MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 6, 11/08/2017, 18:19
VNINDEX

 

Giá hiện tại: VNINDEX 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Chứng khoán lình xình, nước ngoài mua ròng hơn 100 tỷ phiên cuối tuần
Chứng khoán lình xình, nước ngoài mua ròng hơn 100 tỷ phiên cuối tuần

Dù đã lấy lại sắc xanh vào cuối phiên sáng nhưng nỗ lực tăng giá của Vnindex trong phiên giao dịch chiều cuối tuần đã thất bại, thị trường vẫn chưa thể gượng dậy kể từ phiên rớt mạnh hôm thứ tư.

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần,Vn-Index đóng cửa ở mức 772,08 điểm giảm 1,35 điểm so với phiên trước đó. Giá trị giao dịch đạt 3.238 tỷ đồng. Trong khi đó, HNX Index giảm 0,11 điểm xuống còn 100,86 điểm với giá trị chuyển nhượng 504 tỷ đồng.

Có thể thấy, mức sụt giảm của Vn-Index trong phiên hôm nay khá hợp lý khi trên sàn HOSE có đến 157 mã giảm và 105 mã tăng và 57 mã đứng giá.

Diễn biến VnIndex phiên cuối tuần 10/8

Diễn biến VnIndex phiên cuối tuần 10/8

Các cổ phiếu vốn hóa lớn kéo thị trường như SAB, VNM không còn kéo chỉ số tăng như các phiên trước. Thay vào đó, VNM đứng giá tham chiếu, SAB giảm 1.000 đồng/cp. Cổ phiếu HPG của Hòa Phát trở thành cái tên sáng nhất khi tăng 2,2% trong phiên. Ngoài ra, cổ phiếu FPT và MWG cũng có diễn biến khá tích cực trong bối cảnh thị trường chung suy giảm.

Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, ngoại trừ cổ phiếu CTG tăng 2,4% lên mức 19.000 đồng/cp thì hầu hết các cổ phiếu khác đều giảm hoặc đứng giá. Cổ phiếu BID dù không còn giảm nhưng cũng chưa gượng dậy được sau đợt giảm mạnh phiên ngày 09/8 khi đóng cửa ở mức giá tham chiếu. Trong khi đó, VCB và MBB giảm nhẹ.

Nhóm cổ phiếu dầu khí trong phiên cũng không mấy tích cực khi đa phần cổ phiếu giảm giá. Đáng chú ý là cổ phiếu GAS giảm 1.700 đồng/cp xuống còn 61.300 đồng, PVS và PVD cũng lần lượt giảm 200 đồng/cp và 250 đồng/cp.

Ở nhóm cổ phiếu bất động, cặp đôi HAR và QCG tiếp tục giảm sàn, NVL giảm 1.200 đồng/cp xuống còn 64.300 đồng/co, DXG giảm 200 đồng/cp. Chiều ngược lại, VIC và PDR tăng lần lượt 300 đồng và 450 đồng/cp.

Cặp đôi mía đường gây nhiều chú ý trong thời gian gần đây là SBT và BHS sau loạt giảm sàn cũng đã sự phục hồi trong phiên hôm nay. Cuối phiên, SBT tăng 900 đồng/cp lên 30.200 đồng/cp. BHS tăng trần lên mức 20.850 đồng.

Trên thị trường phái sinh, sau sự hoạt động khá tích cực trong phiên sáng với tổng cộng 405 hợp đồng giao dịch được thực hiện thì đến cuối phiên chiều lượng giao dịch đã giảm hẳn đi. Tổng cộng có 498 hợp đồng được giao dịch, tăng nhẹ so với con số 487 hợp đồng trong ngày đầu khai trương.

Bảng giá phái sinh (nguồn: Vndirect)

Bảng giá phái sinh (nguồn: Vndirect)

Trong đó, lượng giao dịch vẫn chủ yếu diễn ra ở hợp đồng kỳ hạn ngắn nhất là VN30F1708 với 419 giao dịch được thực hiện với mức điểm đóng cửa 745,2 điểm, giảm 0,1 điểm so với mức gia tham chiếu.

Ngược lại, các hợp đồng đáo hạn vào tháng 3/2018 (VN30F1803) tiếp tục tăng 3,2 điểm lên mức 761,0 điểm cho thấy nhà đầu tư vẫn đang thận trọng trong ngắn hạn và đặt kỳ vọng vào mức tăng trưởng cho chỉ số này trong kỳ hạn dài hơn.

Nhà đầu tư nước ngoài giao dịch thấp hơn bình thường nhưng vẫn mua ròng 104 tỷ đồng cổ phiếu trên sàn HOSE trong phiên ngày cuối tuần. Tính trong tuần từ 07-11/8, NĐTNN mua ròng tổng cộng 328 tỷ đồng trên sàn HOSE.

Hoàng Trung

Các tin khác
Chứng khoán BSC: "VN-Index có thể hướng về ngưỡng 1.300 điểm trong tháng 5"
Vốn hóa thị trường cổ phiếu Việt Nam đã tăng 67% lên trên 120 tỷ USD trong chưa đầy 9 tháng
Chứng khoán lình xình, nước ngoài mua ròng hơn 100 tỷ phiên cuối tuần
Thị trường chứng khoán Việt đạt giá trị giao dịch cao nhất lịch sử từ ngày thành lập
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.