MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 6, 30/06/2023, 14:41
AU

 

Giá hiện tại: AU 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Tỷ lệ người sử dụng Internet Việt Nam đã vượt mục tiêu kế hoạch năm 2023
Tỷ lệ người sử dụng Internet Việt Nam đã vượt mục tiêu kế hoạch năm 2023

Sáu tháng đầu năm 2023, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang ước đạt 77,1%, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 91,8% kế hoạch năm 2023. Tỷ lệ người sử dụng Internet đạt 78,59%, đã vượt mục tiêu kế hoạch năm 2023 (kế hoạch năm 2023 là 76%)…

Con số này đã được đưa ra tại Hội nghị Sơ kết công tác thông tin và truyền thông 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông diễn ra sáng 30/6.

Cụ thể, sáu tháng đầu năm 2023, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang ước đạt 77,1%, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 91,8% kế hoạch năm 2023. Tỷ lệ người sử dụng Internet đạt 78,59%, đã vượt mục tiêu kế hoạch năm 2023 (kế hoạch năm 2023 là 76%).

Số thuê bao băng rộng cố định đạt 22,14 triệu thuê bao (tương ứng với tỷ lệ 22,26 thuê bao/100 dân), tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 88,6% kế hoạch năm 2023. Tốc độ băng rộng cố định tháng 5/2023 đạt 93,31 Mbps, tăng 29,98% so với cùng kỳ năm 2022 xếp thứ 42 và cao hơn trung bình thế giới là 79,28 Mbps.

Tỷ lệ người sử dụng Internet Việt Nam đã vượt mục tiêu kế hoạch năm 2023 - Ảnh 1.

Số thuê bao băng rộng di động đạt 85,7 triệu thuê bao (tương ứng với tỷ lệ 86,17 thuê bao/100 dân), tăng 5,67% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 95,2% kế hoạch năm 2023. Số thuê bao sử dụng điện thoại di động thông minh ước đạt 101,12 triệu thuê bao, tăng 8,73% so với cùng kỳ năm 2022.

Tỷ lệ người sử dụng Internet Việt Nam đã vượt mục tiêu kế hoạch năm 2023 - Ảnh 2.

Tỷ lệ người sử dụng Internet Việt Nam đã vượt mục tiêu kế hoạch năm 2023 - Ảnh 3.

Tỷ lệ sử dụng IPv6 trên mạng Internet Việt Nam đạt 57,6%, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước, cao gấp 1,6 lần trung bình toàn cầu và gấp 1,7 lần trung bình khối ASEAN. Việt Nam vượt qua Mỹ, thuộc top 10 toàn cầu, thứ 2 ASEAN, thứ 3 châu Á (sau Ấn Độ, Malaysia).

Trong nhiệm vụ chuyển đổi IPv6 trong khối Bộ, ngành, địa phương, đã có 24 Bộ, ngành, địa phương có kết quả mới trong chuyển đổi IPv6; 80/85 (94%) Bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2022; 74/85 (87%) Bộ, ngành, địa phương chuyển đổi thành công IPv6 cho Cổng TTĐT, Dịch vụ công, tăng 80,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 6 tháng đầu năm, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các DNVT rà soát, thông báo tới các thuê bao có thông tin chưa trùng khớp đến các điểm giao dịch để cập nhật, chuẩn hoá thông tin chính chủ. Tính đến hết 15/5/2023, các DNVT di động đã chủ động triển khai các biện pháp (về công nghệ, về nhân công…) rà soát, xác định 3,84 triệu thuê bao thuộc tập có thông tin cần chuẩn hoá sau đối soát với CSDL quốc gia về dân cư và tổ chức xử lý (chuẩn hoá, chặn 1 chiều) hơn 3,84 triệu thuê bao trong đó 2,85 triệu thuê bao chuẩn hoá lại và hơn 985 nghìn thuê bao vừa bị thu hồi do không thực hiện chuẩn hoá theo quy định.

Bộ TT&TT cũng đã phối hợp với Bộ Công an xử lý nhiều vụ việc sử dụng thiết bị giả mạo trạm gốc di động để gửi tin nhắn giả mạo ngân hàng, nhắn tin quảng cáo các nội dung “đen” tại một số tỉnh, thành phố, với mục đích lừa đảo chiếm tài khoản ngân hàng của người dân hoặc quảng cáo các nội dung “đen” như mại dâm, cờ bạc... Các lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 15 vụ sử dụng thiết bị giả mạo trạm gốc di động. Trong đó, Bộ TT&TT phát hiện và phối hợp Bộ Công an bắt 11 vụ, Bộ Công an mở rộng điều tra bắt 04 vụ.

Nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023 của lĩnh vực viễn thông đó là ban hành Thông tư Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Quyết định số 8/2023/QĐ-TTg ngày 05/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Mạng TSLCD phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước; Dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) được Quốc hội thông qua.

Nhiệm vụ trọng tâm khác trong 6 tháng cuối năm đó là chỉ đạo các doanh nghiệp di động xử lý triệt để tình trạng SIM có thông tin không đúng quy định, SIM không chính chủ; tiếp tục chủ động, tích cực hạn chế tối đa tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi rác.

Tiếp tục triển khai phủ sóng di động tại các thôn/bản lõm sóng nằm trong Chương trình viễn thông công ích giai đoạn đến 2025; Trình Chính phủ Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12, được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 09/2022/QH15.

Hoàn thành triển khai ứng dụng công nghệ xác thực tài nguyên mạng (RPKI) trên mạng Internet Việt Nam, đảm bảo an toàn hoạt động định tuyến mạng Internet, mục tiêu đạt 90-100% tỷ lệ RPKI/ROA; Triển khai chương trình DNS Abuse Mitigation nhằm đảm bảo an toàn, tin cậy sử dụng tên miền ".vn"…

Một trong số những mục tiêu được đặt ra trong lĩnh vực viễn thông 6 tháng đầu năm đó là tiếp tục triển khai phủ sóng di động tại các thôn/bản lõm sóng nằm trong Chương trình viễn thông công ích giai đoạn đến 2025.

- Thúc đẩy hoàn thành hoàn thành mục tiêu:

+ Tỷ lệ hộ gia đình phủ cáp quang đạt 84%.

+ Số thuê bao băng rộng cố định trên 100 dân đạt 25 thuê bao/100 dân.

+ Số thuê bao băng rộng di động trên 100 dân đạt 90 thuê bao /100 dân.

Theo Phạm Lê

VnMedia

Các tin khác
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.