MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 7, 14/10/2023, 13:15
AU

 

Giá hiện tại: AU 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Bán hàng thép lần đầu tăng trưởng dương trong 9 tháng, ngành thép có “le lói” hi vọng?
Bán hàng thép lần đầu tăng trưởng dương trong 9 tháng, ngành thép có “le lói” hi vọng?

Trong tháng 9, lần đầu tiên bán hàng thép xây dựng tăng trưởng dương. Ngành thép liệu có “le lói” hi vọng vào tăng trưởng thời gian tới?

Bán hàng thép xây dựng lần đầu tăng trưởng dương trong 9 tháng

Báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, tiêu thụ thép thành phẩm tháng 9 tại thị trường nội địa của hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép có sự cải thiện so với tháng trước cũng như so với cùng kỳ.

Bán hàng thép lần đầu tăng trưởng dương trong 9 tháng, ngành thép có “le lói” hi vọng? - Ảnh 1.

Bán hàng thép xây dựng trong tháng 9 đạt 958.560 tấn, tăng 9% so với tháng 8 và tăng 4% so với cùng kỳ năm 2022. Ngành thép vẫn hi vọng tăng trưởng trong thời gian tới nhờ đẩy mạnh đầu tư công

Cụ thể, bán hàng thép xây dựng trong tháng 9 đạt 958.560 tấn, tăng 9% so với tháng 8 và tăng 4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, mảng xuất khẩu đạt 131.744 tấn, tăng 16%. Như vậy, lượng tiêu thụ lần đầu tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm 2022 sau nhiều tháng sụt giảm.

Sản lượng trong tháng 9 đạt 876.043 tấn, giảm 6% so với tháng trước và giảm 20% so với tháng 9/2022.

Tính chung 9 tháng đầu năm, bán hàng thép xây dựng đạt 7,7 triệu tấn, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó mảng xuất khẩu đạt 1,2 triệu tấn, giảm 32%. Sản xuất thép đạt 7,7 triệu tấn, giảm 22% so với cùng kỳ 2022.

Sản lượng bán hàng của Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP (VNSTEEL) trong tháng 9 đạt trên 268.000 tấn, tiêu thụ tăng 8% so với tháng trước và tăng 9% cùng kỳ năm 2022. Trong đó, thép xây dựng đóng góp trên 204.300 tấn, tăng 23% so với tháng 8/2023 và tăng 12% so với cùng kỳ năm 2022.

Tập đoàn Hòa Phát tiếp tục dẫn đầu về thị phần thép xây dựng, chiếm gần 33,3% tiêu thụ của cả nước 9 tháng đầu năm.

Riêng trong tháng 9, tiêu thụ loại thép này của Hòa Phát đạt 352.000 tấn, mức cao nhất kể từ đầu năm và tăng 15% so với tháng 8, một phần nhờ các dự án giao thông như cao tốc Bắc – Nam, các dự án sân bay mới được triển khai, đẩy nhanh tiến độ. Mặt khác, mảng xuất khẩu cũng có nhiều cải thiện.

Triển vọng thị trường thép trong quý IV sẽ tốt hơn

Thông tin mới nhất cho thấy, nhóm quỹ ngoại Dragon Capital vừa cho biết đã mua thêm 1 triệu cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen trong bối cảnh hoạt động kinh doanh của tập đoàn này sẽ dần phục hồi.

Cụ thể, quỹ thành viên Norges Bank thuộc Dragon Capital đã mua vào thành công 1 triệu cổ phiếu HSG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, nâng tỷ lệ sở hữu của cả nhóm quỹ Dragon Capital tại Tập đoàn Hoa Sen từ 9,85% lên trên 10%, tương ứng 61,7 triệu cổ phiếu HSG.

Tập đoàn Hoa Sen được đánh giá là doanh nghiệp tôn mạ hàng đầu Việt Nam, chiếm 25% thị phần tôn mạ cả nước (tính đến tháng 7/2023). Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý 3 niên độ tài chính 2022/2023 (từ ngày 1/4/2023 đến 30/6/2023), Tập đoàn Hoa Sen ghi nhận doanh thu hơn 8.600 tỷ đồng nhưng lãi ròng chỉ “vỏn vẹn” hơn 14 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp cũng giảm mạnh từ 13% xuống chỉ còn 10%.

Lũy kế 9 tháng đầu niên độ 2022/2023, Hoa Sen ghi nhận doanh thu hơn 23.500 tỷ đồng, giảm 43,6% so với cùng kỳ năm trước và lãi ròng lỗ 410 tỷ đồng so với mức lãi hơn 1.100 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2022. Tập đoàn này hiện vẫn còn cách rất xa mục tiêu lãi từ 100 - 300 tỷ đồng của niên độ 2022 - 2023.

Bên cạnh đó, KB Securities Vietnam (KBSV) đánh giá Tập đoàn Hoa Sen sẽ có khả năng hồi phục nhanh hơn so với các đối thủ khác trong thị trường tôn mạ, ống thép nhờ nắm giữ thị phần đứng đầu cả nước, và chiến lược quay vòng hàng tồn kho nhanh.

Với vòng quay hàng tồn kho cao, Tập đoàn Hoa Sen có thể sẽ tránh được áp lực phải trích lập dự phòng lớn trong trường hợp giá thép cuộn cán nóng HRC giảm sâu. Điển hình như trong giai đoạn 2022-2023 vừa qua, việc này vừa có thể đẩy được hàng tồn kho giá cao nhanh chóng, tận dụng thời điểm giá HRC tạo đáy để gia tăng trở lại hàng tồn kho giá thấp, vừa giúp biên lợi nhuận gộp được cải thiện nhanh chóng.

Cũng theo đánh giá mới nhất của KBSV, việc giá thép cuộn cán nóng (HRC) xuống thấp như hiện nay có thể giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp tôn mạ tại Việt Nam, đặc biệt là Tập đoàn Hoa Sen.

Nhận định về ngành thép từ nay đến cuối năm, KBSV cho rằng, chưa thể kỳ vọng một "cú bật" của ngành thép bởi tình hình kinh tế vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc rõ ràng. Tuy nhiên, kịch bản về một sự phục hồi nhẹ là điều khả thi nhờ việc triển Chính phủ đang triển khai các dự án đầu tư công.

Cũn theo báo cáo của nhóm chuyên gia của ngân hàng BIDV, trong bối cảnh quốc tế kém thuận lợi và nội tại còn nhiều khó khăn như nêu trên, với kết quả tăng trưởng còn thấp của 9 tháng đầu năm (4,24%) và mức nền cao của năm 2022. Dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2023 có thể đạt 5-5,2% (kịch bản cơ sở) hoặc 5,3-5,5% (kịch bản tích cực) nhờ tiêu dùng tăng trưởng vững chắc, đầu tư công tiếp tục được mở rộng, đầu tư tư nhân, các lĩnh vực gặp khó khăn như xuất khẩu, sản xuất công nghiệp, thị trường bất động sản… sẽ tiếp tục cải thiện. Triển vọng thị trường thép trong nước Quý IV/2023 sẽ tốt hơn so với các quý trước đó.

Ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoà Phát nhận định: Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn do đó sẽ phụ thuộc nhiều vào kinh tế thế giới. Khi nào lãi suất thế giới giảm thì nền kinh tế mới phục hồi. Một số chuyên gia cho rằng phải đến tháng 5, 6/2024 Fed mới giảm lãi suất. Chính vì thế, theo ông Thắng, thị trường thép những tháng cuối năm vẫn trông chờ vào các dự án đầu tư công.

Ngoài ra, việc Chính phủ giảm lãi suất thời gian qua cũng bắt đầu thẩm thấu vào nền kinh tế Việt Nam. Điều này cũng được xem là động lực cho tiêu thụ thép thời gian tới.

Ông Đào Minh Châu, Phó giám đốc Phân tích cổ phiếu SSI Research nhận định giá thép đang ở mức thấp do vậy thời gian tới nhiều khả năng sẽ phục hồi. Tính trung bình, mức độ tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp thép trong năm 2024 khoảng 70 - 80%.

Ông Châu cho rằng, ngành thép mang tính chu kỳ và có nền thấp vào cuối năm ngoái. Trong năm 2022, phần lớn doanh nghiệp thép thua lỗ do doanh số bán hàng và giá sụt giảm.

Do đó, ông Châu kỳ vọng nửa cuối năm nay, lợi nhuận của các doanh nghiệp thép nửa cuối năm nay mặc dù chưa quay trở lại mức trung bình lịch sử nhưng cũng sẽ cải thiện nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Bởi, lượng bán hàng đã cải thiện, đặc biệt là kênh xuất khẩu . Các công ty cũng không còn phải trích lập hàng tồn kho lớn như nửa cuối năm ngoái.

Bước sang năm 2024, ông cho rằng lợi nhuận các doanh nghiệp ngành thép nằm trong nhóm tăng trưởng mạnh nhất bên cạnh bán lẻ, phân bón, thuỷ sản.

Với ngành thép mặc dù nửa cuối năm nay lợi nhuận sẽ phục hồi nhưng nửa đầu năm vẫn còn ở mức nền thấp. Do vậy năm sau mức độ tăng trưởng lợi nhuận của các công ty sẽ tốt hơn.

Theo Nguyễn Duyên

Báo Công Thương

Các tin khác
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.