MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 2, 31/10/2022, 09:55
POM

 Công ty Cổ phần Thép Pomina (HOSE)

Giá hiện tại: POM 4.76 +0.03(+0.63%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Halloween của cổ đông thép: cổ phiếu Hoa Sen (HSG), Hoà Phát (HPG)… bị bán tháo sau khi doanh nghiệp đồng loạt báo lỗ lỷ lục
Halloween của cổ đông thép: cổ phiếu Hoa Sen (HSG), Hoà Phát (HPG)… bị bán tháo sau khi doanh nghiệp đồng loạt báo lỗ lỷ lục

Giảm sàn ngay từ đầu phiên với lực bán lên đến 66 triệu đơn vị (khối ngoại bán ròng hơn 20 triệu cổ phiếu), HPG của Hoà Phát giảm về mức 15.650 đồng/cp.

Phiên hôm nay 31/10/2022, nhóm cổ phiếu thép bị bán tháo đồng loạt. Giảm sàn ngay từ đầu phiên với lực bán lên đến 66 triệu đơn vị (khối ngoại bán ròng hơn 20 triệu cổ phiếu), HPG của Hoà Phát giảm về mức 15.650 đồng/cp.

Cũng sớm nằm sàn, HSG của Hoa Sen chốt phiên với giá 11.400 đồng/cp – giảm hơn 70% thị giá từ mức đỉnh đầu năm. Thanh khoản cũng lớn với hơn 21 triệu cổ phiếu.

Giảm sàn còn có NKG của Nam Kim, SMC của Đầu tư SMC. Pomina (POM) cũng áp sàn với mức giảm 4,55%, cổ phiếu theo đó dần về mức “trà đá” với 4.000 đồng/cp.

Như vậy, sau hơn một năm thăng hoa, các doanh nghiệp sản xuất thép đang bước vào chu kì kinh doanh giảm tốc vì giá thép đi xuống. Hiện, áp lực ngành không chỉ do nhu cầu suy yếu trên toàn cầu, Trung Quốc thực hiện chính sách Zero Covid mà giá thép giảm còn là hệ quả quá trình kiểm soát bất động sản kéo.

Halloween của cổ đông thép: cổ phiếuHoa Sen (HSG), Hoà Phát (HPG)… bị bán tháo sau khi doanh nghiệp đồng loạt báo lỗ lỷ lục - Ảnh 1.

Điểm qua một số DN lớn trong ngành, mặc dù đã được Chủ tịch Trần Đình Long dự trù và thẳng thắn chia sẻ với cổ đông từ đầu năm, Hoà Phát (HPG) vẫn gây "sốc" khi bất ngờ lỗ lịch sử 1.786 tỷ đồng trong quý 3/2022, giảm 117% so với cùng kỳ năm trước.

HPG cho biết, kết quả kinh doanh ảm đạm này là do nhu cầu thép suy yếu ở cả trong nước và thế giới, giá nguyên vật liệu trong đó đặc biệt là giá than cao gấp ba lần so với thời điểm bình thường, tín dụng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh.

HPG hiện là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường về thép xây dựng và thép thô. Công ty cũng đã cung ứng ra thị trường thép cuộn cán nóng (HRC), khép kín chuỗi sản xuất. Hiện, HPG chiếm thị phần lần lượt là 36% đối với thép xây dựng và 29% đối với ống thép.

Xếp thứ hai về mức độ thua lỗ trong quý là Hoa Sen (HSG) với mức lỗ ròng 887 tỷ đồng – đây cũng là quý đầu tiên HSG báo lỗ. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, HSG đạt hơn 50.000 tỷ đồng doanh thu, tăng nhẹ so với năm trước nhưng lợi nhuận ròng chỉ còn 251 tỷ đồng - giảm 94%.

Khác với HPG, HSG được biết đến là tay chơi đầu tư nguyên vật liệu trong ngành. Chiến lược này từng khiến Công ty lao đao những năm 2017-2019 và lãi đậm sang giai đoạn 2020-2021 khi giá thép thế giới đạt đỉnh.

Đầu năm nay, HSG tiên bố chỉ làm thương mại, những tài sản liên quan đến sản xuất sẽ được bán để thu hồi tiền. Định hướng 5-10 năm tới, khi nói đến HSG người ta sẽ nhắc đến hệ thống phân phối vật liệu xây dựng Hoa Sen Home.

Nằm trong Top3 còn kể đến “anh cả” một thời Pomina (POM) : doanh thu chỉ giảm nhẹ song giá vốn tăng cao khiến Công ty lỗ gộp 578 tỷ đồng. Khấu trừ các chi phí, POM lỗ ròng kỷ lục gần 716 tỷ đồng trong quý 3.

Mới đây, POM còn gây chú ý khi thông báo dừng hoạt động sản xuất lò cao (BF) từ ngày 23/9/2022 và đồng thời phải chấm dứt hợp đồng lao động với một số cán bộ công nhân viên của Công ty.

Theo POM, lý do không thể duy trì được lò cao là do cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đẩy giá dầu cùng các loại hàng hoá leo thang. Trong khi đó, giá trị các sản phẩm từ thép, phôi thép giảm liên tiếp...

Trong khi trước đó, năm 2019 đầu tư lò cao được POM tuyên bố là bước đi táo bạo để thúc đẩy tăng trưởng và lấy vị thế trở lại. Theo dự phóng, khi lò cao đi vào vận hành công suất 100% sẽ mang về lợi nhuận cao cho giai đoạn 2022-2023. Dù vậy, một lần nữa kỳ vọng của POM không thành.

Cùng cảnh ngộ, Thép Nam Kim (NKG) cũng khép lại quý 3/2022 với doanh thu giảm đến 41% so với cùng kỳ xuống còn 4.424 tỷ đồng. Trừ chi phí, NKG lỗ ròng 419 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 607 tỷ đồng. Đây là khoản lỗ lớn nhất doanh nghiệp thép này từng ghi nhận trong một quý kể từ khi hoạt động.

Dự trù được khó khăn sau khi đạt đỉnh vào năm 2021, NKG cũng lên kế hoạch với lợi nhuận giảm. Theo định hướng, NKG bên cạnh thị trường trong nước đang tập trung đẩy mạnh thị trường xuất khẩu.

Halloween của cổ đông thép: cổ phiếuHoa Sen (HSG), Hoà Phát (HPG)… bị bán tháo sau khi doanh nghiệp đồng loạt báo lỗ lỷ lục - Ảnh 2.

Tri Túc

Nhịp sống thị trường

Các tin khác
POM: Giải trình chênh lệch KQKD quý 3/2022 so với cùng kỳ năm trước
Doanh nghiệp đua nhau báo lỗ kỷ lục trong quý 3, lợi nhuận toàn ngành thép ước giảm gần 19.000 tỷ so với đỉnh
Thêm một doanh nghiệp thép lỗ kỷ lục trong quý 3, con số chỉ kém 2 “ông lớn” Hòa Phát và Hoa Sen Group
Big 6 ngành thép lỗ tổng cộng 4.500 tỷ, lời cảnh cáo “thê thảm” của ông Trần Đình Long đã thực sự ứng nghiệm
Doanh nghiệp thép đua nhau báo lỗ, hàng nghìn tỷ đồng 'đắp chiếu' trong kho
Thép Pomina phản pháo: Dừng lò cao để tập trung thế mạnh là lò điện
Cuộc soán ngôi của Hòa Phát với 'cựu vương' thép xây dựng Pomina: Sự khác biệt từ lựa chọn 'đúng người, đúng thời điểm'
Nghịch lý ngành thép: Lợi nhuận bi thảm, một DN lớn dừng lò cao và cho công nhân nghỉ việc, cổ phiếu lại bất ngờ 'suýt' trần
Sau khi lỗ kỷ lục, một công ty thép top đầu phải dừng lò cao, cho công nhân nghỉ việc vì kinh doanh khó khăn
POM: Nhắc nhở chậm CBTT Nghị quyết HĐQT
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.