MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 2, 12/08/2013, 08:59
AVS

 Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Việt

Giá hiện tại: AVS 6.2 +0.5(+8.77%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Chỉ cần 30 CTCK là đủ
Chỉ cần 30 CTCK là đủ

Theo ông Trần Đắc Sinh- Chủ tịch HĐQTị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, với quy mô của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, chỉ cần có khoảng 30 CTCK là đủ.

Kết quả kinh doanh bết bát trong quý II-2013, cùng với những bước đi táo bạo của nhiều công ty chứng khoán (CTCK) cho thấy, quá trình sàng lọc các CTCK đang diễn ra khá mạnh mẽ. Theo đó, nhiều ý kiến dự báo trong thời gian tới, sẽ có nhiều CTCK bị xóa tên khỏi thị trường.

Điệp khúc thua lỗ

Theo số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, trong số 98 CTCK đang hoạt động, hiện đã có 94 công ty công bố báo cáo tài chính quý 2-2013. Tuy nhiên, có tới 1/3 trong số đó tiếp tục báo lỗ. Số còn lại đa phần cũng rơi vào tình trạng sụt giảm lợi nhuận.

Cụ thể, CTCK Phú Hưng (PHS) báo lỗ 3,7 tỷ đồng trong quý II-2013. Dù đã giảm rất mạnh so với khoản lỗ 36,7 tỷ đồng trong cùng kỳ năm trước, nhưng nếu tính từ quý I-2011 đến nay, kết quả kinh doanh của PHS liên tục là số âm.

Tổng số lỗ lũy kế của PHS hiện là 154 tỷ đồng, tương đương 44% vốn điều lệ. Cổ phiếu PHS đã bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đưa vào diện kiểm soát do công ty thua lỗ 2 năm liên tiếp. Tương tự, CTCK Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long cũng công bố kết quả kinh doanh quý II-2013 với khoản lỗ tới hơn 26 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế 6 tháng lên 26 tỷ đồng.

CTCK Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) cũng công bố báo cáo tài chính quý II-2013 với lợi nhuận sau thuế âm 18,2 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty lỗ 33,5 tỷ đồng. Trước đó, cổ phiếu SBS đã bị hủy niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM từ cuối tháng 3 vừa qua do có số lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp. Sau khi bị hủy niêm yết, SBS đã chủ động tiến hành nhiều giải pháp tái cơ cấu nhằm vực dậy công ty, tuy nhiên kết quả mang lại vẫn chưa khả quan.

Nằm trong sanh sách thua lỗ quý II-2013 còn có sự góp mặt của hàng loạt CTCK khác như CTCK Hồng Bàng, Chứng khoán An Phát, Chứng khoán Phố Wall, Chứng khoán Đại Tây Dương, Chứng khoán Việt Thành, Chứng khoán Nam An, Chứng khoán Mirae Asset… Nguyên nhân thua lỗ được các CTCK đưa ra chủ yếu là do doanh thu hạn hẹp từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Theo đó, so với cùng kỳ năm 2012, doanh thu môi giới của CTCK Viễn Đông đã giảm 86%, của PHS giảm 25%, của SBS giảm 61%...

Theo công bố về thị phần môi giới quý II-2013, 10 CTCK có thị phần lớn nhất trên sàn TP.HCM (HSC) nắm tới 63% thị phần toàn thị trường, trong khi con số này trên sàn Hà Nội là 54%. Tuy nhiên, theo kết quả kinh doanh, ngay cả những CTCK nằm trong Top 10 này cũng có lợi nhuận sụt giảm đáng kể so với quý II-2012. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế của CTCK TP.HCM đã giảm 26% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn hơn 60 tỷ đồng.

Hiện HSC đang nắm 12,57% thị phần môi giới quý 2-2013 trên sàn TP.HCM. Nhiều CTCK khác trong nhóm này cũng rơi vào cảnh ngộ tương tự như khi có mức lợi nhuận giảm so với quý 2 năm trước như CTCK Bảo Việt giảm 60%, CTCK ACB giảm 89%, CTCK Sài Gòn giảm 57%, CTCK Maybank Kim Eng giảm 90%, CTCK FPT giảm 49%...

Tìm giải pháp tự cứu mình

Khó khăn nối tiếp khó khăn dường như đã vắt kiệt sức chịu đựng của nhiều CTCK. Bằng chứng là vào cuối tháng 3 vừa rồi, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2013 của Công ty CP Chứng khoán Âu Việt (AVS), 90% cổ đông đã chấp thuận thông qua việc giải thể công ty. Theo đó, Âu Việt là CTCK đầu tiên chủ động công bố giải thể.

Ngay sau Âu Việt, các cổ đông của Công ty CP Chứng khoán Chợ Lớn (CLSC) cũng đã thông qua quyết định giải thể công ty sau 3 năm liền thua lỗ. Dự kiến trong tháng 8 hoặc tháng 9 tới, CTCK Sao Việt cũng sẽ tổ chức Đại hội cổ đông bất thường để xem xét phương án giải thể công ty… Cũng cùng chung cảnh ngộ thua lỗ như AVS và CLSC, nhưng nhiều CTCK như CTCK Liên Việt, CTCK Thủ Đô… lại chọn cách xin rút tư cách thành viên tại hai sở giao dịch.

Cùng với đó, hàng loạt CTCK khác cũng đang rơi vào tình trạng “sống dở chết dở”, bị kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, bị cảnh báo, hoặc ngập trong nợ nần… Vì thế, nhiều công ty đã phải tự lập kịch bản cho tương lai của mình. 

Cụ thể, nhiều CTCK nhỏ đã thu hẹp hoạt động, đóng cửa chi nhánh như CTCK Đầu tư Việt Nam, CTCK Tân Việt, CTCK Đông Á, CTCK Đông Nam Á… Mới đây, CTCK SBS cũng đã công bố thông tin về việc xin ý kiến cổ đông bằng văn bản thông qua đề án hợp nhất với CTCK Phương Nam (PNS).

Sự kiện này đã khẳng định phần nào những nghi ngờ của thị trường khi mà ông Phan Quốc Huỳnh, Phó Tổng giám đốc của PNS đã về làm Tổng Giám đốc SBS từ ngày 3-4. Trước đó, PNS cũng cử người tham gia vào Hội đồng quản trị của SBS. Điều này cũng thu hút sự chú ý khá lớn của dư luận, bởi hiện tại SBS gần như đã “chết lâm sàng” khi vốn chủ sở hữu đang âm hàng trăm tỷ đồng và lỗ lũy kế cũng lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Dù vậy, nhưng SBS vẫn có thế mạnh của một CTCK tầm cỡ với bộ máy nhân sự đông đảo và nền tảng hạ tầng kỹ thuật hiện đại. Tuy nhiên, sự thành công của kế hoạch này đến đâu thì còn phải chờ vào sự đồng thuận của cổ đông hai bên và những bước đi trong tương lai dể giải quyết những vấn đề tồn tại ở cả hai công ty này.

Tương tự như SBS, Đại hội cổ đông của CTCK Ngân hàng Quân đội (MBS) tổ chức hồi tháng 6 vừa rồi cũng đã thông qua việc sáp nhập MBS với một CTCK khác nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, phát triển khách hàng, lành mạnh hóa hoạt động tài chính của công ty. Chưa có đối tác sáp nhập cụ thể, nhưng theo đại diện MBS, Ngân hàng Quân đội vẫn sẽ nắm giữ trên 60% vốn của CTCK hợp nhất.

Theo tờ trình tại Đại hội cổ đông, việc hợp nhất sẽ tiến hành theo hình thức chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ sang công ty mới. Vốn điều lệ của đơn vị mới sẽ được xác định dựa trên giá trị tài sản thuần của 2 công ty sau khi các bên tiến hành định giá lại tài sản và công nợ. Công ty sau hợp nhất sẽ lấy tên và thương hiệu của MBS và cơ bản sẽ hoạt động trên nền tảng khách hàng, sản phẩm, công nghệ của MBS. 

Ông Trần Đắc Sinh- Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM:

Trong thị phần môi giới của Việt Nam hiện nay, 10 CTCK dẫn đầu đã năm tới 60% thị phần, 10 CTCK tiếp theo năm thêm 20% thị phần. Như vậy, khoảng 80 CTCK còn lại phải chia nhau 20% thị phần còn lại. Do đó, những công ty này đều đang ở trong tình trạng hết sức khó khăn do yếu kém về tài chính. Với quy mô  của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, chỉ cần có khoảng 30 CTCK là đủ.

Ông Phan Dũng Khánh- Trường phòng Phân tích và Tư vấn Đầu tư, Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng:

Khó khăn lớn nhất trong hoạt động của các CTCK hiện nay đến từ sự èo uột của thị trường. Do kinh tế khó khăn nên nhiều dịch vụ của CTCK không được các DN sử dụng như trước đây. Đặc biệt là nghiệp vụ bảo lãnh phát hành vốn mang lại lợi nhuận rất lớn cho các CTCK các dịch vụ của CTCK thì nay nguồn thu lại rất hạn hẹp.

Nguyên nhân là do giá cổ phiếu trên sàn hiện quá thấp, giao dịch trên thị trường giảm sút khiến các DN lo ngại nếu phát hành cổ phiếu sẽ khó bán và không huy động được vốn từ kênh chứng khoán. Thêm vào đó, mảng tự doanh của các CTCK sau nhiều năm thua lỗ đến nay vẫn chưa lấy lại được vốn.

Hoạt động môi giới cũng sụt giảm do khách hàng mới không có, khách hàng cũ thì phần lớn không giao dịch nữa. Do đó, để giải quyết những khó khăn này, các CTCK chỉ còn cách chờ đợi, chờ cho kinh tế hồi phục, thị trường sôi động trở lại. Khi đó, mọi vấn đề sẽ được giải quyết.

Ông Huỳnh Anh Tuấn- Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán SJC:

Vấn đề của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là giá cổ phiếu đang rất rẻ nhưng nhà đầu tư vẫn không quan tâm đầu tư. Nguyên nhân là do niềm tin của nhà đầu tư đã sụt giảm nghiêm trọng. 

Thời gian vừa qua, các chính sách hỗ trợ DN, hỗ trợ thị trường đã được nhà nước ban hành rất nhiều và đáp ứng đúng kỳ vọng của thị trường như thành lập công ty quản lý tài sản, gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản…. Tuy nhiên, quá trình thực hiện lại chưa mang lại hiệu quả như mong đợi đã làm nản lòng và gây mất niềm tin của nhà đầu tư vào các cơ quan quản lý.

N.Hiền (ghi) 

Theo Nguyễn Hiền


Các tin khác
Mất bao lâu để giải thể một công ty chứng khoán?
Chứng khoán Âu Việt chốt quyền thanh toán tiền giải thể 6.300 đồng/cổ phiếu
Danh sách “đen” 20 CTCK và 7 công ty quản lý quỹ thuộc diện tái cấu trúc
Chứng khoán Âu Việt báo lãi gần 10,5 tỷ đồng cho bản báo cáo tài chính cuối cùng
VRC: AVS đã bán 2.735.007 cp
2013 - Năm kỷ lục của hủy niêm yết
VRC: AVS đăng ký bán 2.735.007 cp
VRC: AVS đã bán 29.450 cp
Chủ tịch AVS: Giải thể CTCK, "nhưng làm sao bỏ chứng khoán được"
UBCK thu hồi Quyết định chấp thuận giao dịch chứng khoán trực tuyến của 7 CTCK
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.