MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 4, 09/12/2015, 17:04
TUANLOC

 CTCP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc (OTC)

Giá hiện tại: TUANLOC 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Những vụ “lướt sóng” đáng nể năm 2015
Những vụ “lướt sóng” đáng nể năm 2015

Năm 2015 sắp kết thúc, nhà đầu tư cũng đã chứng kiến nhiều vụ “đánh nhanh thắng lớn”, đáng chú ý, đây đều là những vụ đầu tư của các công ty, tổ chức lớn. Mặc dù vẫn còn nhiều nghi ngại xung quanh những vụ đầu tư này, song lợi nhuận mà nó mang thì không thể phủ nhận.

“Lướt sóng” chứng khoán là một khái niêm để chỉ những nhà đầu tư ngắn hạn chuyên mua bán cổ phiếu với chu kỳ rất ngắn. Mặc dù thị trường có vẻ như không mấy thiện cảm với những đối tượng này song để có được một vụ “lướt sóng” mang lại tỷ suất lợi nhuận cao không phải là điều dễ dàng.

Năm 2015 sắp kết thúc, nhà đầu tư cũng đã chứng kiến nhiều vụ “đánh nhanh thắng lớn”, đáng chú ý, đây đều là những vụ đầu tư của các công ty, tổ chức lớn. Mặc dù vẫn còn nhiều nghi ngại xung quanh những vụ đầu tư này, song lợi nhuận mà nó mang thì không thể phủ nhận.

Hẳn không ai có thể quên được cách CTCP Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc (Tuấn Lộc) kiếm tiền từ việc mua bán cổ phiếu CII của CCTP Đầu tư hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM cách đây 5 tháng.

Điều không thể ngờ đến ở đây là từ một đối tượng được cho là đi thâu tóm doanh nghiệp lại trở thành một nhà “lướt sóng” chuyên nghiệp. Từ tháng 6/2015, Tuấn Lộc đã miệt mài đi gom cổ phiếu CII, gom đến mức tỷ lệ sở hữu của doanh nghiệp này tại CII lên tới 12,5% vốn điều lệ CII. Đây cũng là thời gian thị giá CII leo dốc mạnh mẽ, trở thành hiện tượng của thị trường chứng khoán thời điểm ấy.

Ước tính lợi nhuận Tuấn Lộc thu về từ giao dịch cổ phiếu CII
Ước tính lợi nhuận Tuấn Lộc thu về từ giao dịch cổ phiếu CII

Theo thống kê, sau 7 lần mua vào cổ phiếu và 3 lần xả hàng trong 3 phiên sát nhau, khoản lợi nhuận mà Tuấn Lộc thu về dự kiến là 10,3 tỷ đồng.

Một doanh nghiệp nữa chỉ trong thời gian gần đây cũng gây chú ý vì các thương vụ mua đi bán lại cổ phiếu mang lại nhiều lợi nhuận là CTCP Đầu tư Tổng hợp Hà Nội (SHN).

Cụ thể, đầu tháng 12, SHN cho biết, doanh nghiệp này lãi 77 tỷ đồng từ một thương vụ giao dịch cổ phiếu. Được biết, đây là thương vụ giao dịch cổ phiếu của CTCP Tân Hoàng Cầu. Đáng chú ý, việc đầu tư cổ phần của CTCP Tân Hoàng Cầu chỉ mới được SHN thông qua vào ngày 25/11 mới đây với việc mua 3 triệu cổ phần Tân Hoàng Cầu, tổng giá trị tính theo mệnh giá là 30 tỷ đồng.

Trước đó, SHN cũng gây chú ý khi quyết nghị chuyển nhượng hơn 6,5 triệu cổ phần của Sapa Hưng Yên chỉ sau 6 ngày nắm giữ. Đặc biệt, mức giá chuyển nhượng của SHN đưa ra lên tới 42.000 đồng/cổ phần, gấp gần 3 lần giá mua trước đó. Ước tính thương vụ này cũng đã mang lại cho SHN hơn 175 tỷ đồng.

Như vậy chỉ đầu tư trong vòng 12 ngày đầu tư, SHN thu về khoản lợi nhuận “khủng” hơn 250 tỷ đồng. Cùng với các hoạt động khác, những thương vụ này đã giúp SHN hoàn tất việc xóa lỗ lũy kế trong năm qua.

Nhiều công ty khác cũng thực hiện chiến lược bán ngay cổ phiếu trong thời gian ngắn để tranh thủ mức giá tốt.

Như CTCP Quản lý Quỹ đầu tư MB (MB Capital), từ ngày 31/8 đến 8/9, quỹ này đăng ký mua vào 400.000 cổ phiếu MBB của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội qua phương thức khớp lệnh. Tuy nhiên, do không đạt được mức giá kỳ vọng nên tổ chức này mới chỉ mua được 150.000 cổ phiếu, tương đương với 0,013% vốn điều lệ ngân hàng. Trước khi giao dịch, MB Capital chưa nắm cổ phiếu MBB nào.

Tuy vậy, chỉ sau 1 tuần nắm giữ, MB Capital lại tiếp tục đăng ký bán ra toàn bộ 150.000 cổ phiếu MBB mới mua nhằm cơ cấu danh mục đầu tư. Giao dịch hoàn thành trong khoảng thời gian từ ngày 14/9 đến 13/10, qua phương thức khớp lệnh.

Thị trường cũng đồn đoán xung quanh việc một số tổ chức có đầu tư “lướt sóng” hay không. Chẳng hạn như Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (SIC) – công ty con của SCIC đầu tư vào FPT. Tổ chức này đã nhiều lần bán rồi mua lại cổ phiếu FPT trong một thời gian không dài.

Việc “lướt sóng” quá quen thuộc với các nhà đầu tư cá nhân với mong muốn chốt lời sớm. Tuy nhiên khi các công ty, tổ chức làm điều này thì lại vấp phải sự phàn nàn từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ bởi họ cho rằng việc một tổ chức xả cổ phiếu ra thị trường sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị giá cổ phiếu. Tuy nhiên ở một góc độ nào đó, điều này cũng khiến thanh khoản thị trường được cải thiện đáng kể.

 

Theo NGUYÊN MINH

BizLIVE

Các tin khác
VPD: CTCP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc đăng ký bán 18.299.281 cp
NAP: CTCP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc đăng ký bán 4.594.156 CP
NAP: CTCP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc đăng ký bán 4.594.156 CP
Tuấn Lộc muốn bán hết 20,9 triệu cổ phần tại Tổng Công ty Xây dựng số 1 (CC1)
Dofico bán ra hơn 8,6 triệu cổ phần VLXD Biên Hòa (VLB), giá bán cao hơn mức mong muốn
VLB: CTCP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc đăng ký bán 5.951.000 CP
Tuấn Lộc vừa mua vào hơn 4,9 triệu cổ phần VNPD
Tuấn Lộc muốn mua thêm 5 triệu cổ phần VNPD ngay khi doanh nghiệp này chuyển sàn sang HoSE
Tuấn Lộc muốn mua thêm 13% vốn tại VLXD Biên Hòa (VLB)
NAP: CTCP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc đăng ký mua 700.000 CP
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.