MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 5, 09/04/2020, 11:30
PVN

 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (OTC)

Giá hiện tại: PVN 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Ngành nào hưởng lợi khi giá dầu lao dốc không phanh?
Ngành nào hưởng lợi khi giá dầu lao dốc không phanh?

Giữa thời buổi lao đao vì dịch, tân binh Vietravel Airlines vừa chính thức được phê duyệt đầu tư, dự kiến sẽ khai thác chuyến đầu tiên vào năm 2021. Nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại về bối cảnh chật vật của xuất phát điểm Vietravel Airlines, song giá dầu giảm có thể là cơ hội để hãng đàm phán được nguồn nhiên liệu giá rẻ cho chặng đường tới.

Nhu cầu sụt giảm nghiêm trọng dưới tác động của dịch COVID-19, khởi đầu tại tâm điểm bùng phát dịch - Trung Quốc - khiến quốc gia này cắt giảm khoảng 20-25% nhu cầu, kéo theo ảnh hưởng làm giá dầu trên thế giới giảm sốc.

Diễn biến dịch tiếp tục phức tạp, lan rộng sang các nước châu Âu, đặc biệt từ sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC, với đại diện là Ả-rập Xê-út) và Nga đã không đạt thỏa thuận cắt giảm sản xuất vào đầu tháng 3 đã kéo giá dầu rớt không phanh.

Ghi nhận, trong tháng 3, dầu WTI giảm 54%, trong khi dầu Brent giảm 55% xuống lần lượt 20,48 USD/thùng và 22,74 USD/thùng. Tính chung trong quý 1/2020, cả 2 loại dầu đều giảm 66%.

Bước sang tháng 4, những thông tin can thiệp giúp giá dầu có phần hồi phục nhẹ, song việc Saudi Arabia và Nga trì hoãn cuộc họp các nhà sản xuất dầu giữa cao điểm dịch đang gây áp lực trở lại lên giá dầu. Chốt phiên giao dịch ngày 6/4, dầu thô Brent giảm 1,06 USD tương đương 3,1% xuống 33,05 USD/thùng và dầu thô WTI giảm 2,26 USD tương đương 8% xuống 26,08 USD/thùng.

Ngành nào hưởng lợi khi giá dầu lao dốc không phanh? - Ảnh 1.

Giá dầu giảm đang gây cú sốc vô cùng lớn lên ngành dầu khí, khi hầu hết kế hoạch kinh doanh đặt ra đều ở mức giá 60 USD/thùng, việc bay hơi 50% thậm chí rủi ro vẫn còn tiếp diễn đang đưa ngành vào thế "gồng mình" ứng phó. Hệ quả, nhiều tập đoàn, công ty dầu khí lớn trên thế giới đã cắt giảm việc làm, sa thải công nhân.

Riêng tại Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) kết thúc quý 1/2020 với doanh thu ước đạt 88.300 tỷ đồng, giảm 13.194 tỷ đồng (-13%); lợi nhuận sau thuế ước đạt 4.440 tỷ đồng, giảm 4.580 tỷ đồng (-51%) so với cùng kỳ năm 2029. Trong tâm thư mới nhất, lãnh đạo PVN kêu gọi CBCNV Tập đoàn cùng "đồng cam, cộng khổ", cùng "thắt lưng buộc bụng", cùng chia sẻ khó khăn bằng những việc làm cụ thể, thiết thực kể cả việc thực hiện cắt, giảm lương, thu nhập của mỗi cá nhân trong giai đoạn này.

Chiều ngược lại, là nguồn nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành nghề, việc giá dầu giảm đang mang lại cơ hội giảm thiểu áp lực chi phí, ổn định nguồn thu cho các doanh nghiệp vận tải, điện lực đốt khí, sản xuất nhựa và nguyên phụ liệu nhựa cũng như phân bón, khi giá dầu chiếm trên 30% chi phí sản xuất của những đối tượng này.

Ngành vận tải: Có thể hưởng lợi khi giá dầu chiếm 30-40% giá vốn, nhưng áp lực lớn hơn đến từ việc ngưng hoạt động bởi dịch COVID-19

Đầu tiên phải nói đến ngành vận tải, giá xăng Jet A1 và dầu DO/FO để vận hành máy bay và tàu biển có tương quan thuận chiều với giá dầu thô. Từng lao đao khi giá dầu tăng mạnh với chi phí nhiên liệu chiếm tới 30-50% cơ cấu chi phí, các hãng hàng không gồm Vietnam Airlines (HVN), Vietjet Air (VJC), Jetstar Pacific, Bamboo Airways (Tập đoàn FLC) rõ ràng hưởng lợi từ việc giá dầu lao dốc. Tàu biển có Superdong Kiên Giang (SKG).

Mặc dù vậy, việc cắt giảm đáng kể tần suất bay khiến hàng trăm, hàng ngàn tàu bay Việt đang nằm không. Ngành hàng không theo đó vẫn đang chịu áp lực cực kỳ lớn từ dịch COVID-19. Riêng Vietnam Airlines, với nguồn thu chính đến từ vận tải, hãng liên tục ‘kêu cứu’ trước tình trạng đóng băng, Vietnam Airlines đã phát đi thông báo cần sự hỗ trợ từ Nhà nước với tổng số tiền là 12.000 tỷ đồng để đảm bảo khả năng thanh toán, khi mà lượng tiền dự trữ khoảng 3.500 tỷ đồng đã cạn kiệt.

Từng là quý gặt hái mọi năm, riêng 3 tháng đầu năm nay Vietnam Airlines ước lỗ 2.400 tỷ trong quý 1, cả năm có thể lỗ gần 20.000 tỷ nếu dịch kéo dài đến quý 4.

Ngành nào hưởng lợi khi giá dầu lao dốc không phanh? - Ảnh 2.

Đáng chú ý, giữa thời buổi lao đao vì dịch, tân binh Vietravel Airlines vừa chính thức được phê duyệt đầu tư, dự kiến sẽ khai thác chuyến đầu tiên vào năm 2021. Nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại về bối cảnh chật vật của xuất phát điểm Vietravel Airlines, song giá dầu giảm có thể là cơ hội để hãng đàm phán được nguồn nhiên liệu giá rẻ cho chặng đường tới.

Với vận tải đường bộ, việc giá dầu giảm cũng phần nào giảm áp lực chi phí hiện tại lên các hãng taxi, xe buýt, xe tải… Những doanh nghiệp hưởng lợi phải kể đến Vinasun (đang dần hồi phục với định hướng thu hẹp hoạt động, thanh lý bớt tài sản và tập trung dịch vụ đặt xe hợp đồng, poster quảng cáo trên xe…), Mai Linh, Phương Trang…

Nhiệt điện khí: Ngắn hạn có thể chưa đáng kể khi giá khí ấn định theo hợp đồng 3-6 tháng

Khác với vận tải, một ngành vẫn phải hoạt động bất kể dịch là điện – nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Trong đó, các đơn vị nhiệt điện sử dụng khí đốt làm nguyên liệu đầu vào (nhiệt điện khí) đang hưởng lợi từ việc giá dầu đi xuống.

Thống kê, nguồn nhiên liệu khí đốt ước tính chiếm khoảng trên 30% giá vốn của các doanh nghiệp sản xuất, bao gồm Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2), PV Power (POW), EVNGenco 3 (PGV)… Trong đó, PV Power đang nắm giữ các dự án điện khí lớn như Cà Mau 1&2, Nhơn Trạch. EVNGenco 3 đầu tư các dự án Phú Mỹ, Bà Rịa.

Theo giới phân tích, sự biến động giá khí lên lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành điện sẽ phân bổ: với 85% thay đổi giá nguyên liệu đầu vào chuyển sang cho EVN, chỉ có 15% sản lượng điện từ việc giá nguyên vật liệu khí thấp.

Tuy nhiên, những đơn vị này cũng khó để được hưởng lợi ngay bởi giá khí thường đã được ấn định theo hợp đồng trước đó (thời hạn 3-6 tháng). Chưa kể, xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh giữa đại dịch COVID-19 đang làm giảm đáng kể nhu cầu về điện nói chung và nhiệt điện khí nói riêng, bên cạnh cơ hội giảm chi phí các đơn vị này cũng phải đối mặt với tình trạng giảm nguồn thu chung.

Một số ngành khác như nhựa, phân bón, săm lốp… cũng phần nào giảm được gánh nặng chi phí

Một ngành chật vật liên tiếp những năm gần đây, phân bón có thể cũng sẽ hưởng lợi đáng kể từ giá dầu giảm. Khi mà, một trong những yếu tố kéo lùi biên lợi nhuận chính của doanh nghiệp liên quan đến giá khí đầu vào.

Một số doanh nghiệp đầu ngành có thể kể đến như Đạm Cà Mau (DCM), Đạm Phú Mỹ (DPM), Phân bón Miền Nam (SFG), Phân bón Bình Điền (BFC)… Giá dầu giảm giúp các doanh nghiệp này được hưởng lợi theo 2 hướng: giá khí đầu neo theo giá dầu FO tỷ lệ thuận và giá xăng dầu giảm giúp chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng giảm.

Dù vậy, vẫn còn đó nhiều khó khăn bủa vây doanh nghiệp khi cạnh tranh ngành ngày càng gay gắt, nhu cầu giảm kéo theo bởi ngành nông nghiệp, chi phí đầu tư tại các dự án lớn và hơn hết là câu chuyện VAT vẫn còn bỏ ngỏ.

Tương tự, ngành nhựa với những tên tuổi lớn như Nhựa Bình Minh (BMP), Nhựa Tiền Phong (NTP)… cũng hưởng lợi từ giá dầu giảm. Trong đó đầu vào của ngành gồm hạt nhựa PE và PP (chế phẩm dầu mỏ) được xem là tương quan cao với giá dầu. Ngược lại, với nhựa PVC, tương quan chỉ đạt mức trung bình.

Cuối cùng, ngành có quan hệ mật thiết với giá dầu - cao su. Giá dầu giảm khiến giá cao su tổng hợp giảm - sản phẩm thay thế cao su tự nhiên, điều này trung lập với ngành cao su tuy nhiên là yếu tố có lợi cho ngành săm lốp. Trong đó, nguyên liệu chế tạo săm lốp gồm cao su tự nhiên - 35% giá vốn và cao su tổng hợp với tỷ lệ ~15%. Một số doanh nghiệp săm lốp trên sàn gồm Cao su Sao Vàng (SRC), Cao su Đà Nẵng (DRC), Cao su Miền Nam (CSM)...

Ngành nào hưởng lợi khi giá dầu lao dốc không phanh? - Ảnh 5.

Bảo An

Các tin khác
Các “sếu đầu đàn” PVN, Petrolimex, Vitas, Sữa TH… đang dẫn dắt nền kinh tế ESG Việt Nam
OIL: Nghị quyết HĐQT thông qua hợp đồng với Petrovietnam
Hé lộ doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
OIL: Nghị quyết HĐQT thông qua các hợp đồng với các công ty liên quan tới PetroVietnam
3 Tập đoàn nhà nước lớn nhất Việt Nam: Lợi nhuận hàng chục nghìn tỷ mỗi năm, đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước
Điều chỉnh quy mô dự án 1,2 tỉ USD, lọc dầu Dung Quất xin cơ chế 'đặc cách' với nhiều ưu đãi
Doanh thu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đạt 197 nghìn tỷ đồng trong quý 1, tăng 49% so với cùng kỳ năm 2021
PVN: Doanh thu 9 tháng đạt 437.800 tỷ đồng, nộp NSNN tăng 17% cùng kỳ lên 65.900 tỷ đồng
PVN: Tiêu thụ khí giảm, một số mỏ có nguy cơ dừng sản xuất
Giá dầu tăng mạnh, PVN đạt 21.300 tỷ lợi nhuận trước thuế sau 6 tháng, cao gấp 3 lần cùng kỳ
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.