MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 6, 11/10/2024, 10:55
MSN

 Công ty Cổ phần Tập đoàn MaSan (HOSE)

Giá hiện tại: MSN 73.2 -1.3(-1.74%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Trước khi sếp Masan Group nói “giá 80.000 đồng/cp với MSN là thấp”, JP Morgan định giá tới 98.000 đồng
Trước khi sếp Masan Group nói “giá 80.000 đồng/cp với MSN là thấp”, JP Morgan định giá tới 98.000 đồng

Báo cáo phân tích mới đây của CTCK SSI cũng đưa ra dự báo về Masan Group với kết quả lợi nhuận ròng quý 3/2024 đạt 650 tỷ đồng, tăng trưởng 1.250% so với cùng kỳ.

Tại Talk show The Investors đầu tháng 10/2024, ông Michael Hung Nguyen – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan (MSN) đã có chia sẻ gây “sốt” về giá trị của doanh nghiệp này như sau: “ Mức vốn hóa trên thị trường của Masan Consumer (công ty con của Masan Group) gần 6 tỷ USD. Masan Group là cổ đông chiến lược của ngân hàng Techcombank với vốn hoá gần 7 tỷ USD. Cộng 2 con số này lại và nhân với tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn, trừ đi khoản vay của Tập đoàn thì mỗi cổ phiếu Masan Group sẽ rơi vào khoảng hơn 80.000 đồng. Giả sử nhà đầu tư mua cổ phiếu Masan ở giá 80.000 đồng thì sẽ có thêm WinCommerce, Masan MEATLife, Phúc Long… miễn phí ”.

Nói ngắn gọn, ông Michael Hung Nguyen cho rằng, mức giá 80.000 đồng với MSN là còn thấp so với giá trị của doanh nghiệp!

Trước khi sếp Masan Group nói “giá 80.000 đồng/cp với MSN là thấp”, JP Morgan định giá tới 98.000 đồng- Ảnh 1.

Ông Michael Hung Nguyen – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan

Thực tế, có nhiều đơn vị phân tích định giá MSN ở con số cao hơn 80.000 đồng.

Báo cáo mới nhất (hồi tháng 7/2024) của JP Morgan về thị trường chứng khoán Việt Nam đã định giá MSN gần 98.000 đồng/cp bằng phương pháp SOTP (sum-of-the-parts) với P/E mục tiêu cho năm 2025 là 32x và EV/EBITDA là 12x.

SOTP là phương pháp xác định giá trị công ty trong đó mỗi công ty con của công ty hoặc bộ phận kinh doanh của nó được định giá riêng biệt và sau đó tất cả chúng được cộng lại với nhau để tạo ra tổng giá trị của công ty.

“Ngành hàng tiêu dùng thiết yếu tăng 7% từ đầu năm, thấp hơn so với thị trường chung. Chúng tôi tin rằng động lực thuận lợi trong ngắn hạn đang ủng hộ cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng thiết yếu với: Dòng tiền tiềm năng từ nâng hạng TTCK; Đồng USD thấp hơn giúp giảm chi phí đầu vào; tăng trưởng doanh thu ổn định. Chúng tôi khuyến nghị tăng tỷ trọng ngành này với MSN là một trong những lựa chọn hàng đầu của chúng tôi”, Báo cáo viết.

JP Morgan nhận xét, Masan đã thành công trong việc xây dựng một hệ sinh thái tiêu dùng giúp tối đa thị phần mảng tiêu dùng của họ và định vị mình là người chơi tốt nhất trên thị trường này. So với Trung Quốc và Thái Lan trước năm 2010, JP Morgan tin rằng kênh bán lẻ tiêu dùng hiện đại của Việt Nam đang ở điểm bùng phát với triển vọng tăng trưởng gấp nhiều lần trong những năm tới.

Báo cáo phân tích mới đây của CTCK SSI cũng đưa ra dự báo về Masan Group với kết quả lợi nhuận ròng quý 3/2024 đạt 650 tỷ đồng, tăng trưởng 1.250% so với cùng kỳ. Con số này cũng tăng 29% so với quý liền trước, dù lợi nhuận ròng quý 2/2024 đã tăng 3780% so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo, Masan Consumer và Techcombank là 2 nguồn đóng góp chính vào lợi nhuận của Masan Group. Trong khi đó, quý 3/2024 nhiều khả năng là quý đầu tiên mà WinCommerce báo lãi. Việc Masan High-Tech Materials giảm lỗ đóng góp tích cực vào lợi nhuận của Masan Group. Bên cạnh đó, chi phí lãi vay của tập đoàn này cũng giảm.

Trong tháng 5 vừa qua, Masan công bố thông tin về việc ký kết Hợp đồng mua bán giữa Mitsubishi Materials Corporation Group (MMC) và Masan High - Tech Materials (MHT). Theo nội dung công bố, Masan dự kiến sẽ ghi nhận khoản lợi nhuận một lần khoảng 40 triệu USD từ giao dịch bán HCS và hưởng lợi từ việc tăng lợi nhuận thuần sau thuế thêm 20 - 30 triệu USD trong dài hạn. Đã nhận phần đặt cọc từ MMC là 54 triệu USD, Masan kỳ vọng sẽ hoàn tất thương vụ và nhận về 70-80 triệu USD tiền mặt trong quý 4/2024.

Theo ông Michael Hung Nguyen, hiện tại, nói đến Masan, số đông sẽ nói đến Omachi, Chinsu, nước mắm… Nhưng thực tế Masan đã và đang trở thành nền tảng công nghệ tiêu dùng bán lẻ (consumer retail platform). Tập đoàn này muốn tạo ra một danh mục các sản phẩm để phục vụ những nhu cầu cơ bản của 100 triệu người tiêu dùng trong nước và hướng đến 8 tỷ người tiêu dùng thế giới.

Cổ phiếu MSN đã bất ngờ tăng mạnh 3,9% trong phiên 10/10, tiến lên mốc 80.000 đồng/cp. Đây cũng là vùng giá cao nhất trong vòng 7 tháng qua, vốn hóa thị trường của MSN theo đó tăng lên gần 115.100 tỷ đồng (~4,6 tỷ USD).

Khối lượng cổ phiếu khớp lệnh ghi nhận gần 20 triệu đơn vị, tương đương giá trị giao dịch đạt xấp xỉ 1.580 tỷ đồng, cao nhất trong lịch sử niêm yết của cổ phiếu này và cao gấp 5 lần so với khối lượng giao dịch trung bình 20 phiên gần nhất.


Linh Linh

Nhịp sống thị trường

Các tin khác
SK Group đã bán 76 triệu cổ phiếu của Masan, không còn là cổ đông lớn
MSN: Thông cáo báo chí về việc SK Group hoàn tất chuyển nhượng 76 triệu cổ phiếu của Masan Group
MSN: SK Investment Vina I Pte. Ltd - CĐL đã bán 76.382.000 cp, không còn là CĐL từ 31.10.2024
Xuất hiện thoả thuận khủng hơn 5.600 tỷ đồng trên cổ phiếu Masan, khối ngoại nghiêng về chiều bán
Con gái tỷ phú Nguyễn Đăng Quang gây chú ý
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang chỉ nắm 18 cổ phiếu Masan
Con gái tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu Masan
Lợi nhuận ròng quý 3/2024 của Masan tăng gần 1.400% so với cùng kỳ, WinCommerce lần đầu báo lãi trong một quý
MSN: Đường dẫn và Giải trình biến động lợi nhuận BCTC quý 3/2024 so với cùng kỳ năm trước
MSN: Con gái ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 10.000.000 cp
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.