MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 2, 11/03/2019, 00:03
ACB

 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (HOSE)

Giá hiện tại: ACB 21.55 -0.05(-0.23%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
ACB thu về hơn 1.600 tỷ đồng từ thu hồi khoản nợ của nhóm G6 liên quan bầu Kiên trong năm 2018
ACB thu về hơn 1.600 tỷ đồng từ thu hồi khoản nợ của nhóm G6 liên quan bầu Kiên trong năm 2018

Đây là một trong những đóng góp lớn cho kết quả tăng trưởng lợi nhuận đột biến của ACB trong năm vừa qua.

Như chúng tôi đã thông tin, lợi nhuận trước thuế năm 2018 của ACB đạt 6.389 tỷ đồng, tăng gần 2,5 lần so với năm trước, theo đó ACB là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng lãi cao nhất trong năm qua. Động lực của sự tăng trưởng ấn tượng này ngoài các hoạt động kinh doanh chính, còn đến từ việc lãi từ hoạt động khác tăng vọt 2 lần và chi phí dự phòng rủi ro giảm đột ngột 63,7% so với năm 2017. Nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh sự thay đổi đột biến này.

BCTC năm 2018 của ACB sau kiểm toán mới đây đã cho thấy lý do cụ thể hơn, đáng chú ý đều có liên quan tới tình hình thu hồi nợ xấu đã xử lý của nhóm 6 công ty (G6) liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên).

Cụ thể, trong năm 2018, lãi thuần từ hoạt động khác của ACB đạt 1.815 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2017. Trong đó, thu hồi nợ xấu đã sử dụng dự phòng xử lý đạt 1.765 tỷ đồng. Theo giải thích của ACB, khoản thu này bao gồm 1.129 tỷ đồng từ việc thu hồi nợ xấu của nhóm G6 sau khi đã sử dụng dự phòng xử lý rủi ro. Ngoài ra, năm 2018, ngân hàng cũng được hoàn nhập chi phí dự phòng lên tới 481 tỷ đồng cho các khoản phải thu từ nhóm G6.

Như vậy, ACB đã thu về được hơn 1.600 tỷ từ thu hồi khoản nợ của nhóm G6 trong năm vừa qua, đóng góp một phần không nhỏ cho kết quả lợi nhuận trước thuế 6.388 tỷ đồng.

Ngoài ra, cuối năm 2018, các khoản phải thu từ khách hàng tại ACB cũng giảm khá mạnh, chỉ còn gần 3.545 tỷ đồng, giảm 710 tỷ đồng so với cuối năm 2017. Trong đó, kiểm toán xác định bao gồm trong khoản phải thu từ khách hàng tại ngày 31/12/2018 là khoản phải thu từ 2 công ty trong nhóm G6 với số tiền là 135 tỷ đồng, đã trích lập dự phòng toàn bộ 135 tỷ. Trước đó, cuối năm 2017, khoản thu từ nhóm công ty G6 còn 616 tỷ đồng (dự phòng 616 tỷ).

Từ năm 2012, sau khi bầu Kiên bị bắt về hành vi "kinh doanh trái phép" và để lại hàng nghìn tỷ khoản phải thu tại ACB, nhà băng này đã phải bỏ ra nhiều chi phí để trích lập dự phòng. Đến 2 năm trở lại đây, ACB mới được hái được "quả ngọt" từ các khoản dự phòng này.

Cùng với đó, nợ xấu nội bảng tại nhà băng cũng được kiểm soát chỉ ở mức 0,73% cuối năm 2018, thuộc những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hệ thống. Nợ nhóm 5 tăng 47% so với cuối năm 2017 lên gần 1.100 tỷ đồng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với tổng dư nợ của ACB.

Ngọc Bích

Theo Trí Thức Trẻ

Các tin khác
ACB: Thông báo thời gian và địa điểm tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2019
ACB: Thông báo về ngày ĐKCC để tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2019
Chị gái ông Trần Hùng Huy muốn thoái sạch vốn khỏi ACB
Không phải Vietcombank hay Techcombank, đây mới là ngân hàng có lãi cao nhất từ hoạt động dịch vụ
ACB: Chị gái ông Trần Hùng Huy - Ủy viên HĐQT đăng ký bán 2.000.000 CP
ACB: Chị ông Trần Hùng Huy - Ủy viên HĐQT đã bán 12.711.293 CP
ACB: Em ông Trần Hùng Huy - Ủy viên HĐQT đã bán 16.007.648 CP
ACB: Cha ông Trần Hùng Huy - Ủy viên HĐQT đã bán 22.992.941 CP
Sacombank, Vietcombank, ACB sẽ mạnh tay cho vay sản xuất lúa gạo
Ngân hàng nào đang mở rộng mạng lưới mạnh nhất?
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.