MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

VN-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

HNX-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

THÔNG TIN CÔNG TY

Thứ 4, 01/02/2023, 12:38
VNZ

 Công ty cổ phần VNG (UpCOM)

Giá hiện tại: VNZ 865.0 -14.0(-1.59%) Biểu đồ GTGD và KLGD trong 1 tháng Thông tin tài chính Hồ sơ công ty GDCĐ lớn & CĐ nội bộ Facebook message
Ngược dòng tăng 40% ngày thị trường giảm sâu, kỳ lân VNG lỗ kỷ lục 1.315 tỷ đồng năm 2022
Ngược dòng tăng 40% ngày thị trường giảm sâu, kỳ lân VNG lỗ kỷ lục 1.315 tỷ đồng năm 2022

Năm 2022, VNG lỗ trước thuế 943 tỷ đồng, lỗ sau thuế 1.315 tỷ đồng, lỗ sau thuế cổ đông công ty mẹ 858 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên cả 3 chỉ tiêu này đều ở mức âm trong lịch sử hoạt động của VNG.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022 mới công bố, doanh thu thuần của CTCP VNG (mã: VNZ) tăng nhẹ 6% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 2.037 tỷ. Lợi nhuận gộp đạt 917 tỷ đồng, tăng 19%. Tuy nhiên, các chi phí đều âm mạnh khiến cho VNG lỗ đậm quý IV.

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính giảm gần một nửa xuống còn 28 tỷ. Chi phí tài chính giảm mạnh từ mức âm 8 tỷ đồng trong quý 4/2021 xuống âm 50 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của VNG đều tăng mức âm so với cùng kỳ năm trước.

Thêm vào đó do chịu khoản lỗ 40 tỷ đồng từ công ty liên kết và lỗ khác 154 tỷ đồng, trừ đi chi phí về thuế, VNG báo lỗ sau thuế quý IV 547 tỷ đồng, lỗ gấp đôi cùng kỳ. Đây là quý thua lỗ thứ 5 liên tiếp của VNG.

Luỹ kế cả năm, VNG lỗ sau thuế kỷ lục 1.315 tỷ đồng trong khi năm 2021 lỗ 71 tỷ đồng; lỗ ròng 858 tỷ đồng. Doanh thu đạt 7.801 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Ngược dòng tăng 40% ngày thị trường giảm sâu, kỳ lân VNG lỗ kỷ lục 1.315 tỷ đồng năm 2022 - Ảnh 1.

Trước đó, VNG đặt mục tiêu năm 2022 đạt doanh thu 10.178 tỷ đồng và lỗ sau thuế 993 tỷ đồng. Như vậy, năm 2022, "kỳ lân" này đạt 77% kế hoạch doanh thu và lỗ sau thuế vượt ngoài con số dự kiến.

Lỗ lớn khi đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết

Năm 2022, VNG rót thêm hơn 1.000 tỷ vào các startup, nhưng trong danh mục, chỉ có khoản đầu tư vào Dayone là ghi nhận lãi trong năm. Tính đến 31/12/2022, lỗ lũy kế từ việc đầu tư của VNG đã lên tới 643 tỷ đồng.

Ngược dòng tăng 40% ngày thị trường giảm sâu, kỳ lân VNG lỗ kỷ lục 1.315 tỷ đồng năm 2022 - Ảnh 2.

Khoản đầu tư vào Tiki đã bị "ăn mòn" toàn bộ, bởi khoản lỗ lũy kế VNG phải gánh từ Tiki đã bằng đúng với số tiền đầu tư (510 tỷ đồng).

Ba khoản lỗ lớn tiếp theo nằm tại Telio (lỗ 58 tỷ đồng), Funding Asia (lỗ 44 tỷ đồng), và Ecotruck (lỗ 24 tỷ đồng).

Song khoản lỗ lớn nhất phải kể đến lỗ của cổ đông không kiểm soát khi âm đến 457 tỷ đồng. Không loại trừ khả năng phần lỗ này đến từ khoản đầu tư vào CTCP Zion - đơn vị sở hữu ví điện tử Zalo Pay.

Theo BCTC riêng, tính tới cuối quý IV/2022, VNG ghi nhận đầu tư vào Zion hơn 2.963 tỷ đồng, tăng 1.082 tỷ đồng so với đầu năm. VNG đang nắm giữ 69,98% cổ phần của Zion.

Vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm đạt gần 5.200 tỷ đồng, giảm 1.004 tỷ đồng so với đầu năm.Quy mô tổng tài sản của VNG ở cuối năm giảm nhẹ còn 9.092 tỷ đồng.

Trong đó, tài sản dài hạn tăng gấp 2,2 lần lên 4.313 tỷ đồng, chủ yếu do tăng gần 910 tỷ chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại dự án VNG Data Center -trung tâm dữ liệu mới với quy mô tủ rack lớn nhất Việt Nam vừa được VNG khai trương giữa tháng 12/2022.

Ngay trước khi công bố BCTC quý 4, chiều 1/2/2023, cổ phiếu VNZ cũng lần đầu tiên khớp lệnh kể từ khi lên sàn Upcom. Chỉ với đúng 100 cổ phiếu được giao dịch, VNZ đã tăng kịch biên độ 40% lên 336.000 đồng, tương ứng vốn hóa thị trường đạt 12.000 tỷ đồng.

Mức giá này vẫn thấp hơn đáng kể so với mức giá 1,7-1,9 triệu đồng/cp cách đây vài năm được thực hiện bởi Temasek hay Mirae Asset.

Nhuận Hoa

Nhịp sống thị trường

Các tin khác
Chỉ với chưa đến 34 triệu đồng, vốn hóa VNG tăng thêm 3.400 tỷ, một loạt kỷ lục bị xô đổ
Tân Chủ tịch VNG Võ Sỹ Nhân: Nắm vai trò chủ chốt ở hàng loạt quỹ đầu tư và công ty BĐS, phát triển dự án hàng chục nghìn tỷ
VNZ: Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc chào bán cổ phiếu quỹ
VNZ: Bổ nhiệm ông Võ Sỹ Nhân giữ chức Chủ tịch HĐQT từ 01/01/2023
Chi tiết kế hoạch tiêu nghìn tỷ của VNG: Hơn 400 tỷ đồng cho bản quyền game PUBG Mobile, 139 tỷ đồng cho Võ Lâm Truyền Kỳ Mobile, 78 tỷ đồng thuê các KOLs
Ông Lê Hồng Minh không còn là Chủ tịch HĐQT VNG
Cổ đông không 'mặn mà' với Upcom, VNG có thể vượt qua giới hạn room ngoại để niêm yết sàn Mỹ bằng một mô hình đặc biệt theo cách của Alibaba?
“Đắt hàng” nhưng không có người bán, cổ phiếu 'kỳ lân công nghệ' bỏ lỡ cơ hội lập nhiều kỷ lục ngày chào sàn
Đường vào VNG của các nhà đầu tư ngoại
VNZ: Bản công bố thông tin của CTCP VNG
(*) Lưu ý: Dữ liệu được tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy, có giá trị tham khảo với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi không chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro nào do sử dụng các dữ liệu này.