MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 4, 15/03/2017, 19:03
VNPT

 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (OTC)

Giá hiện tại: VNPT 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Yêu cầu VNPT giải trình chậm tái cơ cấu công ty Tài chính PTFinance
Yêu cầu VNPT giải trình chậm tái cơ cấu công ty Tài chính PTFinance

Kế hoạch thoái vốn triển khai quá chậm; việc xây dựng phương án tái cơ cấu Công ty TNHH MTV Tài chính Bưu điện; việc đẩy mạnh các bệnh viện trực thuộc hoạt động theo cơ chế tự chủ vẫn chưa được hoàn thành là các nhiệm vụ còn "treo" của VNPT.

Ngày 15/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng dẫn đầu đoàn kiểm tra tình hình thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), với kỳ vọng VNPT có bước tiến mới trong 5 lĩnh vực, và yêu cầu VNPT giải trình, làm rõ về 3 nhiệm vụ chậm trễ.

Công tác thoái vốn quá chậm

Theo thống kê, từ đầu năm 2016 tới ngày 5/3/2017, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao VNPT 111 nhiệm vụ, trong đó đã hoàn thành 108 nhiệm vụ (đúng hạn 104, quá hạn 4), còn lại 3 nhiệm vụ quá hạn mà chưa hoàn thành.

Yêu cầu VNPT giải trình chậm tái cơ cấu công ty Tài chính PTFinance (1)

Toàn cảnh buổi làm việc - Ảnh: Nhật Bắc/ Chính phủ

Trong đó, việc thoái vốn tại các doanh nghiệp ngoài ngành hoặc doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả đã triển khai quá chậm so với yêu cầu. Cùng đó, đến nay, VNPT vẫn chưa hoàn thành việc xây dựng phương án tái cơ cấu Công ty TNHH MTV Tài chính Bưu điện (PTFianace). Đây là công ty tài chính có vốn điều lệ 500 tỷ đồng do VNPT sở hữu 100% vốn. Tổng tài sản đến cuối quý II/21016 đạt 384 tỷ đồng, thấp hơn vốn điều lệ của doanh nghiệp này.

Phần lớn tài sản hiện đang nằm trong các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (260,4 tỷ đồng). Lũy kế 6 tháng đầu năm 2016, PTFinance kinh doanh có lãi dù con số lợi nhuận chỉ khiêm tốn 2,79 tỷ đồng. Xu hướng hợp nhất giữa ngân hàng và công ty tài chính khá phổ biến thời gian gần đây. Với PTFinance, một ngân hàng đã từng họp HĐQT quan tâm đến cơ hội mua lại công ty tài chính này. Tuy nhiên, sau nhiều tháng, hai bên đều chưa có những thông tin liên quan.

Ngoài ra, một nhiệm vụ khác mà VNPT cũng còn "treo" là việc đẩy mạnh các bệnh viện trực thuộc hoạt động theo cơ chế tự chủ theo Nghị định số 16 năm 2015 của Chính phủ.

Bệnh viện trực thuộc VNPT hiện nay có Bệnh viện Bưu điện. Sau lần chuyển đơn vị chủ quản từ VNPT sang Bộ Y tế, Bệnh viện Bưu điện đã trở về VNPT chưa đầy một năm sau đó vào tháng 1/2016. Việc chuyển giao được thực hiện nguyên trạng từ Bộ Y tế về Tập đoàn VNPT trên cơ sở ghi giảm vốn ngân sách nhà nước theo giá trị sổ sách tại Bộ Y tế và ghi tăng vốn chủ sở hữu của Tập đoàn VNPT.

Tổ trưởng Tổ công tác đề nghị VNPT giải trình, làm rõ về nguyên nhân dẫn tới 3 nhiệm vụ quá hạn và biện pháp khắc phục trong thời gian tới, nêu rõ mốc thời gian hoàn thành.

Nội dung của buổi kiểm tra sẽ được Tổ công tác tổng hợp, báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 3, đồng thời sẽ kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, kể cả những vướng mắc về cơ chế, chính sách.

VNPT cần phải có "sản phẩm của mình"

Ngoài 3 nhiệm vụ còn ùn ứ này, VNPT được Thủ tướng đánh giá công tác tái cơ cấu, bán phần vốn ngoài ngành, tuy số lượng chưa nhiều với phần vốn bán khoảng hơn 2.000 tỷ đồng, nhưng hiệu quả rất cao. Đặc biệt, nội bộ đoàn kết, không có đơn thư khiếu nại tố cáo.

Tuy vậy, đối với lĩnh vực thoái vốn, Thủ tướng mong muốn VNPT vẫn phải tích cực, chủ động thực hiện tốt tái cơ cấu Tập đoàn, thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Với VNPT, nhà nước vẫn giữ phần vốn nhà nước chi phối, cần tính toán kỹ phần nào cổ phần hóa, phần nào giữ lại.

Bộ trưởng cũng cho biết khi thăm khu công nghệ cao Láng-Hòa Lạc, Thủ tướng rất mừng vì VNPT đã có những sản phẩm được sản xuất tại đây. Sản phẩm cung cấp ra thị tường tuy mới ở mức độ nhất định nhưng là tín hiệu đáng mừng, cho thấy Tập đoàn đã chú ý quan tâm đầu tư vào lĩnh vực này.

Thủ tướng mong muốn VNPT cần cố gắng trong thời gian sớm nhất trở thành tập đoàn sản xuất công nghệ cao, có sản phẩm của mình như điện thoại, máy tính… với chất lượng tốt ra thị trường để khẳng định Việt Nam nói chung và VNPT nói riêng đủ sức làm được.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng truyền đạt mong muốn của Thủ tướng rằng VNPT cần quyết liệt trong xử lý các vấn đề như an toàn, an ninh thông tin, tin nhắn rác, sim rác…; góp phần tích cực hơn vào quyết tâm xây dựng Chính phủ điện tử của Chính phủ để tăng cường minh bạch, phục vụ tốt người dân và doanh nghiệp.

Vấn đề dịch vụ công theo Thủ tướng là vấn đề cực kỳ quan trọng. Sau những tiến bộ rất tốt về giải quyết thủ tục, trả kết quả thực hiện thủ tục… qua hệ thống của VNPT, Thủ tướng mong muốn VNPT tiếp tục góp phần giảm thời gian, giấy tờ thực hiện thủ tục, đơn giản hóa quy trình…

Theo Thanh Thủy

NDH

Các tin khác
Lợi nhuận VNPT năm 2023 giảm hơn 40%, cầm 1,8 tỷ USD gửi ngân hàng hưởng lãi 8 tỷ đồng/ngày
VNP: Thông báo số 69 của Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam về việc tổ chức ĐHĐCĐ TN năm 2024
TTN: Quyết định HĐQT thông qua ký hợp đồng với các bên liên quan
Tạo việc làm cho hơn 100.000 người, các tập đoàn VNPT, Viettel, FPT đang trả lương ra sao?
VNPT lãi 7.100 tỷ đồng năm 2020
[Hot stock] Cổ phiếu TEL tăng trần 5 phiên liên tiếp, VNPT hoàn tất thoái vốn
VNPT: Ông Phạm Đức Long sẽ làm Chủ tịch HĐTV
Hơn 40 doanh nghiệp lãi nghìn tỷ năm 2018
VNPT đạt lợi nhuận 6.445 tỷ đồng, đây là năm thứ 5 liên tiếp tăng trưởng trên 20%
VNPT thoái vốn 102,5 tỷ đồng tại CTCP Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.