Đến cuối quý 2/2016, KLS đang có gần 1.900 tỷ đồng tiền và tương đương tiền. Quỹ khen thưởng phúc lợi đã được chia hết.
CTCK Kim Long (mã: KLS) công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2016 với khoản lỗ ròng 154 tỷ đồng. Nguyên nhân chính đến từ khoản chi phí dự phòng tài sản tài chính, xử lý tổn thất các khoản phải thu khó đòi… lên tới gần 190 tỷ đồng.
Trong khi đó, doanh thu hoạt động của Kim Long khá ổn định so với cùng kỳ năm trước, đạt 64,5 tỷ đồng, phần lớn đến từ cổ tức, tiền lãi.
Đến cuối quý 2/2016, KLS đang có gần 1.900 tỷ đồng tiền và tương đương tiền. Quỹ khen thưởng phúc lợi đã được chia hết.
Với lượng tiền mặt này, mỗi cổ phần của KLS cũng được chia tối thiểu 10.400 đồng tiền mặt. Công ty hiện có 182,25 triệu cổ phiếu đang lưu hành.
Với vốn chủ sở hữu của KLS đạt 2.118 tỷ đồng, tương ứng giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu đạt khoảng 11.600 đồng, nhỉnh hơn một chút so với giá giao dịch trên sàn, hiện xoay quanh ngưỡng 11.000 đồng/cp
Theo công bố, khoản đầu tư khiến KLS lỗ nhất chính là PVD, đứng thứ 2 là PVS. Còn trong danh mục cổ phiếu chưa niêm yết, Kim Long bị lỗ nhất với khoản đầu tư vào CTCP United Moto Việt Nam. Chỉ bán cổ phiếu này với giá 3.500 đồng/cp, KLS chịu lỗ gần 140 tỷ đồng.
Hiện danh mục đầu tư của KLS cũng đã được bán gần hết, chỉ còn 9,5 triệu cổ phiếu PVF - nay là Ngân hàng PVCombank.Khoản đầu tư này có giá trị sổ sách 51 tỷ đồng và hiện KLS không trích lập dự phòng.
Toàn bộ 202,5 triệu cổ phiếu KLS sẽ chính thức bị hủy niêm yết từ ngày 21/7/2016 tới đây.
Mai Linh
KLS