MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 5, 22/12/2016, 21:45
VNPT

 Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (OTC)

Giá hiện tại: VNPT 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Lợi nhuận của VNPT năm 2016 đạt 4.162 tỷ đồng, tăng trưởng trên 20%
Lợi nhuận của VNPT năm 2016 đạt 4.162 tỷ đồng, tăng trưởng trên 20%

Năm 2016 là năm cả doanh thu và lợi nhuận của VNPT tăng trưởng mạnh so với năm 2015. Cụ thể doanh thu năm 2016 của tập đoàn này ước đạt 135.223 tỷ đồng tăng 7%, nhưng lợi nhuận đạt 4.162 tỷ đồng, tăng trưởng trên 20%.

Nếu so với năm 2015 thì doanh thu của VNPT năm 2016 tăng 46.101 tỷ đồng và lợi nhuận tăng 882 tỷ đồng.

Tổng số thuê bao điện thoại của của VNPT đến cuối năm 2016 đạt 38,6 triệu thuê bao, trong đó thuê bao di động VinaPhone là 31,6 triệu thuê bao, tăng 6,5 triệu thuê bao so với cuối năm 2015. Tổng số thuê bao Internet băng rộng của VNPT đến cuối năm 2016 đạt 3,8 triệu thuê bao, tăng 700.000 thuê bao so với cuối năm 2015, trong đó thuê bao FTTx đạt 1,6 triệu thuê bao, gấp hơn 2 lần so với thực hiện 2015.

Năm 2016, VNPT đã thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu theo Quyết định số 888/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và tiếp tục triển khai thực hiện tái cấu trúc toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ viễn thông - CNTT và truyền thông.

Đánh giá về tái cơ cấu VNPT, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “VNPT đã tiến hành tái cơ cấu để tập trung thống nhất, áp dụng biện pháp quản trị doanh nghiệp tốt, chất lượng dịch vụ nâng lên và hiệu quản sản xuất kinh doanh được nâng lên, vốn nhà nước được bảo tồn và phát triển…Khi tái cơ cấu, VNPT đã đoàn kết nội bộ cùng hiệp lực phát triển tái cơ cấu thành công. Trong quá trình tái cơ cấu đó, VNPT đã quan tâm đến cán bộ trẻ, có năng lực. Tôi vẫn nói rằng căn bệnh tìm bà con, tìm người ăn dơ với mình là căn bệnh nặng của các doanh nghiệp nhà nước nhưng VNPT làm được như vậy là rất tốt. Tôi ấn tượng về cách quản lý của VNPT đó là quản lý đầu tư công khai minh bạch, chống xin - cho ban phát. Sau khi tái cơ cấu, doanh thu và lợi nhuận của VNPT tăng trưởng tốt, thu nhập của người lao động tăng. VNPT đã chú trọng vào sản xuất công nghiệp và công nghệ cao…”.

Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT cho biết, sau hai năm triển khai tái cơ cấu, Tập đoàn VNPT đã có tình hình tài chính rất lành mạnh. Mô hình tổ chức quản lý kinh doanh của Tập đoàn đã triển khai theo mô hình 3 lớp: “Dịch vụ - Hạ tầng - Kinh doanh” với nguyên tắc “Chuyên biệt – Khác biệt – Hiệu quả”. VNPT đã thực hiện tinh giản và kiện toàn bộ máy quản lý của VNPT với 2 Ban trực thuộc Hội đồng thành viên, 8 ban trực thuộc Tổng giám đốc và Văn phòng VNPT, giảm trừ được lao động của bộ máy Tập đoàn từ 500 lao động xuống còn 300 lao động, hình thành được Trung tâm VNPT-RD. Bước đầu VNPT đã chuyển dịch từ kinh doanh dịch vụ viễn thông truyền thống sang cung cấp dịch vụ và giải pháp.

VNPT cũng đã chuyên biệt hóa được hoạt động kinh doanh – kỹ thuật: Tổ chức hoạt động của VNPT-Net, VNPT-VinaPhone, VNPT-Media đã ổn định, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, cơ chế quản lý nội bộ đã được điều chỉnh cho phù hợp với mô hình mới và dần phát huy hiệu quả.

Với VNPT-VinaPhone đã hình thành được hệ thống kênh bán hàng thống nhất, xuyên suốt Tập đoàn với gần 160.000 điểm bán lẻ. Nhân viên kinh doanh bán hàng của VNPT đã được tăng cường từ hơn 4.000 lao động lên 15.000 lao động.

Ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc VNPT cũng cho hay, sau khi thực hiện tái cơ cấu, rất nhiều điểm yếu, điểm hạn chế trong mô hình bộ máy tổ chức sản xuất trước đây của VNPT đã được khắc phục.

Đầu tiên phải kể đến hạ tầng kỹ thuật mạng lưới của VNPT được quản lý tập trung, thống nhất không bị chia cắt, nhờ đó chất lượng mạng lưới, chất lượng dịch vụ được cải thiện đáng kể, góp phần nâng cao được hiệu quả đầu tư.

VNPT đã tổ chức được hệ thống kênh bán hàng thống nhất và xuyên suốt trên toàn quốc, công tác giám sát kinh doanh được triển khai đồng bộ. Trong khi đó, ở thời điểm trước khi tái cơ cấu hệ thống bán hàng chủ yếu chạy theo số lượng không đi vào chiều sâu.

VNPT cũng triển khai được giải pháp kinh doanh đồng bộ và xuyên xuốt, trước đây mỗi dịch vụ có một chính sách khác nhau, đến nay chính sách đã thống nhất và xuyên suốt. Chính sách đồng bộ này nhằm tạo động lực cho các đơn vị tăng thị phần, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

“Lợi nhuận của VNPT đã tăng gấp đôi sau 3 năm nhờ triển khai tái cơ cấu đúng hướng”, ông Long khẳng định.

Theo PV

ICT News

Các tin khác
Lợi nhuận VNPT năm 2023 giảm hơn 40%, cầm 1,8 tỷ USD gửi ngân hàng hưởng lãi 8 tỷ đồng/ngày
VNP: Thông báo số 69 của Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhựa Việt Nam về việc tổ chức ĐHĐCĐ TN năm 2024
TTN: Quyết định HĐQT thông qua ký hợp đồng với các bên liên quan
Tạo việc làm cho hơn 100.000 người, các tập đoàn VNPT, Viettel, FPT đang trả lương ra sao?
VNPT lãi 7.100 tỷ đồng năm 2020
[Hot stock] Cổ phiếu TEL tăng trần 5 phiên liên tiếp, VNPT hoàn tất thoái vốn
VNPT: Ông Phạm Đức Long sẽ làm Chủ tịch HĐTV
Hơn 40 doanh nghiệp lãi nghìn tỷ năm 2018
VNPT đạt lợi nhuận 6.445 tỷ đồng, đây là năm thứ 5 liên tiếp tăng trưởng trên 20%
VNPT thoái vốn 102,5 tỷ đồng tại CTCP Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.