MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 4, 15/07/2015, 13:14
SEV

 Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (OTC)

Giá hiện tại: SEV 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Samsung xuất khẩu 26 tỷ USD: DN Việt chỉ trực tiếp đóng góp 35 triệu USD
Samsung xuất khẩu 26 tỷ USD: DN Việt chỉ trực tiếp đóng góp 35 triệu USD

Hiện chỉ có 4 DN Việt Nam ký được hợp đồng trực tiếp cho Samsung. Những hạn chế về năng lực cung ứng, chất lượng số lượng và giá cả kém tính cạnh tranh đang khiến cho con đường tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của DN Việt Nam càng gian nan hơn.

Thông tin trên được ông Jang Ho Young, Giám đốc Công ty mua hàng của Samsung đưa ra tại Triển lãm – Hội thảo Công nghiệp hỗ trợ của Samsung điện tử diễn ra sáng 15/7 tại Hà Nội.

Có thêm 9 doanh nghiệp tiềm năng

Theo vị đại diện của Samsung, hiện bên cạnh 4 doanh nghiệp ký được hợp đồng trực tiếp với Samsung thì còn có 28 nhà cung ứng cấp vượt được qua vòng tuyển chọn gắt gao của Samsung để trở thành nhà cung cấp.

Số nhà cung cấp này đã bán hàng cho Samsung với trị giá 35 triệu USD. Được biết, con số này có thể tăng lên trong năm nay, vào khoảng 15% với 45 triệu USD. Năm 2014 hai tổ hợp của Samsung Việt Nam xuất khẩu 26,3 tỷ USD, con số này dự kiến đạt khoảng 30 tỷ USD cho năm 2015.

Ông Jang Ho Young cho biết hiện có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang đề xuất hợp tác với Samsung và Tập đoàn này đang trong quá trình nghiên cứu và xem xét hồ sơ.

Trong đó, có 2 doanh nghiệp đang nghiên cứu để trở thành nhà cung cấp cấp 1 của Samsung. Song, số lượng doanh nghiệp có cơ hội trở thành nhà cung cấp cấp 1 cho Tập đoàn này lớn hơn nhiều, với khoảng 9 doanh nghiệp tiềm năng đang được xem xét.

Được biết, với số lượng doanh nghiệp đã trở thành nhà cung cấp cho Samsung và đang được xem xét, dự kiến trong thời gian tới sẽ có khoảng 41 doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà hợp tác tiềm năng với Samsung.

Ông Jang Ho Young cho biết, để trở thành nhà cung cấp của Samsung thì doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng được các yếu tố như quy mô đủ lớn, có khả năng cung cấp sản phẩm với chất lượng và số lượng theo yêu cầu, có nguồn vốn ổn định, năng lực đội ngũ lãnh đạo…

Gỡ nút thắt công nghiệp hỗ trợ

Theo ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, việc trở thành nhà cung ứng của Samsung có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp phụ trợ - vốn là xương sống trong phát triển công nghiệp. Đặc biệt, đặt trong bối cảnh hiện nay khi công nghiệp phụ trợ được đánh giá còn nhiều hạn chế.

Hiện, đã có những doanh nghiệp tham gia được vào chuỗi cung ứng của Samsung, song đóng góp và giá trị gia tăng mà Việt Nam có được từ chuỗi cung ứng này còn quá nhỏ bé. Với năng lực cạnh tranh yếu, DN Việt Nam chưa đủ nguồn lực để đáp ứng được nhu cầu về chất lượng, số lượng và giá thành sản phẩm, nên không thể cạnh tranh được nổi với hệ thống công ty nước ngoài cung ứng linh phụ kiện cho Samsung.

Tuy nhiên, không chỉ có nguyên nhân từ phía DN, mà ngay cả Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cũng phải thừa nhận, đang thiếu các chính sách đủ mạnh, đặc biệt là khuôn khổ pháp lý và môi trường thuận lợi để nâng cao năng lực cho DN, tạo cơ hội cho DN tham gia vào ngành công nghiệp phụ trợ, nâng sức cạnh tranh.

Dẫn chứng thực tế là chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ đã ra đời, song chưa tạo được “sức bật” cho DN. Hiện, Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo phát triển công nghiệp phụ trợ, song qua 6 lần soạn thảo, văn bản được mong đợi này vẫn chưa được thông qua. Đến ngay cả Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng phải “sốt ruột” và liên tục nhắc nhở các đơn vị liên quan sớm hoàn thành để trả “món nợ” với công nghiệp phụ trợ.

Theo ông Hun Dea Joo, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, với quy mô đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đạt 39,4 tỷ USD, số lượng DN đầu tư của Hàn QUốc vào Việt Nam là 4000 DN. Đặc biệt, quy mô trao đổi thương mại liên tục tăn trưởng, với 30,1 tỷ USD 2014 thì trong 5 tháng đầu năm 2015 đạt 14,66 tỷ USD. Ngài Đại sứ cho rằng, một trong những “bàn đạp” giúp cho quan hệ thương mại và đầu tư của hai nước tăng cao là hoạt động trao đổi, giao lưu của 850.000 người Hàn Quốc vào 150.000 người Việt Nam.

Do đó, trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ, đào tạo nhân lực kỹ thuật, nghiên cứu phát triển, xây dựng vườn ươm công nghệ, thì hoạt động đầu tư của Samsung có ý nghĩa lớn giúp DN Việt Nam tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu.

Theo đại diện của Samsung, Tập đoàn đặc biệt ưu tiên với các doanh nghiệp cung ứng của Việt Nam và sẵn sàng “mở cửa” đón DN. Trong đó, hai yếu tố được đặt lên hàng đầu khi và được Samsung đề cao, đó là những DN biết quan tâm nhiều đến an toàn cho môi trường và tuân thủ pháp luật.

Cẩm An

Các tin khác
AMS: Ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông cho việc chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt
Thu lãi 100.000 tỷ đồng từ hoạt động tại Việt Nam nhưng tốc độ tăng trưởng của tổ hợp Samsung đang sa sút
Lãi cả chục nghìn tỷ mỗi tháng mà không phải bận tâm nhiều về thuế, lợi nhuận của tổ hợp Samsung Việt Nam tiếp tục tăng trưởng phi mã
Bất chấp sự cố Galaxy Note 7, lợi nhuận của Samsung tại Việt Nam thậm chí còn tăng 40% lên 94.000 tỷ đồng – bỏ xa Viettel, PVN
Bất chấp sự cố Note 7, Samsung Việt Nam vẫn đạt doanh thu 46,3 tỷ USD
Dù gặp sự cố Samsung Note 7, doanh thu xuất khẩu của Samsung vẫn tăng 7%
Samsung Bắc Ninh báo lỗ 3.000 tỷ đồng quý 3, sụt giảm 30.000 tỷ doanh thu, 9 tháng vẫn lãi lớn
Samsung Việt Nam không cắt giảm nhân sự vì sự cố Galaxy Note 7
Công nhân Samsung VN: Chúng tôi không thất nghiệp vì Note 7
Việt Nam trở thành "thiên đường" giúp Samsung tiết kiệm hàng tỷ đô tiền thuế
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.