MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 3, 05/05/2020, 09:10
DHT

 Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây (HNX)

Giá hiện tại: DHT 49.9 -0.1(-0.2%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
KQKD ngành dược, vật tư y tế quý 1: Không có lãi đột biến
KQKD ngành dược, vật tư y tế quý 1: Không có lãi đột biến

Nhiều doanh nghiệp ngành dược, vật tư y tế báo lãi tăng trưởng so với cùng kỳ.

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp đều đã công bố kết quả kinh doanh quý 1 – quý có nhiều biến động do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19. Dịch bệnh lan rộng, giãn cách xã hội... đã ảnh hưởng đến hầu hết các ngành nghề kinh doanh.

Trên thực tế, tâm lý mọi người đều nghĩ ngành dược là ngành mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong lúc dịch bệnh. Tuy nhiên kết quả kinh doanh quý 1 vừa qua của các doanh nghiệp ngành dược, vật tư y tế lại không phản ánh rõ được điều đó, dù có khá nhiều doanh nghiệp ngành dược vẫn báo lãi tăng trưởng so với cùng kỳ.

Kết quả kinh doanh quý 1/2019

Dược Hậu Giang (DHG) đạt 859 tỷ đồng doanh thu quý 1, tăng 12% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế tăng gần 31% lên mức 177 tỷ đồng. Trong số đó, doanh thu tài chính trong quý cũng tăng 41% lên 36,6 tỷ đồng.

Dược Hậu Giang cho biết doanh thu và lợi nhuận quý 1 tăng cao chủ yếu do công ty đã tập trung bán các sản phẩm chiến lược và chủ lực của công ty, triển khai tốt dự án tăng năng suất và hiệu quả sản xuất giúp tiết kiệm chi phí, nhu cầu tiêu thụ thuốc tăng cao trong tình hình dịch bệnh Covid 19 đặc biệt là các sản phẩm tăng sức đề kháng.

Tuy vậy, nếu so với quý 4/2019 ngay trước đó, lợi nhuận quý 1/2020 của Dược Hậu Giang giảm khoảng 13%. Và có xu hướng đi ngang so với lợi nhuận đạt được trong quý 2 và quý 3 năm 2019.

KQKD ngành dược, vật tư y tế quý 1: Không có lãi đột biến - Ảnh 1.


Thậm chí 2 doanh nghiệp lớn thuộc ngành dược khác là Tổng công ty Dược Việt Nam (DVN), và Traphaco (TRA) còn có lợi nhuận giảm sút trong quý 1 với mức giảm 54% đối với DVN và 9% đối với Traphaco. Cả Dược phẩm Agimexpharm (AGP), Dược Bến Tre (DBT) đều báo cáo lợi nhuận giảm sút so với cùng kỳ.

KQKD ngành dược, vật tư y tế quý 1: Không có lãi đột biến - Ảnh 2.

Tuy vậy không thể phủ nhận, vẫn có nhiều doanh nghiệp ngành dược có lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ như Dược phẩm OPC báo lãi quý 1 hơn 32,4 tỷ đồng, tăng trưởng 23% so với quý 1 năm ngoái. Còn Dược Hà Tây (DHT) báo lãi sau thuế 32,2 tỷ đồng, tăng trưởng 30% so với cùng kỳ.

KQKD ngành dược, vật tư y tế quý 1: Không có lãi đột biến - Ảnh 3.

Dược phẩm Cửu Long (DCL) có lẽ lại là doanh nghiệp ngành dược có mức tăng trưởng lợi nhuận lớn nhất quý 1 vừa qua khi báo lãi 7,7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 2,6 tỷ đồng. Tuy vậy nếu so với quý 4/2019 số lãi quý 1 vừa qua chỉ chưa bằng 1/10. Quý 4/2019 Dược phẩm Cửu Long lãi sau thuế 86,7 tỷ đồng – song có đến 76,1 tỷ đồng là lãi thoái vốn.

Các doanh nghiệp liên quan vật tư y tế

Các doanh nghiệp thuộc ngành vật tư y tế đang được quan tâm hơn cả các doanh nghiệp dược đơn thuần. Việc sản xuất, cung cấp các trang thiết bị y tế, các dụng cụ bảo hộ trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn ra mang lại khoản doanh thu không hề nhỏ cho doanh nghiệp.

Trước đó CTCP SXKD Dược và Trang thiết bị y tế Việt Mỹ (AMV) báo cáo đạt gần 105 tỷ đồng doanh thu, tăng 13,7% so với quý 1 năm ngoái. Trong khi đó chi phí giá vốn ngược lại giảm 20,7% nên lợi nhuận gộp thu về gần gấp đôi cùng kỳ, đạt 55 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp đạt 52,4%. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 52 tỷ đồng, tăng trưởng 86% so với cùng kỳ năm ngoái.

KQKD ngành dược, vật tư y tế quý 1: Không có lãi đột biến - Ảnh 4.

Trước đó, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2020, Y tế Việt Mỹ dự kiến đẩy mạnh triển khai bán hàng, liên kết thiết bị y tế và đầu tư trung tâm xét nghiệp. AMV cũng đã xây dựng kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tổng doanh thu 750 tỷ đồng, tăng 45% so với doanh thu đạt được năm 2019 và lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 245 tỷ đồng, tăng trưởng 10%. Như vậy kết thúc quý 1 AMV đã hoàn thành trên 21% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.

Trong khi CTCP Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định (DBD) cũng báo lãi sau thuế 41 tỷ đồng – tăng trưởng 19% so với cùng kỳ.

Dè dặt trong kế hoạch kinh doanh năm 2020

Kế hoạch kinh doanh năm 2020 của các doanh nghiệp trong ngành cũng tăng trưởng so với năm trước đó, tuy vậy các doanh nghiệp cũng đều dè dặt với mức tăng trưởng không phải đột biến.

Traphaco (TRA) đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu năm 2020 đạt 17%, và lãi tăng 5% lên 180 tỷ đồng. Công ty sẽ tập trung đầu tư sản xuất các sản phẩm tân dược trong giai đoạn 2020-2025. Năm 2020, Công ty tiếp nhận chuyển giao công nghệ đối với 10-15 sản phẩm mới từ đối tác Daewoong, đồng thời tiếp tục tìm kiếm, mở rộng các đối tác chiến lược để nhận chuyển giao, đa dạng hóa sản phẩm, phục vụ chiến lược phát triển sản phẩm tân dược.

AMV cho biết sẽ đẩy mạnh triển khai các dự án bán hàng, liên kết thiết bị y tế và đầu tư trung tâm xét nghiệm. Mục tiêu cụ thể là tổng doanh thu 750 tỷ đồng, tăng 45% so với doanh thu đạt được năm 2019 và lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 245 tỷ đồng, tăng trưởng 10%.

Còn Dược Hậu Giang (DHG) tỏ ra thận trọng khi đặt kế hoạch lãi 720 tỷ đồng gần như đi ngang trong năm 2020.

KQKD ngành dược, vật tư y tế quý 1: Không có lãi đột biến - Ảnh 5.

Thạch Lâm

Theo Nhịp sống kinh tế

Các tin khác
Điểm danh những doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền, bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng tuần 20- 24/4
DHT: Thông báo ký hợp đồng công ty kiểm toán năm 2020
DHT: 24.4.2020, ngày GDKHQ trả cổ tức bằng tiền mặt (1.000 đ/cp)
Quý 1/2020, công ty mẹ Dược Hà Tây lãi 30 tỷ đồng tăng 20% so với cùng kỳ
Lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền của 9 doanh nghiệp
Các doanh nghiệp dược Việt Nam đặt kế hoạch kinh doanh ra sao trước tác động của Covid-19?
DHT: Nghị quyết HĐQT thông qua việc chi trả tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2020
DHT: Ngày đăng ký cuối cùng để trả cổ tức năm 2019 và tạm ứng cổ tức năm 2020
DHT: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020
DHT: Thông báo v/v tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.