MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 2, 29/07/2019, 11:30
MSC

 Công ty cổ phần Dịch vụ Phú Nhuận

Giá hiện tại: MSC 15.1 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Lộ diện những doanh nghiệp lỗ lớn trong quý 2
Lộ diện những doanh nghiệp lỗ lớn trong quý 2

Dừng sản xuất cả 9 tháng khiến Thép Dana Ý đang tạm giữ vị trí quán quân lỗ trong quý 2 và nửa đầu năm 2019.

Lộ diện những khoản lỗ lớn

Hiện mức lỗ lớn nhất trên sàn trong quý 2/2019 đang thuộc về Thép Dana Ý (DNY), do công ty vẫn tiếp tục trong thời gian tạm ngừng sản xuất theo quyết định của UBCKNN khiến Thép Dana Ý ghi nhận lỗ 114,5 tỷ đồng trong riêng quý 2. Tổng lỗ lũy kế 6 tháng đầu năm 2019 lên đến hơn 171 tỷ đồng - Và cũng là doanh nghiệp có khoản lỗ lớn nhất sau khi kết thúc nửa đầu năm 2019 trên hai sàn niêm yết.

Liên quan đến việc ngừng sản xuất của Nhà máy thép Dana Ý, sau quãng thời gian ngừng hoạt động sản xuất, Thép Dana Ý đã đưa đơn khởi kiện chính UBND Thành phố Đà Nẵng về những sự việc liên quan đến việc nhà máy bị đóng cửa, ngừng sản xuất. Đơn khởi kiện nộp đầu năm 2019, nhưng tháng 6 vừa qua công ty mới nộp án phí sau khi tạm ngưng để 2 bên tiến hành thương lượng. Trong đơn khởi kiện dài 24 trang, Công ty Dana-Ý nêu những thiệt hại mà đơn vị này phải gánh chịu từ những quyết định của UBND TP Đà Nẵng là gần 400 tỷ đồng. Theo đó tính đến hết quý 2, nhà máy thép Dana Ý đã phải dừng sản xuất tới 9 tháng.

Tiếp theo là khoản lỗ của Tập đoàn Yeah1 (YEG), trong quý 2/2019 Yeah1 đạt doanh thu thuần hơn 356 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí bán hàng cắt giảm, song chi phí quản lý tăng do phát sinh thêm hơn 87 tỷ dự phòng phải thu khó đòi đã khiến YEG chịu lỗ hơn 101 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi đến 42 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019, Công ty đạt doanh thu thuần gần 743 tỷ đồng và ghi nhận lỗ ròng hơn 94 tỷ đồng. Được biết Yeah1 kỳ vọng cả năm 2019 sẽ có lãi ròng 180 tỷ.

Lộ diện những doanh nghiệp lỗ lớn trong quý 2 - Ảnh 1.

Những doanh nghiệp lỗ triền miên

Các doanh nghiệp RIC, PXS, VIS, VE9 cùng báo lỗ trên 30 tỷ đồng trong quý 2/2019, trong đó việc tiếp tục kinh doanh dưới giá vốn khiến Quốc tế Hoàng Gia (RIC) lỗ ròng 34,4 tỷ đồng nâng mức lỗ 6 tháng lên hơn 78 tỷ đồng nguyên nhân là do kinh doanh câu lạc bộ có tính chất may rủi khiến doanh thu từ hoạt động này giảm tới hơn 23 tỷ đồng so với cùng kỳ. Năm 2019 RIC đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng so với cùng kỳ trong đó ước LNST đạt 1,676 triệu USD tương đương hơn 38 tỷ đồng.

Tình cảnh khó khăn vẫn tiếp tục diễn ra ở PXS, công ty cho biết phần lớn các dự án đang thực hiện là chuyển tiếp từ năm trước, giá trị không nhiều, dự án lớn như hóa dầu Long Sơn triển khai chậm nên sản lượng, doanh thu không đủ bù đắp chi phí quá lớn như chi phí khấu hao, chi phí quản lý,…khiến PXS lỗ ròng 34 tỷ đồng – Và cũng là quý thứ 7 liên tiếp không thể kinh doanh có lãi. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu thuần đạt 123,7 tỷ đồng tăng gấp đôi so với cùng kỳ nhưng giá vốn ở mức cao nên lỗ ròng vẫn ở mức trên 50 tỷ đồng. Mục tiêu kinh doanh năm 2019 của PXS là đạt 532 tỷ đồng doanh thu và có lãi 0,7 tỷ đồng.

Thép Việt Ý (VIS) mặc dù lãi gộp cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2018 nhưng nhìn chung biên lãi gộp vẫn ở mức rất thấp khi ngành thép đang cạnh tranh khốc liệt và giá thép xuống sâu. VIS lỗ tiếp quý thứ 5 với số lỗ lên tới 32,2 tỷ đồng trong quý 2 năm 2019 khi chi phí tài chính và các khoản chi nuôi bộ máy doanh nghiệp đều vẫn đang ở mức rất lớn. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019, VIS đạt 2.362 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm hơn 300 tỷ so với cùng kỳ và lỗ ngang ngửa 6 tháng năm 2018.

Maseco (MSC) cũng báo lỗ quý thứ 5 liên tiếp số tiền hơn 15 tỷ đồng, nguyên nhân được cho là do mặt hàng kinh doanh hàng điện tử sụt giảm và chấm dứt hoạt động kinh doanh nông sản so với kỳ trước (doanh thu vỏn vẹn 28 tỷ đồng chỉ bằng 1/10 cùng kỳ), đồng thời công ty còn phải trích dự phòng hàng tồn kho điện tử và chịu giảm giá bán hàng điện tử để giải quyết tồn kho. Maseco được biết đến là chủ thương hiệu hàng điện tử Arirang về đầu thu karaoke, loa và amply mang thương hiệu Việt, doanh nghiệp này mới đây đã bất ngờ thông báo sẽ chấm dứt hoạt động kinh doanh điện tử và đặt kế hoạch lỗ 50 tỷ cho mảng này năm 2019 chủ yếu để thanh lý hàng tồn kho.

Một doanh nghiệp nông nghiệp khác là Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội - Kinh Bắc (Hakinvest) báo lỗ tiếp quý thứ 8 hơn 13 tỷ đồng nâng mức lỗ ròng trong 6 tháng đầu năm 2019 lên hơn 26 tỷ đồng. Khó khăn của HKB đến từ việc công ty đang trong giai đoạn tái cơ cấu và sắp xếp lại nguồn vốn tín dụng với các ngân hàng. Bên cạnh đó hiện giá nông sản trên thế giới giảm sâu cũng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của HKB. HKB đã báo lỗ liên tiếp trong 2 năm 2017 và 2018, mục tiêu kinh doanh năm 2019 của công ty là lãi 20 tỷ đồng

PVGAS city cũng báo lỗ gần 12 tỷ đồng – ghi nhận quý thua lỗ thứ 6 liên tiếp nguyên nhân là do các công ty con mới thành lập, đang đi vào ổn định nên chưa có doanh thu hoặc doanh thu còn thấp, giá LPG từ đầu năm 2019 đến nay liên tục giảm dẫn đến công ty phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, ngoài ra công ty không thu được nợ từ các dự án trước đây vì chủ đầu tư không có khả năng thanh toán, dẫn đến phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi.

Các khoản lỗ đáng chú ý

VNECO 9 (VE9) cũng đã bất ngờ báo lỗ lên tới hơn 32 tỷ đồng – Mức lỗ cao nhất trong lịch sử hoạt động của công ty, kể từ năm 2006 VE9 mặc dù không lãi cao nhưng chưa năm nào kinh doanh thua lỗ. Theo đó với doanh thu hơn 7 tỷ đồng nhưng chi phí giá vốn đội lên tới hơn 37 tỷ đồng là nguyên nhân khiến VE9 báo lỗ. Công ty cho biết giá vốn tăng cao là do các công trình thi công kéo dài nên giá vật liệu, nhân công tăng và chi phí đền bù cao so với đơn giá đấu thầu.

Các khoản lỗ tiếp theo đáng chú ý là Bánh kẹo Hải Hà (HHC), doanh nghiệp bánh kẹo này đã báo lỗ đến gần 17 tỷ đồng – hơn gấp đôi số lỗ cùng kỳ và cũng là số lỗ lớn nhất từ trước đến nay trong 1 quý. Nhờ quý 1 có lãi, nên lũy kế nửa đầu năm Bánh kẹo Hải Hà còn lỗ 10,5 tỷ đồng – giảm mạnh so với số lãi gần 700 triệu đồng đạt được nửa đầu năm ngoái trong khi kế hoạch là có lãi 57 tỷ đồng trong năm 2019.

PVCoating (PVB) cũng đã báo lỗ 17,83 tỷ đồng trong quý 2/2019, cùng kỳ năm trước công ty lãi sau thuế 9,11 tỷ đồng – ghi nhận quý thứ 3 liên tiếp kinh doanh thua lỗ. Tính chung sau 6 tháng đầu năm PVB lỗ xấp xỉ 30 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước công ty lãi 27,26 tỷ đồng. Mặc dù KQKD 6 tháng đầu năm không thực sự khả quan, tuy nhiên PVB được kỳ vọng sẽ có kết quả tích cực hơn trong giai đoạn cuối năm nhờ một số dự án lớn triển khai như Sao Vàng Đại Nguyệt, Nam Côn Sơn 2. Năm 2019 công ty đặt mục tiêu có lãi 12,7 tỷ đồng.

Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Fortex - FTM) báo lỗ ròng 16,7 tỷ đồng, giảm mạnh so với khoản lãi ròng 13,5 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng đã là quý thứ 2 liên tiếp doanh nghiệp này kinh doanh lỗ. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019 lỗ ròng ở mức trên 31 tỷ đồng trong khi mục tiêu kinh doanh năm 2019 có lãi 22,5 tỷ đồng.

VIPCO lỗ tiếp 12,2 tỷ đồng do giá cước các tàu giảm so với năm 2018. Thêm vào đó, 2 tàu P15 và P16 lên đà sửa chữa định kỳ làm cho doanh thu vận tải giảm khiến khoản lỗ nửa đầu năm lên gần 30 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu 262,2 tỷ đồng, đạt 36,2% kế hoạch năm. Công ty lỗ 29,6 tỷ đồng, trong khi đó, chỉ tiêu năm là 32 tỷ đồng. Ngoài ra hai công ty chứng khoán là APS và WSS cũng góp mặt trong danh sách này trong đó WSS sau khi lỗ lớn hơn 90 tỷ đồng trong quý 1 đã giảm lỗ xuống còn hơn 15 tỷ đồng còn APS chịu lỗ hơn 18 tỷ đồng.

Giá nhiều cổ phiếu nằm sàn

Tình cảnh kinh doanh thua lỗ đã được phản ánh trong giá cổ phiếu của những doanh nghiệp này, theo đó hầu hết những cổ phiếu này đều có mức giá sụt giảm mạnh hoặc không thì lượng giao dịch cũng ở mức rất thấp. Đầu tiên phải kể đến giá của cổ phiếu YEG, sau sự cố với YouTube, cổ phiếu YEG đã liên tục nằm sàn, vốn hóa bốc hơi hàng ngàn tỷ. Giá giao dịch bình quân là 79.748 đồng/cp, tương ứng Yeah1 chi khoảng 141 tỷ đồng để thực hiện đợt mua này, nguồn vốn lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và thặng dư vốn của phần. Tương tự cổ phiếu VIS đã "đo sàn" 5 phiên liên tiếp. So với mức giá ~26.000 đồng hồi tháng 6, cổ phiếu VIS đã mất 43% giá trị về 14.850 đồng. 

Cá biệt có trường hợp của FTM, kết quả kinh doanh không ảnh hưởng nhiều đến cổ phiếu FTM. Sau thời gian nằm quanh vùng giá 15.000 đồng/cp, cổ phiếu FTM bắt đầu có dấu hiệu phục hồi từ hồi tháng 2 và đạt đỉnh ở mức 25.150 đồng/cổ phiếu hồi cuối tháng 5. Tuy nhiên so với hồi đầu năm giá của cổ phiếu này vẫn sụt giảm. Ngoài ra các cổ phiếu VE9, APS và HKB đều đang đứng ở mức giá rất thấp.

Lộ diện những doanh nghiệp lỗ lớn trong quý 2 - Ảnh 2.

Tú Anh

HNX&HSX

Các tin khác
MSC: Ngày 10/08/2020, hủy niêm yết 22.500.000 cổ phiếu
MSC: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2020
MSC: Báo cáo tài chính quý 2/2020
MSC: Thông báo cổ phiếu MSC nằm trong diện bị hủy niêm yết
MSC: CBTT về việc ký hợp Đồng kiểm toán cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2020
MSC: Nghị quyết và Biên bản Đại hội đồng cổ đông thường niên Năm 2020
MSC: 3.6.2020, ngày GDKHQ tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020
MSC: Tạm ngừng hoạt động Chi nhánh Gia Lai đến tháng 6 năm 2021
MSC: CBTT về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2020
MSC: Báo cáo tài chính quý 1/2020
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.