MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 2, 25/04/2016, 14:23
THPG

 Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Tân Hiệp Phát (OTC)

Giá hiện tại: THPG 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Tân Hiệp Phát muốn gọi thêm vốn ngoại, định giá công ty ở mức 2 tỷ USD
Tân Hiệp Phát muốn gọi thêm vốn ngoại, định giá công ty ở mức 2 tỷ USD

Tập đoàn Tân Hiệp Phát hiện do gia đình ông Trần Quí Thanh sở hữu 100% vốn

Theo trang Wall Street Journal, Tập đoàn đồ uống Tân Hiệp Phát đang tìm kiếm đối tác nước ngoài để bán một lượng cổ phần thiểu số. Theo một nguồn tin, nếu thương vụ hoàn tất thì giá trị của Tân Hiệp Phát có thể lên đến 2 tỷ USD.

Công ty đã thuê một ngân hàng đầu tư nước ngoài để tư vấn.

Một bên thân cận với thương vụ này cho biết kế hoạch bán cổ phần đang ở giai đoạn thăm dò và không loại trừ khả năng thương vụ có thể không thành công.

Tân Hiệp Phát hiện là một trong những doanh nghiệp đồ uống hàng đầu của Việt Nam. Theo số liệu của CafeF, với doanh thu hàng năm lên đến 6-7 nghìn tỷ đồng, quy mô của Tân Hiệp Phát tương đương với Pepsi Việt Nam cũng như Coca Cola Việt Nam. Năm 2014, Tân Hiệp Phát đạt gần 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của tập đoàn này đã bị ảnh hưởng khá nhiều sau "sự cố con ruồi".

Vinamilk, công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam hiện được định giá ở mức 7,5 tỷ USD trong khi đó với đợt rót vốn từ Singha, Masan Consumer được định giá hơn 4 tỷ USD.


Cấu trúc sở hữu của Tân Hiệp Phát

Cấu trúc sở hữu của Tân Hiệp Phát

Hiện gia đình ông Trần Quí Thanh đang sở hữu 100% cổ phần của Tân Hiệp Phát, tuy nhiên ông Thanh không trực tiếp sở hữu. Cổ đông lớn nhất của Tân Hiệp Phát là bà Phạm Thị Nụ, vợ ông Thanh, sở hữu 54,4% vốn điều lệ. Phần còn lại thuộc về hai con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích.

Bà Phạm Thị Nụ, từng là Chủ tịch kiêm Giám đốc của Tân Hiệp Phát. Tuy nhiên, đến tháng 11/2014, vị trí Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật đã được chuyển giao cho bà Trần Ngọc Bích.

Bà Bích chính là đại diện của Tân Hiệp Phát tham dự phiên tòa xét xử vụ án “con ruồi”. Mặc dù nắm giữ vị trí Giám đốc điều hành nhưng bà Bích lại ít được biết đến hơn so với chị của mình, bà Trần Uyên Phương.

Mặc dù đang tái định vị lại với tên gọi là Tập đoàn Number 1 thì tên gọi chính thức theo đăng ký kinh doanh của Tân Hiệp Phát vẫn là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tân Hiệp Phát. Chỉ có các công ty thành viên mang tên gọi chính thức là Number 1.

Bên cạnh nhà máy sản xuất chính tại Bình Dương, các sản phẩm đồ uống của Tân Hiệp Phát còn được sản xuất tại các công ty thành viên như Number 1 Hà Nam, Number 1 Chu Lai, Number 1 Hậu Giang. Các công ty này đều do gia đình ông Trần Quí Thanh trực tiếp sở hữu thay vì do Tân Hiệp Phát góp vốn

Trường An

Các tin khác
THP: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024
Nhiều tiền như nhà Tân Hiệp Phát
Ông chủ Tân Hiệp Phát "vượt mặt" hàng loạt đại gia BĐS, thâu tóm thành công 'đất vàng' ở Vũng Tàu
Sau "sự cố con ruồi", Tân Hiệp Phát vẫn thu lãi nghìn tỷ mỗi năm, tỷ suất lợi nhuận vượt cả Sabeco, Masan
Thất bại của Café VIP và câu hỏi của tiểu thư nhà Dr. Thanh: 'Mình còn gì để học các doanh nghiệp vài tỷ?'
Sau cú trượt dài của Tân Hiệp Phát và URC, một công ty trà Nhật đang tận dụng thời cơ vươn lên mạnh mẽ
Đây là lý do gia đình ông Trần Quí Thanh có vài nghìn tỷ gửi ngân hàng chỉ là chuyện nhỏ
Tân Hiệp Phát: Chúng tôi không phải con nợ của Ngân hàng Xây dựng
Vây nhà máy Number One Chu Lai để đòi nợ
Tỷ phú đô la tiếp theo của Việt Nam sẽ là ông chủ của Tân Hiệp Phát?
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.