MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 2, 06/08/2018, 13:39
VINACAP

 VinaCapital (OTC)

Giá hiện tại: VINACAP 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Thực hư chuyện công ty Ba Huân kêu cứu Thủ tướng do lo ngại VinaCapital thâu tóm
Thực hư chuyện công ty Ba Huân kêu cứu Thủ tướng do lo ngại VinaCapital thâu tóm

Xác nhận có văn bản gửi Thủ tướng, nhưng phía CTCP Ba Huân gọi đó là "bản báo cáo" thông tin cho Chính phủ về việc hợp tác với VinaCapital. Hiện hai bên đang tiếp tục đàm phán, tìm tiếng nói chung.

Tháng 2/2018, Quỹ Vietnam Opportunity Fund (VOF) do VinaCapital quản lý đã thông báo đầu tư 32,5 triệu USD (khoảng 730 tỷ đồng) để mua một số lượng cổ phần thiểu số đáng kể của công ty sản xuất trứng và thịt gia cầm Ba Huân.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong tháng 2/2018, quỹ VOF đã mua 9,48 triệu cổ phiếu, tương đương 33,77% cổ phần của Ba Huân. Như vậy, Ba Huân được định giá ở mức 96 triệu USD. Thương hiệu Ba Huân được sáng lập vào năm 2001, chiếm 30% thị phần sản xuất trứng Việt Nam. Phần lớn số cổ phần còn lại do bà Phạm Thị Huân - chủ tịch kiêm TGĐ - cùng những người liên quan nắm giữ.

Thực hư chuyện công ty Ba Huân kêu cứu Thủ tướng do lo ngại VinaCapital thâu tóm - Ảnh 1.

Tuy nhiên, sau chưa đầy nửa đầu tư, mối quan hệ giữa Ba Huân và VinaCapital bắt đầu xuất hiện những mâu thuẫn lớn.

Theo thông tin chúng tôi có được, đầu tháng 7/2018, Ba Huân đã có văn bản gửi Thủ tướng nhờ "hỗ trợ chấm dứt hợp tác với VinaCapital".

Trong văn bản gửi Thủ tướng, bà Phạm Thị Huân, giám đốc CTCP Ba Huân, cho biết đầu năm 2018 đã nhận được đề nghị hợp tác đầu tư từ VinaCapital "nhằm nâng thương hiệu Ba Huân lên tầm quốc tế".

Trên cơ sở đó, quỹ đầu tư này đã đưa ra một số thỏa thuận hợp tác ban đầu bằng tiếng Anh để hai bên ký kết. Dù thỏa thuận hợp tác quy định sử dụng hai ngôn ngữ Anh - Việt nhưng hai bên mới ký thỏa thuận bằng tiếng Anh.

Sau đó, khi đối chiếu thỏa thuận bằng tiếng Việt, công ty Ba Huân nhận thấy thỏa thuận hợp tác đang có nội dung không đúng hoặc không có như trong trao đổi ban đầu của 2 bên như:

+ VinaCapital đã tự đưa tỷ suất hoàn vốn đầu tư (IRR) của mình quá cao là 22%/năm, gần gấp 3 lần lãi suất vốn vay ngân hàng. Trong khi đó VinaCapital lại hạn chế ngành nghề kinh doanh của Ba Huân chỉ gồm sản xuất, kinh doanh thịt gà và trứng gà, loại bỏ các ngành kinh doanh khác.

VinaCapital cũng quy định nếu Ba Huân không đạt được kết quả như trên sẽ bị phạt hoặc yêu cầu trả lại vốn đầu tư, cộng dồn với lãi suất 22%/năm hoặc phải chuyển giao cho VinaCapital (hoặc một đối tác do quỹ này chỉ định) tối thiểu 51% cổ phần của Ba Huân.

+ Trong quá trình đàm phán sửa đổi điều lệ công ty, mặc dù chỉ là một cổ đông phổ thông nhưng VinaCapital luôn yêu cầu đưa vào điều lệ quyền phủ quyết của VinaCapital đối với tất cả nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông.

Trong văn bản, bà Phạm Thị Huân cho rằng thay vì mục tiêu hợp tác và phát triển, VinaCapital lại muốn chiếm quyền quản lý và điều hành toàn bộ công ty, chiếm đoạt thương hiệu Ba Huân. Dù đã đề nghị chấm dứt hợp tác nhưng Ba Huân cho biết phía VinaCapital "có hành động trì hoãn, gây khó khăn", như yêu cầu phải thanh toán khoản phí phát sinh dựa trên mức lãi suất 22% cho các khoản đầu tư mua cổ phần phát hành thêm trong khi thực tế khoản tiền trên vẫn đang được giữ lại tài khoản do VinaCapital kiểm soát.

Cho rằng mức lãi suất 22% không phù hợp với thỏa thuận ban đầu, công ty Ba Huân đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan giúp đỡ nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng trong quá trình chấm dứt hợp tác với VinaCapital, giúp công ty giữ thương hiệu."

Trao đổi với Trí Thức Trẻ, bà Phạm Thị Huân cho biết "Cũng có chuyện này, nhưng mọi chuyện đơn giản hơn".

Ông Phạm Thanh Hùng, PGĐ Công ty Ba Huân xác nhận công ty có văn bản gửi Thủ tướng, nhưng ông gọi đó là "bản báo cáo", nhằm thông tin cho Chính phủ về tình hình hợp tác giữa hai bên, đang có những đàm phán chưa ổn thoả, cần thảo luận thêm.

"Hai bên đang ngồi lại để thảo luận với nhau. Hiện tại chưa có gì hết", ông Hùng nói và cho biết sẽ thông tin thêm khi Ba Huân và VinaCapital có hướng giải quyết. Ông cũng bày tỏ là những thông tin được đưa ra nếu mang tính tiêu cực, sẽ không tốt cho các bên liên quan.

VOF là một trong những quỹ đầu tư lớn nhất trên thị trường chứng khoán với tổng giá trị tài sản đang quản lý tại thời điểm 30/6/2018 đạt 1,05 tỷ USD. Quỹ dành khoảng 10% tài sản đề đầu tư private equity.

Các khoản đầu tư chính trong danh mục private equity của VOF gồm có Ba Huân, Sữa Quốc tế IDP, Gỗ An Cường... Trong số này, VOF nắm cổ phần chi phối tại Sữa Quốc tế.

Đức Minh

Các tin khác
Lỗ lớn sau 5 năm hiện diện của VinaCapital và "phù thủy" Trần Bảo Minh, Sữa Quốc tế (IDP) sắp đổi chủ
Thị giá 12.000 đồng, VinaCapital mua 36% cổ phần Nhựa Ngọc Nghĩa (NNG) với giá 17.000 đồng/cp
VinaCapital mở quỹ mạo hiểm quy mô 100 triệu đô cho startup công nghệ, "mở màn" tại Logivan và Fastgo
VinaCapital quyết định dừng đầu tư vào công ty Ba Huân
Thực hư chuyện công ty Ba Huân kêu cứu Thủ tướng do lo ngại VinaCapital thâu tóm
Qũy đầu tư Warburg Pincus vừa rót hàng trăm triệu đô cho Techcombank đang hoạt động ra sao tại Việt Nam?
Trước khi cổ phiếu PVS lao dốc, nhóm Vinacapital đã kịp 'nhảy tàu' gần 1 triệu cổ phiếu
Sữa Quốc tế báo lỗ gần 300 tỷ, phép thuật của “phù thủy marketing” Trần Bảo Minh liệu có cứu được Love’in Farm
Dragon Capital và VinaCapital "ôm" toàn bộ 30% cổ phần chào bán cho tổ chức của FPT Shop
Thoái vốn khỏi Quốc Cường Gia Lai (QCG), VinaCapital đã chấp nhận cắt lỗ sau 7 năm đầu tư “đau thương”
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.