MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 3, 18/04/2023, 22:06
GAS

 Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP (HOSE)

Giá hiện tại: GAS 68.7 -0.5(-0.72%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Việt Nam đang vay nợ của nước nào nhiều nhất?
Việt Nam đang vay nợ của nước nào nhiều nhất?

Các chủ nợ song phương chủ yếu của Việt Nam tính đến nửa đầu năm 2022, gồm: Nhật Bản cho Chính phủ Việt Nam vay hơn 274.000 tỷ đồng; Hàn Quốc cho vay hơn 28.000 tỷ đồng, Pháp cho vay hơn 27.000 tỷ đồng; Đức cho vay hơn 12.000 tỷ đồng…

Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính vừa công bố Bản tin nợ côngsố 15 về tình hình nợ công của Việt Nam từ năm 2018 đến tháng 6/2022.

Theo đó, tỷ lệ nợ công của Việt Nam so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP) có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Cụ thể, tỷ lệ nợ công giảm từ 58,3% GDP (năm 2018) xuống còn 43,1% vào năm 2021.

Tính đến hết năm 2021, nợ nước ngoài của quốc gia giảm chỉ còn 38,4% GDP so với năm 2018 là 46% GDP. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2021 là 6,2%. Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước năm 2021 khoảng 21,8%, có chiều hướng tăng dần đều theo các năm.

Việt Nam đang vay nợ của nước nào nhiều nhất? - Ảnh 1.

Tỷ lệ nợ công so với GDP của Việt Nam giảm dần qua các năm (ảnh: BTC).

Các chủ nợ song phương chủ yếu của Việt Nam tính đến nửa đầu năm 2022, gồm: Nhật Bản cho Chính phủ Việt Nam vay hơn 274.000 tỷ đồng; Hàn Quốc cho vay hơn 28.000 tỷ đồng, Pháp cho vay hơn 27.000 tỷ đồng; Đức cho vay hơn 12.000 tỷ đồng…

Trong số các chủ nợ đa phương của Việt Nam, Ngân hàng Thế giới (WB) cho chính phủ Việt Nam vay nhiều nhất khoảng hơn 350.000 tỷ đồng (tính đến nửa đầu năm 2022). Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho Việt Nam vay hơn 180.000 tỷ đồng và các tổ chức khác cho Việt Nam vay khoảng 12.000 tỷ đồng.

Việt Nam đang vay nợ của nước nào nhiều nhất? - Ảnh 2.

Dư nợ vay của Chính phủ giai đoạn 2019 - 2022 (ảnh: BTC).

Tổng nợ vay được Chính phủ bảo lãnh có chiều hướng giảm dần qua các năm. Tỷ lệ nợ nước ngoài và nợ trong nước được Chính phủ bảo lãnh của Việt Nam gần như tương đương nhau.

Trong khi đó, khoản nợ của chính quyền địa phương có dấu hiệu tăng trở lại. Tính đến tháng 6/2022, tổng dư nợ chính quyền địa phương đã đạt 51 triệu tỷ đồng, vượt qua cả tổng dư nợ năm 2021.

Theo Quỳnh Nga

Tiền Phong

Các tin khác
GAS: Nghị quyết HĐQT chấp thuận nội dung chính Thỏa thuận hợp tác với Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn
GAS: Nghị quyết HĐQT về hợp đồng mua bán khí LNG giữa PV Gas và PV Power
GAS: Nghị quyết HĐQT số 81 ngày 07/11/2024
GAS: Nghị quyết HĐQT chấp thuận các nội dung chính của thỏa thuận hợp tác giữa PV Gas và PVFCCo
PSI: Dự báo giá dầu giảm trong năm 2025, các DN dầu khí ra sao?
Những cái tên lãi lớn nhất sàn chứng khoán quý 3/2024: Vinhomes 'đòi' lại ngôi vương, một cái tên gây bất ngờ
PV GAS vẫn còn 4.400 tỷ nợ xấu, một nửa đến từ PV POWER, cầm 44.800 tỷ tiền mặt hưởng lãi hơn 1.100 tỷ trong 9T2024
GAS: 1.11.2024, giao dịch 45.933.072 cp niêm yết bổ sung
GAS: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
GAS: 22.10.2024, niêm yết bổ sung 45.933.072 cp
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.