MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 5, 07/11/2013, 16:36
MLG

 Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh (OTC)

Giá hiện tại: MLG 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Cấn trừ nợ… bằng cổ phiếu
Cấn trừ nợ… bằng cổ phiếu

Việc phát hành thành công cổ phiếu để cấn trừ nợ là thành công rất lớn đối với các DN đang ngập chìm trong nợ vay.

Sau khi làm ăn dẫn đến chìm ngập trong nợ nần, nhiều doanh nghiệp (DN) tìm cách xin giãn nợ, in thêm cổ phiếu, trái phiếu để trang trải hòng thoát khỏi vòng xoáy nợ nần. Có nhiều DN công bố đảo nợ, thoát nợ lên đến cả nghìn tỷ đồng khiến nhiều nhà đầu tư (NĐT) giật mình. Cách duy nhất mà DN thực hiện được trong lúc khó khăn là in thêm cổ phiếu để cấn trừ nợ.

Thị trường chứng khoán đang xôn xao khi nhiều DN có "máu mặt" tuyên bố phát hành hoặc lên kế hoạch phát hành hàng triệu cổ phiếu với mục đích cấn trừ nợ cho các bên liên quan như: Phát triển đô thị Kinh Bắc, Đầu tư và công nghiệp Tân Tạo, Tập đoàn Mai Linh và Xi măng Hà Tiên 1...

Kỹ nghệ cấn trừ nợ

KBC đã thông qua phương án phát hành 100 triệu cổ phiếu để cấn trừ công nợ và bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Theo đó, KBC phát hành số cổ phần này cho khoảng 20 NĐT cá nhân, tổ chức và các chủ nợ của công ty. Mức giá bán cụ thể với từng NĐT có thể thấp hơn giá trị sổ sách của công ty nhưng tối thiểu 10.000 đồng/cổ phiếu và bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm. Sau khi thông tin trên được phát đi, cổ phiếu KBC đã tăng từ khoảng giữa mệnh giá về bằng mức giá phát hành thêm.

Như vậy, trước áp lực nặng nề về nợ vay của KBC lên tới mức 7.172 tỷ đồng vào 6/2013, tăng 228 tỷ so với cuối năm 2012 và chiếm 60% tổng tài sản của Công ty thì Công ty chỉ còn đường phát hành thêm để cấn trừ nợ. Trong đó, nợ ngắn hạn gần 3.367 tỷ đồng, nợ dài hạn gần 700 tỷ đồng với mức lãi suất thật kinh khủng từ 15 - 18%/năm. Mỗi ngày DN này phải trả khoảng 1 tỷ đồng tiền lãi, nhưng kinh doanh thì vẫn thua lỗ và chưa mấy khởi sắc.

ITA là mẫu DN điển hình nhất trên sàn chứng khoán dù làm ăn lời hay lỗ vẫn lên kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng. Vì vậy, Công ty rất có "kinh nghiệm" phát hành thêm để cấn trừ hơn 1.156 tỷ đồng công nợ với số lượng cổ phiếu lên gần 116 triệu cổ phiếu.

ITA cấn trừ nợ cho những DN có liên quan như: Công ty CP Đại học Tân Tạo, Công ty CP Delta miền Nam, Công ty CP Truyền thông Giải trí và Sản xuất Media Ban Mai và Quỹ ITA. Cho nên cuối tháng 6/2013, ITA đã giảm được khoản nợ lớn gần 1.000 tỷ đồng xuống còn 3.062 tỷ đồng so với hồi cuối năm 2012. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của ITA vẫn lẹt đẹt với lợi nhuận chưa tới 2 con số, không xứng với tầm vóc vốn điều lệ 6.190 tỷ đồng của DN này.

Trường hợp của HT1 cũng khá bất thường khi quyết định phát hành 120 triệu cổ phiếu bằng mệnh giá để cấn trừ nợ cho Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem). Đây là cách duy nhất để HT1 thoát khỏi áp lực chi phí tài chính để có thể vực dậy hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các phương án phát hành của HT1 trước thời điểm đó là phát hành thêm từ thặng dư hoặc lợi nhuận lũy kế, chào bán cho cổ đông hiện hữu và đối tác chiến lược, chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu. Qua phân tích, cả 2 phương án đều hoàn toàn không khả thi do vốn chủ sở hữu thấp hơn vốn điều lệ, các khoản thặng dư và lợi nhuận rất thấp. Hơn nữa, giá cổ phiếu của HT1 giao dịch quanh mốc 5.000 đồng/cổ phiếu sẽ không được phê duyệt. Còn nếu phát hành bằng mệnh giá, thì thặng dư không đủ bù đắp khoản chênh lệch giá phát hành này.

Ai mặn mà với giấy ghi nợ?

Vicem là đơn vị đang nắm giữ 67,38%, phải vào cuộc để sắp xếp lại khoản nợ trên, nếu không sẽ nguy hiểm đến tình hình kinh doanh của HT1. Trên thực tế, HT1 gặp khó khăn từ nhiều năm nay khi lợi nhuận sụt giảm, chi phí tài chính tăng mạnh, dư nợ cao ngập đầu lên đến 8.920 tỷ đồng vào năm 2012.

Với phương thức phát hành cổ phiếu cấn trừ nợ chuyển thành vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ tăng từ 1.980 tỷ đồng lên 3.180 tỷ đồng. Vicem sẽ tăng sở hữu tại HT1 và xóa đi khoản nợ 1.200 tỷ đồng. Qua đó, HT1 sẽ bớt gánh nặng lãi vay, còn Vicem cũng không phải trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi.

So với ITA và KBC, HT1 vẫn là "chúa chổm" khi các khoản nợ phải trả tính đến cuối tháng 9 là 11.140 tỷ đồng, trong đó phần lớn là nợ vay với 9.731 tỷ đồng. Còn lợi nhuận chưa phân phối âm 66 tỷ đồng, tiền mặt chỉ còn hơn 300 triệu đồng!

Một DN nổi tiếng về nợ nần là Tập đoàn Mai Linh (MLG) cũng đề xuất phát hành 100 triệu cổ phiếu cho đối tác chiến lược để thanh toán nợ vay ngắn hạn và dùng cho đầu tư phát triển.

Hoạt động kinh doanh của MLG những năm gần đây khá "xập xìu" với năm lãi nhẹ, năm lỗ lớn khiến lợi nhuận chưa phân phối bị âm 122,8 tỷ đồng và con số nợ phải trả tới cuối tháng 6 đã ở mức 2.182 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ chỉ 707 tỷ đồng.

Ngoài vay ngân hàng, khoản vay các đối tượng khác của MLG còn lớn hơn rất nhiều, tổng nợ vay các đối tượng này là 840 tỷ đồng đều với mức lãi suất bình quân từ 14 - 18%/năm.

Việc phát hành thành công cổ phiếu để cấn trừ nợ là thành công rất lớn đối với các DN đang ngập chìm trong nợ vay. Tuy nhiên, rủi ro cho các bên nhận nợ bằng cổ phiếu là khá mạo hiểm khi DN vẫn kinh doanh thua lỗ, tài sản hao hụt dẫn tới phá sản thì họ còn thể mất cả chì lẫn chài. Cho nên, rất nhiều chủ nợ không mặn mà nhận những giấy ghi nợ như trên.

Theo Sơn Long

Các tin khác
Lần đầu tiên sau hơn 10 năm, lợi nhuận Vinasun "hít khói" Mai Linh
Hệ thống Mai Linh hoàn tất "lột xác" thành Tập đoàn Mai Linh mới với vốn điều lệ gần 1.730 tỷ đồng
Mai Linh miền Bắc và miền Trung huỷ niêm yết, sáp nhập Tập đoàn Mai Linh
MLN: CTCP Tập đoàn Mai Linh đã mua 5.853.006 CP
MLN: CTCP Tập đoàn Mai Linh đăng ký mua 5.853.006 CP
CEO Tiki hiến kế cho Vinasun, Mai Linh 'đấu' Uber, Grab
ĐHĐCĐ Mai Linh Miền Bắc: “Nếu đuổi được Uber, Grab ra khỏi Việt Nam thì cổ tức sẽ không chỉ là 5%”
Mai Linh công bố phương án hợp nhất 3 công ty ở 3 miền thành công ty mới có vốn hơn 1.700 tỷ đồng
Không đấu được bằng tiền, cửa nào cho Mai Linh bike “đánh” với Uber, Grab?
Bộ máy cồng kềnh, Mai Linh lên kế hoạch hợp nhất 3 công ty taxi ở 3 miền về một mối
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.