MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 3, 18/04/2023, 10:28
AU

 

Giá hiện tại: AU 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Cầu cạn cao nhất Việt Nam
Cầu cạn cao nhất Việt Nam

Cầu cạn có trụ cao nhất Việt Nam được xây dựng bắc qua hai ngọn đồi, phía dưới là thủy điện.

Cụ thể, cầu Móng Sến là điểm kết nối giữa thị xã Sa Pa với cao tốc Hà Nội - Lào Cai. Theo Cổng thông tin đối ngoại tỉnh Lào Cai, cầu Móng Sến có trụ cầu cao 83 m, là cây cầu cạn cao nhất Việt Nam. Cây cầu bắc qua hai ngọn đồi, phía dưới là thủy điện và ruộng bậc thang ở thị xã Sa Pa.

Cầu Móng Sến có bề rộng mặt cầu là 14,5 mét, bảo đảm cho bốn làn xe lưu thông; gồm 5 trụ và 2 mố, chiều dài của 3 nhịp chính lớn nhất là 132 mét. Cầu được áp dụng công nghệ đúc hẫng cân bằng, cáp dự ứng lực căng kéo ngoài; đây là công nghệ cáp dự ứng lực căng kéo ngoài, căng cả bó gồm 22 tao cáp, lần đầu tiên được sử dụng cho cầu lớn tại Việt Nam.

Theo Cổng thông tin đối ngoại tỉnh Lào Cai, dự án nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai với thị xã Sa Pa sẽ góp phần nâng cao hiệu quả khai thác của đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của khu vực Tây Bắc nói chung và của tỉnh Lào Cai nói riêng.

Cùng với đó, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao khi mà một số dự án du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp tại Sa Pa đã và đang hoàn thành. Đồng thời, cầu Móng Sến sẽ góp phần nâng cao hiệu quả khai thác của đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của khu vực Tây Bắc nói chung và của tỉnh Lào Cai nói riêng; phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển giao thông vận tải.

Ngoài ra, dự án cầu Móng Sến hoàn thành sẽ góp phần giảm nguy cơ tai nạn giao thông trên Quốc lộ 4D, đặc biệt là xóa hoàn toàn các điểm đen tại dốc ba tầng trước đây, rút ngắn thời gian di chuyển đi từ thành phố Lào Cai đến thị xã Sa Pa và ngược lại.

Xét về tình hình kinh tế xã hội toàn tỉnh Lào Cai, năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 11%. Cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 12,77%. Công nghiệp - xây dựng chiếm 46,89%. Dịch vụ chiếm 40,34%, GRDP bình quân đầu người là 103 triệu đồng/năm.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 53.000 tỷ đồng. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 12.000 tỷ đồng. Giá trị sản phẩm trên 01 ha đất canh tác là 95 triệu đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp là trên 51.100 tỷ đồng.

Theo số liệu thống kê từ Sở Du lịch Lào Cai, năm 2022, lượng khách du lịch ước đạt 4.477.000 lượt, bằng 111,9% so với kế hoạch năm, tăng 219% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 15.840 tỷ đồng, bằng 104,7% so với kế hoạch năm, tăng 258% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong năm 2022, thị xã Sa Pa cũng giống như các địa phương phát triển về du lịch, dịch vụ đã chịu tác động do sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, bằng những giải pháp linh hoạt, chủ động thích ứng trong điều kiện mới, thị xã Sa Pa đã tổ chức nhiều lễ hội và các hoạt động đối ngoại có hiệu ứng lớn để làm gia tăng sức hút đối với khách du lịch trong nước và quốc tế.

Tăng trưởng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) thị xã Sa Pa đạt 13,8%, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 105,19 triệu đồng/năm, tăng 32,59 triệu đồng so với năm 2021. Thu nhập bình quân 10 xã vùng nông thôn 33,86 triệu đồng, tăng 1,48 triệu đồng so với năm 2021.

Khách du lịch đến Thị xã Sa Pa đạt khoảng 107.000 lượt khách, thành phố Lào Cai đón được khoảng 55.640 lượt khách trong năm 2022.

Năm 2023, Sa Pa tập trung 3 lĩnh vực đột phá phát triển ngành kinh tế du lịch, dịch vụ, thương mại trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã, mang đậm bản sắc, chuyên nghiệp, ấn tượng, chất lượng. Phấn đấu xây dựng thương hiệu và hình ảnh khu du lịch Quốc gia Sa Pa đạt tiêu chuẩn "Thành phố sạch ASEAN".

Minh Tiến

Nhịp sống kinh tế

Các tin khác
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.