MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 4, 08/08/2018, 09:21
VPSS

 Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS (OTC)

Giá hiện tại: VPSS 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Dòng tiền ồ ạt chảy vào phái sinh, CTCK đua nhau giảm sốc phí giao dịch - từ 30.000 đồng về vỏn vẹn 4.000 đồng/hợp đồng!
Dòng tiền ồ ạt chảy vào phái sinh, CTCK đua nhau giảm sốc phí giao dịch - từ 30.000 đồng về vỏn vẹn 4.000 đồng/hợp đồng!

Theo xu hướng dòng tiền, các CTCK hiện đang đua nhau giảm phí giao dịch đối với sản phẩm phái sinh nhằm thu hút khách hàng, bất chấp nguy cơ lũng đoạn thị trường hay những can thiệp từ phía chính quyền đối với lĩnh vực này.

Trong bối cảnh thị trường cơ sở chịu nhiều tổn thương, thị trường phái sinh trở thành một điểm sáng khi thu hút mạnh dòng tiền. Theo ghi nhận, tổng giá trị giao dịch của chứng khoán phái sinh thời gian gần đây có phiên vượt mức tổng giao dịch mười nghìn tỷ đồng, trong khi con số trên thị trường cơ sở chỉ dừng lại tại mức vài nghìn tỷ, thậm chí dẹo dặt hơn.

Các báo cáo cập nhật của CTCK cũng liên tục lưu ý đến tính thanh khoản cao kỷ lục trên sàn phái sinh. Theo ghi nhận của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) gần đây, giai đoạn VN-Index tạo đáy tại vùng gần 900 điểm trong tuần thứ hai của tháng 7 cũng ghi nhận thanh khoản thấp kỷ lục với chỉ 2.700 tỷ đồng giá trị khớp lệnh bình quân trên cả 2 sàn cơ sở; trong cùng giai đoạn, giá trị giao dịch phái sinh cũng lại ghi nhận mức cao nhất từ trước tới nay, đạt 13.700 tỷ. Điều này cho thấy sự dịch chuyển rõ rệt của dòng tiền từ thị trường cơ sở sang thị trường phái sinh, VDSC nói.

Và, theo xu hướng dòng tiền, các CTCK hiện đang đua nhau giảm phí giao dịch đối với sản phẩm phái sinh nhằm thu hút khách hàng, bất chấp nguy cơ lũng đoạn thị trường hay những can thiệp từ phía chính quyền đối với lĩnh vực này.

Giảm phí sốc từ 30.000 đồng/hợp đồng về chỉ còn 4.000 đồng/hợp đồng

Chi tiết, nếu đầu năm mức phí đưa ra từ 20.000-30.000 đồng/hợp đồng, thì đến nay thậm chí có đơn vị giảm một mạch hơn 4 lần về chỉ còn 4.000 đồng/hợp đồng.

Đầu tiên, nếu từ 11/11/2017, Chứng khoán SSI (SSI) thu phí 20.000-30.000 đồng/hợp đồng, căn cứ vào tổng số lượng hợp đồng giao dịch mua, bán và đáo hạn trong ngày thì đến nay đã giảm về chỉ còn 5.000 đồng/hợp đồng/lượt, bắt đầu áp dụng từ ngày 16/7/2018. Được biết, đây là mức phí ưu đãi của SSI trong vòng 3 tháng kể từ ngày mở tài khoản.

Một ông lớn khác, Chứng khoán VNDirect (VND) cũng bắt đầu thu phí giao dịch mở/đóng/đáo hạn 20.000 đồng/hợp đồng; phí giao dịch 2 chiều đối với các vị thế được mở và đóng ngay trong cùng ngày giao dịch là 30.000 đồng/giao dịch 2 chiều trong ngày/hợp đồng (trong đó, phí mở là 20.000 đồng và phí đóng là 10.000 đồng) từ tháng 11/2017. Đến nay, các mức phí giảm chỉ còn còn 12.000 đồng/hợp đồng, giao dịch trong ngày 7.000 đồng/hợp đồng.

Hay Chứng khoán HSC (HCM) – xếp thứ hai về phái sinh - đầu năm nay thu phí giao dịch mở, đóng ở mức 14.400 đồng/hợp đồng (nếu giao dịch từ 1-100 hợp đồng/ngày) thì theo bảng phí mới Công ty hạ xuống chỉ còn 9.000 đồng/hợp đồng trường hợp không có nhân viên quản lý tài khoản. Chưa kể, đối với khách hàng tự đặt lệnh, HSC còn giảm thêm 10% trên tổng phí giao dịch và hoàn vào ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo.

Thậm chí, Chứng khoán BIDV (BSC) từ mức thu phí giao dịch 15.000 đồng/hợp đồng giảm về chỉ còn 4.000 đồng/hợp đồng (áp dụng từ ngày 18/6-30/9/2018)!

Một số đơn vị khác, nếu đầu năm 2018 Chứng khoán MB (MBS) thu phí giao dịch 10.000 đồng/hợp đồng, Chứng khoán Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) là 10.000 đồng/hợp đồng… thì đến thời điểm hiện tại giảm mạnh, về lần lượt ở các mức 5.000-7.000 đồng/hợp đồng (MBS áp dụng đến cuối năm 2018 cho giao dịch trong ngày) và 5.000 đồng/hợp đồng.

Như vậy, thanh khoản trên thị trường phái sinh liên tục tăng thời gian qua đã mang lại nguồn thu phí giao dịch lớn cho các CTCK. Và, động thái giảm mạnh phí giao dịch của các CTCK lần này còn nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho khách hàng tham gia thị trường này, tăng tính cạnh tranh của mình trong bối cảnh dòng tiền đổ vào phái sinh đang lên cao.

Bất chấp nguy cơ lũng đoạn thị trường

Tuy nhiên, lợi trước mắt chỉ thấy tại các đơn vị kinh doanh chứng khoán, còn cho thị trường nói chung liệu rằng được đảm bảo? Khi hiện nay, giao dịch hợp đồng tương lai có mức độ rủi ro cao, nhưng cơ hội thu lãi lớn với số vốn nhỏ khiến đa số nhà đầu tư liên tục thực hiện lướt sóng trong phiên.

Thực tế cho thấy, giá trị giao dịch tăng chóng mặt khiến phái sinh trở thành tâm điểm của dư luận, giao dịch mở và đóng vị thế liên tục ngay trong ngày giao dịch chứ không nắm giữ dài hạn. Như vậy, ngày càng có nhiều nhà đầu tư quan tâm và tham gia vào sản phẩm này mặc dù vẫn còn đó nhiều rủi ro lũng đoạn thị trường. Bởi, phái sinh có đặc điểm là tính thanh khoản ngày một cao, chưa kể đòn bẩy lớn, có thể linh hoạt đóng hay mở vị thế ngay trong phiên giao dịch theo cả hai chiều lên, xuống của thị trường.

Dòng tiền ồ ạt chảy vào phái sinh, CTCK đua nhau giảm sốc phí giao dịch - từ 30.000 đồng điều chỉnh bằng lần về vỏn vẹn 4.000 đồng/hợp đồng! - Ảnh 1.

Việc CTCK hạ thấp phí như một đòn bẩy hỗ trợ việc tham gia mạnh hơn nữa của nhóm nhà đầu tư, trong khi chính quyền đang đau đầu để kiểm soát tính an toàn trên thị trường này. Hiện, chưa có một quy định chính thức về giao dịch phái sinh khiến các CTCK chủ động trong việc điều chỉnh mức phí giao dịch, đây chính là cơ sở cho hành động giảm phí nhằm tăng lợi nhuận của CTCK thời gian này!

Song, trước tình hình trên, Bộ Tài chính cũng vừa công bố dự thảo Thông tư quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán, điểm mới là quy định về giá dịch vụ môi giới mua, bán Hợp đồng tương lai trong chứng khoán phái sinh. Cụ thể, áp dụng tối đa 30.000 đồng/hợp đồng với Hợp đồng tương lai chỉ số và tối đa 35.000 đồng/hợp đồng với Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ. Giá dịch vụ quản lý vị thế cũng được quy định tối đa 15.000 đồng/hợp đồng/tài khoản/ngày và giá dịch vụ quản lý tài sản ký quỹ tối đa 0,015% số dư giá trị tài sản ký quỹ lũy kế (tiền+giá trị chứng khoán tính theo mệnh giá)/tài khoản/tháng (tối đa không quá 10.000.000 đồng/tài khoản/tháng, tối thiểu không thấp hơn 1.500.000 đồng/tài khoản/tháng).

Như vậy, nếu dự thảo này chính thức được thông qua và áp dụng, các CTCK sẽ phải thay đổi mức phí cho phù hợp, thị trường theo đó kỳ vọng sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Tri Túc

Các tin khác
Công bố 10 công ty chứng khoán tư nhân nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam
Chứng khoán VPS: Doanh thu môi giới 9 tháng đạt hơn 2.000 tỷ đồng, lợi nhuận quý 3 tăng 53%
Thị phần HoSE quý 3: VPS đã chậm lại, bộ ba SSI, VNDirect và TCBS tăng tốc
Chứng khoán VPS báo lãi hơn 200 tỷ đồng sau thuế quý 1/2021, gấp đôi cùng kỳ
Thị phần môi giới HoSE quý 1/2021: Top 4 gia tăng cách biệt, VPS bất ngờ dẫn đầu
Chứng khoán VPS chiếm thị phần môi giới số 1 sàn HNX, UPCom và phái sinh trong năm 2020
Hệ thống giao dịch Chứng khoán VPS bị tấn công DDoS
VPBS lãi hơn 400 tỷ sau thuế năm 2018, tăng 71%
Thị phần môi giới HNX, Upcom năm 2018: SSI tiếp tục dẫn đầu, VPBS lọt vào top 10
VPBS thông qua phương án phát hành 2.030 tỷ đồng Cổ phần ưu đãi cổ tức
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.