MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 5, 20/10/2016, 14:53
BAM

 CTCP Khoáng sản và Luyện kim Bắc Á

Giá hiện tại: BAM 1.8 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Vi phạm CBTT: Chấp nhận phạt vẫn còn lợi
Vi phạm CBTT: Chấp nhận phạt vẫn còn lợi

Dù UBCKNN đã có nhiều động thái cứng rắn trong việc xử lý các vi phạm công bố thông tin (CBTT) nhưng mức độ vi phạm của doanh nghiệp vẫn không hề giảm, thậm chí có chiều hướng gia tăng.

Liên tục vi phạm

Ngày 13-10, UBCKNN ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Đầu tư sản xuất và Thương mại HCD (HCD) số tiền 85 triệu đồng vì đã CBTT có nhiều nội dung không chính xác. Cụ thể, tại bản cáo bạch niêm yết CP, HCD công bố: “Công ty thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ và khoản vay và không có nợ quá hạn. Tính đến 31-3-2016, công ty không có bất kỳ khoản nợ quá hạn nào đối với ngân hàng cũng như với các nhà cung cấp”.

Với các diễn biến ngày càng tinh vi trong công nghệ làm giá, thao túng thị trường, hơn lúc nào hết TTCK cần một hệ thống công nghệ giao dịch hiện đại, đủ sức theo dõi, phát hiện và xử lý các hành vi thao túng, lũng đoạn thị trường gây phẫn nộ, bức xúc dư luận trong thời gian qua, mất lòng tin đối với các NĐTNN, các tổ chức tài chính trên thế giới đối với TTCK.

PGS.TS Bùi Kim Yến

Thế nhưng, thực tế HCD đang có một số khoản nợ tại ngân hàng thương mại đã quá hạn thanh toán. Theo đó, tính đến 31-3-2016, HCD có tổng cộng 19,95 tỷ đồng nợ đến hạn chưa thanh toán, trong đó khoản lớn nhất 6,98 tỷ đồng quá hạn 16 ngày, khoản quá hạn dài nhất 70 triệu đồng (quá hạn 56 ngày). Ngoài ra, địa chỉ doanh nghiệp theo thông tin trên bản cáo bạch tại tỉnh Hải Dương nhưng từ khi thành lập phòng đại diện tại Hà Nội (ngày 12-8-2016) đến nay mọi hoạt động kinh doanh của HCD đều chuyển về văn phòng đại diện. Song giấy đăng ký kinh doanh và các nghĩa vụ về thuế vẫn ghi theo địa chỉ tại Hải Dương, dù không còn hoạt động tại địa chỉ này.

Trước đó, UBCKNN đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK và TTCK đối với CTCP Công nghiệp khoáng sản Bình Thuận (KSA), với tổng số tiền 170 triệu đồng. Cụ thể, phạt tiền 85 triệu đồng vì đã không CBTT theo quy định pháp luật trên hệ thống CBTT của UBCKNN, trên trang thông tin điện tử của HOSE đối với kết luận của cơ quan thuế về việc KSA vi phạm pháp luật về thuế trong năm 2015 (được ghi nhận trên BCTC hợp nhất năm 2015 đã được kiểm toán); thông tin về việc ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với CTCP Khoáng sản Đất Quảng Chu Lai; không công bố trên trang thông tin điện tử của công ty các thông tin định kỳ và thông tin bất thường theo quy định. Đồng thời, phạt tiền 85 triệu đồng vì đã vi phạm phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán CK ra công chúng. Theo đó, KSA đã CBTT rằng “công ty đã thỏa thuận xong và mua được mỏ quặng titan với diện tích 792ha có trữ lượng hơn 4 triệu tấn tại Ninh Thuận”. Tuy nhiên, KSA đã không ký hợp đồng về việc mua mỏ quặng mà ký biên bản thỏa thuận và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với CTCP Khoáng sản Đất Quảng Chu Lai, theo đó công ty này chuyển nhượng cho KSA 7,9 triệu cổ phần (tương ứng 79% cổ phần) của mình.

Mới đây, Sở GDCK Hà Nội (HNX) ra thông báo về việc hủy niêm yết CP BAM của CTCP Khoáng sản luyện kim Bắc Á. Nguyên nhân do BAM vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ CBTT, thuộc diện bị hủy niêm yết theo quy định. Các vi phạm của BAM gồm: chưa thực hiện công bố BCTC năm 2015, BCTN 2015, BCTC quý I-2016, BCTC quý II-2016, báo cáo quản trị bán niên 2016 và BCTC bán niên năm 2016. Như vậy, 30 triệu CP BAM sẽ bị hủy niêm yết từ 10-11. Trước đó, HNX đưa BAM vào diện kiểm soát và hạn chế giao dịch từ ngày 19-4-2015 do liên tục vi phạm các quy định về CBTT trên TTCK.

Cổ đông và NĐT chịu thiệt

Sau hàng loạt vi phạm về CBTT trên TTCK, nhất là sự kiện CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF), các cơ quan quản lý nhà nước đã có những quyết định xử phạt mạnh tay hơn đối với các doanh nghiệp niêm yết vi phạm. Tuy nhiên, theo chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển, quyết định xử phạt bằng tiền dù mạnh tay vẫn khó có thể hạn chế các vi phạm CBTT. Chẳng hạn, một doanh nghiệp chỉ cần chậm CBTT về kết quả sản xuất kinh doanh, các cổ đông nội bộ trong doanh nghiệp có thể mua hoặc bán CP và thu lời rất lớn. Trong khi đó UBCKNN chỉ phạt tiền doanh nghiệp và người chịu thiệt cuối cùng vẫn là cổ đông và NĐT.

Cũng theo ông Hiển, tại TTCK các nước phát triển, các quỹ đầu tư thường chiếm 60-70% các giao dịch, nên chỉ cần doanh nghiệp niêm yết vi phạm CBTT gần như ngay lập tức CP của doanh nghiệp này bị các quỹ đầu tư tẩy chay. Nếu bị các quỹ đầu tư tẩy chay doanh nghiệp đó sẽ khó có cơ hội huy động vốn trên TTCK. Chính vì tầm quan trọng này, các doanh nghiệp trên thế giới đều có chức danh người phát ngôn cho HĐQT để ngay lập tức giải quyết những thông tin ngoài luồng liên quan đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Trong khi đó, gần như tất cả các công ty tại Việt Nam đều không có chức danh này. Cũng chính vì không coi trọng việc CBTT, nên thông tin ngoài luồng luôn có đất sống và thậm chí còn được NĐT coi trọng hơn thông tin chính doanh nghiệp công bố.

Theo nhận định của các chuyên gia, để hạn chế những vi phạm trên TTCK, cần bổ sung điều khoản bảo vệ quyền lợi NĐT trước những thiệt hại do vi phạm CBTT của các công ty niêm yết. Cụ thể, quy định rõ quyền hạn của các NĐT khi bị thiệt hại hoặc rủi ro do giao dịch CK của những công ty có những hành vi như chậm nộp BCTC làm thông tin lạc hậu, BCTC sai sự thật, CBTT không đúng sự thật hoặc thông tin bị rò rỉ, thông tin bất cân xứng, giao dịch nội gián. NĐT có quyền khởi kiện lên các cơ quan chức năng theo đúng quy trình và thủ tục được hướng dẫn. Nếu thắng kiện phải đền bù những thiệt hại đã gây ra cho NĐT và thậm chí xử lý hình sự đối các vi phạm này.

Theo Kim Giang

Sài Gòn đầu tư

Các tin khác
BAM: 27.9.2022, ngày GD cuối cùng của 30.000.000 cổ phiếu
Có thêm 33 doanh nghiệp bị nhắc nhở vi phạm trên toàn thị trường
Soi danh mục cổ phiếu bị cảnh báo trên UpCOM
“Trái đắng” lên sàn và nỗi đau của nhà đầu tư
HNX: Danh sách chứng khoán đăng ký giao dịch của Bảng Cảnh báo nhà đầu tư đến ngày 12/05/2017
HNX: Danh sách chứng khoán đăng ký giao dịch của Bảng Cảnh báo nhà đầu tư đến ngày 21/04/2017
HNX: Danh sách chứng khoán đăng ký giao dịch của Bảng Cảnh báo nhà đầu tư đến ngày 14/04/2017
HNX: Danh sách chứng khoán đăng ký giao dịch của Bảng Cảnh báo nhà đầu tư đến ngày 11/04/2017
HNX: Danh sách chứng khoán đăng ký giao dịch của Bảng Cảnh báo nhà đầu tư đến ngày 05/04/2017
HNX: Danh sách chứng khoán đăng ký giao dịch của Bảng Cảnh báo nhà đầu tư đến ngày 27/02/2017
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.