷ cùng kỳ năm trước. Đây cũng là quý có lãi cao nhất kể từ quý 3/2021.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Coteccons đạt 6.749 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 30% so với cùng kỳ. Khấu trừ chi phí, Công ty lãi sau thuế hơn 52 tỷ đồng, gấp gần 10 lần và đã vượt chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Giữa cuộc chiến gói thầu 35.000 tỷ: Hòa Bình lãi đột biến nhờ bán tài sản, LN Coteccons tăng "sốc" vẫn xếp sau Ricons, Vinaconex lặng lẽ đứng số 1 - Ảnh 3.

Đây còn được xem là “lời phản pháo” của Coteccons về năng lực tài chính giữa sự cố bị Ricons kiện mở thủ tục phá sản.

Tính đến thời điểm 30/6/2023, tổng tài sản Công ty ở mức 21.375 tỷ đồng, tăng 13% so đầu năm. Trong đó, Coteccons nắm giữ gần 1.883 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, tăng tới 77%; đáng chú ý, tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng tăng từ 429 tỷ đồng đầu năm lên 1.251 tỷ đồng.

Hoà Bình “may mắn” bán được tài sản

Gây “sốc” hơn là Hòa Bình (cùng thuộc đội Hoa Lư), dù doanh thu quý 2 đạt gần 2.300 tỷ đồng – giảm 44% so với cùng kỳ năm trước - nhưng biên lợi nhuận gộp bất ngờ lên tới 18% (trong khi quý 2/2022 chỉ chưa đầy 5%). Biên lợi nhuận gộp của Hòa Bình trong quá khứ cũng chỉ dao động quanh mức 6-9%.

Song song, ghi nhận 656 tỷ từ thanh lý tài sản cố định, Hòa Bình báo lãi trước thuế 585 tỷ đồng – cao gấp 8,5 lần cùng kỳ năm trước. Nhờ đó, luỹ kế 6 tháng, Hoà Bình có lãi trở lại với 103 tỷ đồng - gấp đôi cùng kỳ năm 2022.

Giữa cuộc chiến gói thầu 35.000 tỷ: Hòa Bình lãi đột biến nhờ bán tài sản, LN Coteccons tăng "sốc" vẫn xếp sau Ricons, Vinaconex lặng lẽ đứng số 1 - Ảnh 4.

Kết quả này đã được Tổng Giám đốc là ông Lê Văn Nam chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên vừa qua. Theo ông, trong lúc khó khăn cùng cực vẫn cảm thấy rất may mắn, khi Hoà Bình đã chốt bán được Công ty TNHH Máy Xây dựng Matec cho nhà đầu tư Ashita Group (mua lại một phần số máy móc thiết bị trên với giá 1.100 tỷ đồng). Trong kỳ, Hòa Bình cũng thông qua việc bán toàn bộ vốn góp của Công ty TNHH Một Thành Viên Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Hòa Bình (HBIC) là 167 tỷ.

Một điểm sáng khác, tính đến thời điểm 30/6/2023, tổng nợ của Hòa Bình giảm gần 1.000 tỷ. Trong đó, phải trả người bán ngắn hạn giảm 455 tỷ đồng, vay nợ ngắn hạn giảm 670 tỷ đồng và vay nợ dài hạn giảm 284 tỷ đồng.

Ricons tăng trưởng 90% lợi nhuận nhờ hoạt động tài chính

Phía Xây dựng Ricons (thuộc đội Vietur) cũng không kém cạnh. Quý 2/2023, dù doanh thu thuần giảm 24%, tuy nhiên hoạt động tài chính của Ricons lại “toả sáng”. Trong đó, doanh thu tài chính đạt gần 27 tỷ - tăng 158% so với cùng kỳ; chủ yếu đến từ lãi tiền gửi ngân hàng, lãi trái phiếu hơn 21 tỷ đồng và cổ tức được chia.

Ngoài ra, Ricons còn có khoản lãi từ công ty liên doanh liên kết 63 tỷ đồng, gấp 22 lần so cùng kỳ. Kết quả, Ricons báo lãi hơn 52 tỷ đồng, tăng 90% so với quý 2/2022. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Ricons đạt lợi nhuận ròng hơn 68 tỷ đồng, tăng 41% và cũng vượt chỉ tiêu về lợi nhuận cả năm.

Giữa cuộc chiến gói thầu 35.000 tỷ: Hòa Bình lãi đột biến nhờ bán tài sản, LN Coteccons tăng "sốc" vẫn xếp sau Ricons, Vinaconex lặng lẽ đứng số 1 - Ảnh 5.

Giữa cuộc chiến gói thầu 35.000 tỷ: Hòa Bình lãi đột biến nhờ bán tài sản, LN Coteccons tăng "sốc" vẫn xếp sau Ricons, Vinaconex lặng lẽ đứng số 1 - Ảnh 6.

Một đơn vị khác thuộc đội Vietur còn có CTCP Đầu tư Xây dựng Newtecons cho biết 6 tháng đầu năm đã triển khai nhiều dự án lớn và quy mô, đặc biệt là các dự án liên quan đến hạ tầng giao thông và các dự án bất động sản cao cấp. Điều này đã giúp Công ty ổn định về nguồn việc cũng như thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra, doanh thu bán niên vượt 10% chỉ tiêu.

Ở diễn biến khác, Toà án Nhân dân Tp.HCM vừa thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với Coteccons, nguyên đơn là Ricons. Trước khi gặp nhau ở toà, BCTC quý 2 năm nay Ricons công bố dư nợ của Coteccons với hơn 322 tỷ đồng. Cùng với đó, Gamuda Land (HCMC) đang nợ phải thu hơn 647 tỷ tại Ricons, từ các khách hàng khác 2.401 tỷ đồng.

Về phía Coteccons, BCTC quý 2/2023 Công ty lại không công bố các khoản nợ cụ thể với Ricons. Trong khi trước đó BCTC quý 1/2023 có ghi nhận số dư phải trả người bán ngắn hạn với Ricons theo BCTC của CTD là 323 tỷ đồng.

Tri Túc

Nhịp sống thị trường

Các tin khác
Doanh thu giảm mạnh, Xây dựng Hòa Bình thoát lỗ nhờ khoản hoàn nhập dự phòng nợ khó đòi
Sau quý 2/2024 lãi kỷ lục, Xây dựng Hòa Bình (HBC) trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Người cũ Searefico trở thành Phó Tổng giám đốc Xây dựng Hòa Bình
HBC: Bà Phan Thị Cẩm Hằng thôi giữ chức Kế toán trưởng từ 01.11.2024
HBC: Bổ nhiệm ông Nguyễn Kinh Luân giữ chức Phó Tổng giám đốc từ 01.11.2024
HBC: Nhận được Đơn từ nhiệm chức vụ Kế toán trưởng của bà Phan Thị Cẩm Hằng
HBC: Ông Nguyễn Hùng Cường thôi giữ chức Phó Tổng giám đốc công ty từ 21.09.2024
HBC: Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc sửa đổi Điều lệ Công ty
Nhà thầu Việt “xuất ngoại”: Coteccons làm DA của VinFast tại Ấn Độ, Hòa Bình trúng 5 DA nước ngoài 72 triệu USD
HBC chính thức giao dịch trên UpCOM từ 18/9 với giá tham chiếu 5.700 đồng/cp
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.