MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 5, 23/05/2013, 14:50
MHB

 Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (OTC)

Giá hiện tại: MHB 0.0 0(0) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Kiểm toán Nhà nước phát hiện nhiều vấn đề tại BIDV và MHB
Kiểm toán Nhà nước phát hiện nhiều vấn đề tại BIDV và MHB

Một số vấn đề được phát hiện như huy động vốn vẫn vượt trần, phân loại nợ chưa phù hợp, nợ quá hạn trên liên ngân hàng cao...

Theo báo cáo kiểm toán năm 2012 trình Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ năm của Kiểm toán Nhà nước (KTNN), trong năm qua, KTNN đã tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính năm 2011 của Ngân hàng Nhà nước và 6 tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Trong 6 tổ chức này có 2 ngân hàng thương mại đó là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB).

Trong quá trình kiểm toán, KTNN đã phát hiện ra khá nhiều vấn đề còn tồn tại và cần xử lý ở hai ngân hàng này.

Về kết quả hoạt động kinh doanh và thực hiện nhiêm vụ được giao, các ngân hàng cơ bản đã hoàn thành chức năng nhiệm vụ, kinh doanh có hiệu quả, có chênh lệch thu lớn hơn chi, đảm bảo chỉ tiêu an toàn nhưng lợi nhuận không cao hoặc giảm. Trong đó, lợi nhuận của BIDV năm 2011 là 4.149,2 tỷ đồng, giảm 10,2% so với năm 2010 (thấp hơn 70 tỷ so với báo cáo của ngân hàng - PV); của MHB là 102 tỷ đồng, giảm 1,21% so với năm trước đó.

Hoạt động quản lý tài sản và huy động vốn của các ngân hàng về cơ bản đã tuân thủ quy định, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại. Chẳng hạn như hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn chưa tuân thủ quy định, trong đó BIDV chưa tuân thủ quy định tại quyết định số 1452/2003/QĐ-NHNN ngày 10/1/2004 của NHNN về kỳ hạn của các giao dịch khi thực hiện một số giao dịch hoán đổi ngoại tệ với cặp USD/VND kỳ hạn 1 ngày. Hay hoạt động huy động vốn vẫn vi phạm về trần lãi suất, trong đó BIDV vượt trần tại 10 chi nhánh tổng cộng 3,2 tỷ đồng hay MHB tổng cộng 59,7 tỷ đồng.

Về hoạt động tín dụng, cơ bản các ngân hàng chấp hành đúng quy định của Nhà nước về hoạt động cho vay, mức tăng trưởng tín dụng. Song ở BIDV và MHB, việc thu thập và hoàn thiện hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế kiểm soát hồ sơ vẫn chưa chặt chẽ.

Trong phân loại nợ, sau kiểm toán, các ngân hàng phân loại nợ chưa phù hợp. Nợ nhóm 1 của BIDV giảm gần 179 tỷ đồng, nợ nhóm 2 giảm 261,6 tỷ đồng trong khi nợ nhóm 3 tăng 257,6 tỷ, nợ nhóm 4 tăng 0,4 tỷ và nợ nhóm 5 tăng 182,6 tỷ đồng. Nợ nhóm 1 của MHB giảm 221 tỷ đồng, nợ nhóm 2 giảm 200 tỷ trong khi nợ nhóm 3,4 và 5 tăng thêm tổng cộng 78 tỷ đồng.

Ngoài ra, tại BIDV còn mua bán nợ chưa đảm bảo theo nguyên tắc thị trường. Ngân hàng này bán nợ theo đúng dư nợ nhóm 1, 2 cho Ngân hàng Đầu tư Campuchia giá trị quy đổi gần 1.169 tỷ đồng, Ngân hàng Liên doanh Việt Nga với hơn 1.275 tỷ đồng và các nghĩa vụ giữa BIDV với đối tác trong việc thu nợ qua chi phí quản lý vốn vay từ năm 2010 – 2011 thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

Trên thị trường liên ngân hàng, tính tới cuối năm 2011, MHB có số tiền gửi tại các TCTD khác lên tới 11.738 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn chưa thu được phải gia hạn là 1.157 tỷ và hơn 4 triệu USD.

N.H

Các tin khác
Vì sao nguyên Chủ tịch ngân hàng MHB bị truy tố?
Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch MHB và 16 đồng phạm
Lãnh đạo MHBS gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng như thế nào?
Lãnh đạo ngân hàng MHB gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng
Khởi tố thành viên HĐQT BIDV về sai phạm tại Chứng khoán MHBS
MHB chính thức bàn giao hệ thống và sáp nhập vào BIDV
BID: Bố cáo sáp nhập MHB
Bàn giao sáp nhập MHB vào BIDV trước ngày 22/5/2015
ĐHCĐ MHB: Sáp nhập với BIDV để hình thành định chế tài chính lớn mạnh
BIDV sáp nhập MHB tỷ lệ 1:1, vì sao?
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.